Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật XXIV Thường Niên B: “THÁNH Ý THIÊN CHÚA” (Thiên Giang – Vĩnh Phước)

 
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN – NĂM B
Mc 8, 27 – 35
 
“THÁNH Ý THIÊN CHÚA”
 
(Thiên Giang – Vĩnh Phước)
 

Đoạn Tin mừng Chúa Nhật 24 năm B trích từ Mc 8, 27 – 35 được coi là bản lề vì ở vị trí trung tâm của hai phần đầu của tin mừng Máccô.

Phần 1: Mc 1,14 – 8,26:Chúa Giêsu đã mặc khải bản tính Con Thiên Chúa của Ngài qua lời giảng dạy và các phép lạ, nhưng các môn đệ và dân chúng vẫn không hiểu. Nhưng nay chính Chúa Thánh Thần qua lời tuyên tín của Thánh Phêrô đã giúp các môn đệ hiểu Thầy Giêsu là ai? – Là Đấng Mêsia.
Phần 2: Mc 8, 27 – 16,8:Đức Giêsu bước vào giai đoạn công khai loan báo sứ mạng cứu thế và cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài.
Riêng bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta về con đường người môn đệ phải đi sao cho đúng ý Thiên Chúa.
Trên đường đi tới Xê-da-rê Phi-líp-phê, một vùng đất ngoại giáo phía bắc Galilê. “Dọc đường Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Có thực sự Chúa Giêsu không biết dư luận quần chúng đang nói gì về mình chăng?Khi đã bao lần Ngài đã biết người ta nghĩ gì về việc Ngài làm, Ngài biết tư tưởng của người ta cho dù người ta chưa nói ra.
Ngài có thực sự cần biết dư luận nói gì về mình chăng hay Ngài muốn gợi mở cho các môn đệ có dịp nói lên nhận định của mình? Phải chăng Ngài biết các ông chưa thực sự hiểu đúng về Ngài và sứ mạng thiên sai của Ngài. “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (c.29) Phải chăng Ngài muốn chính các ông tuyên tín về người Thầy mà các ông đang bước theo làm môn đệ? Trong ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, tông đồ Phêrô đã thay các ông nói lên lời tuyên tín đó “Thầy là Đấng Kitô”.
Nhưng vừa khi các ông khám phá ra Thầy mình là ai, thì liền đó Chúa Giêsu lại cho các ông một nhận thức mớivề Thầy của các ông là: Đấng Kitô, Đấng được xức dầu nhưng không phải như hình ảnh mà bao người Do Thái đang chờ đợi:một vị cứu tinh đến giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại xâm,nhưng là một Đức Kitô cứu độ toàn thể nhân loại qua con đường khổ giá: “Con Người phải bị đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế, cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại ”.
Đức Giêsu là Con Người,là Đấng mang lấy thân phận khổ đau của con người, là Đấng mang lấy tội nhân loại trên vai và đưa lên thập giá, hiến dâng mạng sống làm giá chuộc trần gian.
Chúa Giêsu đã tỏ cho các môn đệ biết sứ mạng của Đấng Thiên sai đích thực – chịu khổ đau – chết – và sống lại. Tin mừng ghi lại “Người nói rõ điều đó, không úp mở”, khẳng định cho các ông biết con đường của Thầy là thế đó. Không phải con đường trải thảm, nhưng là con đường của đau khổ và thập giá. Con đường đó phải qua đau khổ mới bước vào Phục sinh. “Người nói rõ điều đó, không úp mở” để các ông xác định rõ động cơ khi theo Thầy, đừng ảo tưởng về vinh hoa trần gian. Có thể hiện giờ các ông chưa hiểu về sứ mạng “Đấng Kitô” của Thầy nên Phêrô mời mau mắn thay anh em “liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người”. Phêrô thương Thầy, yêu Thầy nhưng không hiểu sứ mạng cứu thế của Thầy, ông đã hành xử theo “tư tưởng của loài người chứ không phải của Thiên Chúa”. Tin mừng ghi lại “nhưng khi Đức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: “Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người. ” (c.33) Tại sao khi quay lại nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô? Phải chăng Đức Giêsucũng đọc thấy tư tưởng của Phêrô nơi các môn đệ khác, và Người nói với Phêrô cũng là nói với các ông “Satan! lui lại đàng sau Thầy!” đừng cản đường Thầy, Thầy đến để làm tròn thánh ý Cha và chỉ có Satan mới cản trở con đường cứu chuộc của Ngài.
Dù là môn đệ thân tín, các ông phải từng bước đi trong đức tin để học biết về Thầy, về thánh ý Thiên Chúa, hãy “lui lại đằng sau Thầy”, để khiêm tốn theo bước Thầy đi, cùng Thầy vâng theo thánh ý Chúa Cha trong mọi sự. Các ông cũng chỉ thực sự hiểu về Thầy sau khi Thầy sống lại.
“Rồi Đức Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (c. 34) Một lời mời gọi quyết liệt cho tất cả những ai muốn theo Chúa. Từ bỏ mình thật không dễ, người ta có thể dễ dàng từ bỏ những vật sở hữu bên ngoài mình, nhưng với bản thân, với “cái tôi” của mình thật chẳng dễ chút nào, bởi bảo tồn và phát triển là bản năng của con người. Một đòi hỏi cam go nữa cho người môn đệ Chúa Giêsu “vác thập giá mình mà theo”. Chúa mời gọi người môn đệ đảm nhận chính cuộc đời mình mà theo Chúa, không so đo tính toán thiệt hơn, chấp nhận hy sinh bản thân vì Chuá và vì Tin mừng. Như Tổ phụ Ápraham, như Đức Maria, nhiều lúc đòi hỏi đó khiến chúng ta đi trong đêm tối của đức tin, giữa những chông chênh của cuộc đời, và chẳng có gì bảo đảm cho tương lai, cũng chẳng có ai hiểu hay giúp đỡ chúng ta, ngoài sự tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, từng bước học biết thánh ý Người. Cũng có khi đòi hỏi đó khiến chúng ta phải chịu thua thiệt, mất mát, thất bại hay mang tiếng dại khờ trước mặt người đời để có thể chọn lối sống của người môn đệ Đức Giêsu, tìm sống thánh ý Chúa.“Còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”. Như các thánh tử đạo đã hy sinh cả mạng sống vì tình yêu Chúavì sự sống hạnh phúc Nước Trời.
Lời Đức Giêsu nói với các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay mãi mãi là lời mời gọi quyết liệt cho những ai muốn theo Người, muốn mang danh Kitô hữu, và để Đức Kitô bước vào cuộc đời mình. Lời mời gọi này đã và đang nhắc lại cho tôi mỗi ngày, là người tu sĩ, đan sĩ, tự nguyện bước theo Đức Kitô, tôi tự hỏi mình đã đáp lại mời mời gọi này thế nào? Và lời đáp trả vẫn luôn dành cho tôi, cũng như cho tất cả những người đã, đang và sẽ bước theo Đức Giêsu.
 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...