Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật XXV Thường Niên, năm C: “BIẾT NHÌN XA” (Ân Tâm – Phước Vĩnh)

 

Tin mừng: Lc 16,1-13

 

Năm 2014, Đô đốc William H. McRaven, người là cựu sinh viên Đại học Texas (UT), đã trở lại trường và trao cho các sinh viên sắp tốt nghiệp 10 bài học về cuộc sống giá trị mà ông đúc rút được sau thời gian tham gia huấn luyện tại lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ.  Đây là bài học đầu tiên:                        

Mỗi buổi sáng trong hoạt động huấn luyện SEAL cơ bản, các thầy của tôi, những người đều là cựu binh thời chiến tranh Việt Nam, sẽ xuất hiện trong phòng của tôi ở doanh trại và điều đầu tiên họ làm là kiểm tra giường ngủ.

Nếu bạn dọn giường chuẩn xác thì các góc phải vuông vắn, ga giường phải phẳng phiu, gối được đặt ở vị trí trung tâm, giữa tấm ván đầu giường và chăn phải được gấp gọn gàng, đặt ở chân giường.

Đó là một nhiệm vụ đơn giản, bình thường. Nhưng mỗi buổi sáng, chúng đều được yêu cầu phải dọn giường sao cho đạt tiêu chuẩn hoàn hảo. Lúc ấy chuyện có vẻ kỳ cục, đặc biệt khi tất cả chúng tôi đều đang nóng lòng muốn trở thành các chiến binh thực thụ, những người lính SEAL dạn dày lửa đạn chiến trường. Phải mãi về sau, tôi mới nhận thấy sự thông thái trong hoạt động có vẻ đơn giản này.

Nếu dọn giường vào mỗi buổi sáng, bạn đã hoàn thành công việc đầu tiên trong ngày. Nó sẽ cho bạn chút cảm giác kiêu hãnh và khuyến khích bạn làm thêm việc này hoặc việc khác. Tới cuối ngày, công việc hoàn thành đầu tiên đó sẽ biến thành rất nhiều công việc khác, cũng được thực hiện xong.

Dọn giường còn củng cố sự thực rằng ngay cả những điều nhỏ bé trong cuộc sống cũng có ý nghĩa.

Nếu bạn không thể làm đúng ngay từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ không bao giờ có thể làm đúng những điều lớn hơn.

Và nếu chẳng may bạn có một ngày tồi tệ, bạn sẽ về nhà với một chiếc giường được dọn dẹp ngay ngắn – do bản thân thực hiện. Và chính chiếc giường được dọn dẹp tới hoàn hảo đó sẽ động viên bạn rằng ngày mai có thể sẽ khá hơn.

Vì thế, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc dọn giường!

Thực ra, Đô đốc William H. McRaven chỉ nói lại chân lý mà Đức Giê-su đã từng công bố: “Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai không trung tín trong việc nhỏ thì cũng không trung tín trong việc lớn” (Lc 16, 10). Để nói lên chân lý này, Đức Giê-su đã kể một câu chuyện. Câu chuyện đó cũng nhắc nhở chúng ta nhiều điều.

 

Quản lý, đừng chiếm hữu

Trong tâm thức thông thường, quyền “sở hữu” là “quyền sử dụng” và lợi dụng những gì thuộc về mình. Bởi vì nó thuộc về tôi, nên tôi có quyền định đoạt trên chúng. Trong quan niệm Ki-tô giáo quyền tư hữu tư nhân thì khác. Chúng ta không thực sự là chủ sở hữu, nhưng chỉ là người quản lý, của cải thuộc về mọi người. Công đồng Vatican đã xác quyết điều này: “Thiên Chúa trao trái đất và mọi thứ trong đó cho con người sử dụng” (Gaudium et Spes, số 69). Quả thực nó là như thế. Thánh Gióp từng nói: “Tôi đã sinh ra trần trụi, thì tôi cũng chết trần trụi…” Như thế, trần gian chỉ là nơi ở tạm của con người. Mọi thứ trong trần gian không phải là của con người, vì nó sẽ bỏ lại tất cả, khi ra khỏi trần gian.

Ngày con người ra khỏi trần gian, cũng là ngày họ phải phúc trình công việc “quản lý”: của cải, ân huệ, cảm thức thiêng liêng… Thiên Chúa sẽ yêu cầu mỗi người tính sổ cho Ngài về những gì họ đã lãnh nhận. Chúng ta có thể là những tên quản gia bất lương, mà Thiên Chúa lại không thích điều đó. Vậy chúng ta phải là gì khi còn làm “quản lý”?

 

Mau lẹ và khôn ngoan tiên liệu

Khi bị ông chủ công bố tin sét đánh: “Anh hãy phúc trình công việc quản lý của anh, vì từ nay anh không được là quản gia nữa” (Lc 16, 2). Tên quản gia bất lương đã tỏ ra bối rỗi. “Mình sẽ làm gì đây…” ( Lc 16, 3-4). Điều này buộc anh phải có hành động khôn ngoan và mau lẹ. Đằng sau sự bối rỗi và quyết định mau lẹ của tên quản gia bất lương, Đức Giê-su nhắc nhở mọi người về sự vội vàng và cấp bách của thời thế mạt. Điều này đòi hỏi mọi người hành động mau lẹ và khôn ngoan, khi còn thời giờ, kẻo khi thời ấy đến trở tay không kịp. Nhưng làm gì đây?

Trong câu chuyện người quản gia bất lương,  người ta vẫn giải thích hành vi anh ta hướng dẫn những người làm biên nhận là một hành vi bất lương: thay vì bảo các con nợ viết đủ số nợ thì lại bảo họ viết bớt đi. Có một cách giải thích khác hợp lý hơn: Vào thời Đức Giêsu, các quản lý không có lương, nên họ được phép lấy hoa hồng từ món nợ (25-50%). Như thế, ở đây, người quản lý không làm thiệt hại cho chủ, nhưng chỉ bớt món hoa hồng lẽ ra anh được hưởng. Anh hy sinh một món lợi nhuận ngắn hạn như thế để mong được người ta tiếp đón lâu dài. Vì thế, anh ta mới được khen là sáng suốt và biết khôn ngoan tiên liệu.

Cũng vậy, mỗi người đều được mời gọi nhìn xa hơn, rộng hơn. Đó là biết hy sinh những cái lợi cỏn con để được cái lợi lớn lao, hy sinh cái chóng qua để đổi cái vĩnh cửu. Cái lợi cỏn con, mau qua là tất cả những gì thuộc trần gian này, nó nhỏ nhoi và mau qua so với Nước Trời. Vậy hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, hòng khi hết tiền họ sẽ đón rước anh vào nơi vĩnh cửu. Tiền của là bất chính, là lường gạt nếu chúng ta tôn thờ nó, nhưng nó sẽ là phương tiện đưa chúng ta vào Nước Trời, khi chúng ta biết chia sẻ cho những ai túng thiếu. Vì Nước Thiên Chúa luôn ưu tiên cho người nghèo. Nước Thiên Chúa thuộc về người nghèo, đến nỗi những người giàu vào được đó, nhờ sự bảo trợ và giới thiệu của người nghèo mà những người giàu sẽ làm bạn ( x. Lc 6,20). Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nói: “Không có chỗ cho sự hoài nghi hay những lời giải thích vốn chỉ làm yếu đi một sứ điệp rõ ràng như thế. Hôm nay và mãi mãi, “người nghèo là những người ưu tiên được đón nhận Tin Mừng” (Evangelii Gaudium, số 48).Nhưng để có tầm nhìn xa, rộng trong việc sử dụng của cải, đòi hỏi mỗi người:

 

Trung tín

 “Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai không trung tín trong việc nhỏ thì cũng không trung tín trong việc lớn” (Lc 16, 10). Chúng ta phải khẳng định với nhau rằng: “Của cải vật chất và mọi thứ trến trần gian, đều nhỏ và chóng qua so với Nước Trời”. Vậy muốn sở hữu Nước Trời, trước hết chúng ta cần trung tín trong việc sử dụng của cải. Của cải tiền bạc chỉ tạo cho con người thứ bình an giả tạo, tạm thời. Nó sẽ qua đi khi đến thời thế mạt. Tự của cải không có gì xấu, nó xấu tốt tùy cách con người sử dụng. Của cải rất có ích, có thể sử dụng một cách có lợi để tạo bạn bè, sắm giữ Nước Trời. Nhưng nó cũng có thể là quyền lực của sự ác, đưa chúng ta sa hỏa ngục. Lúc đó chúng ta đã bị của cải làm “tha hóa”. Vì chúng ta đã để của cải chiếm đoạt và làm chủ.

Như thế, mối người đều được đặt trước một chọn lựa: Thiên Chúa hoặc tiền của. Vì không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà kinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được. (Lc 16, 13). Với Đức Giê-su không có sự thỏa hiệp, hoặc Thiên Chúa… hoặc là “Ma-mon” tiền bạc…  Nhưng chúng ta lại không dứt khoát. Con người thường có khuynh hương luân phiên thờ lạy, trong nhà thờ thì Chúa, nhưng ra khỏi nhà thờ thì tiền bạc, danh vọng…

 

Lạy Chúa! Theo Chúa chúng con bỏ hết mọi sự ở ngoài thế gian. Nhưng chúng con lại lấy lại một cách tiệm tiến. Dần dà chúng con đắp cho mình một thứ ngẫu tượng mới, một con bò vàng, chúng con sụp lạy nó, thay vì Chúa. Đó là dấu chúng con đang phung phí ân huệ Chúa ban. Chúa không thích điều đó. Xin Chúa cho chúng con nhận ra đâu là giá trị vĩnh cửu, đâu là cái lớn, cái xa, cái rộng để chúng con biết hy sinh của cải bất chính mà đổi lấy. Xin cho chúng con từ bỏ và dứt khoát, chọn chỉ mình Chúa thôi.

 

Ân Tâm – Cộng Đoàn Phước Vĩnh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...