Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Chúa nhật XXVII TN B: “Cả hai nên một” (Quốc Vũ – Phước Lý)

 

Chúa nhật XXVII Mùa thường niên, năm B

 

«CẢ HAI NÊN MỘT»

 

Bài đọc I: Sáng thế 2, 18-24

Bài đọc II: Hípri 2, 9-11

Tin Mừng: Marcô 10, 2-16

 

1. Bài đọc I: Cả hai thành một xương một thịt 

Bản văn Sáng thế 2 này thuật lại một câu truyện. Đó không phải một chương mang tính giáo điều, nhưng là một câu truyện tường thuật lại mối tương quan của một chuỗi công việc trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa, mặc dù vẫn còn nhiều điểm mập mờ khó hiểu.

Ở câu 24, xét về mặt văn chương, chúng ta nhận thấy nó không có sự liên tục của bài tường thuật về “con người đầu tiên”, nhưng đúng hơn, đó là một câu tóm tắt của tác giả nói về đặc tính căn bản của hôn nhân Kitô sau này. Nghĩa là, qua câu truyện, tác giả giải thích nguyên nhân của hấp lực đã làm cho người đan ông và người đàn bà tìm đến với nhau. Đó là vì ngay từ thuở ban đầu, người đàn ông và đàn bà được dựng nên bởi một xương và một thịt để rồi họ lại tìm đến nhau và kết hợp với nhau trong một vận mệnh chung duy nhất.

Sự khẳng định của tác giả trong câu truyện này thật sự quan trọng, cả về quan điểm thần học sau này. Thật vậy, điều đó cho thấy, sự giải thích mà Đức Giêsu dung trong đoạn Tin mừng hôm nay không phải là một sự cưỡng ép. Sự hợp nhất của người nam và người nữ, sự gắn kết của đôi hôn nhân không phải là một điều lệ thuộc pháp lý, nhưng là một sự hợp nhất tự nhiên, và đồng thời còn mang cả ý nghĩa thần học Kitô giáo, bở thế mà theo tự nhiên: «người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt» (c. 24).

 

2. Bài Tin Mừng:Loài người không được phân ly

Một lần nữa Đức Giêsu cho thấy những điều luật của người xưa chỉ mang tính tạm thời, nó cần phải được thêm vào và nâng lên một ý nghĩa hoàn hảo hơn, đó là cùng đích của công trình tạo dựng và cánh chung, hiệp nhất trong sự vĩnh hằng của Thiên Chúa: thật vậy, trong nhãn quan cánh chung học Dothái, thời sau hết chính là thời của phục sinh và là thời của một trời mới đất mới.

Ở đây, tác giả thánh không nhắm đến việc tường thuật về một cuộc thảo luận trong quá trình tìm hiểu và giải thích luật, nhưng là đưa ra một lời huấn giáo vượt xa điều luật mà các kinh sư và biệt phái tuân giữ. Đây cũng không phải là một lời biện giải của Giáo Hội Sơ Khai hầu thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Dothái giáo, nhưng trái lại, đây là một sự công bố “cách mặc nhiên” sứ mệnh của Đấng Mêsia. Thật vậy, Đức Giêsu công bố sự hiện diện của một triều đại, nhưng bằng cách gián tiếp: Người cho thấy một thái độ hoàn toàn trái ngược với nhóm lãnh đạo Dothái bấy giờ, nhưng Người lại không nói lý do tại sao Người lại làm cuộc cách mang như thế.

Chẳng hạn như đối với vấn đề ly dị được bàn đến ở đây, Đức Giêsu đã nói quá rõ quan điểm của Người, và những nguyên do của tính bất khả phân ly trong hôn nhân có một giá trị bởi những chứng từ rút ra từ Kinh Thánh. Người không hề phản đối quan điểm của Đệ Nhị Luật 24,1; nhưng lại đưa nó trở về với ý nghĩa nguyên thủy của Sáng Thế. «Sự cứng lòng» (c. 5) không chỉ là một “cá tính khó dạy” (Đnl 10, 16; Gr 4, 4), nhưng là một sự nổi loạn, ngang bướng của con người muốn chống lại mệnh lệnh của Thiên Chúa: riêng trong Mc 16, 14, «Sự cứng lòng» còn có nghĩa là chối bỏ đức tin, không chịu tin.

Trong phần II, thánh sử Marcô ghi lại bài huấn giáo của Đức Giêsu nói về những người bé mọn: thực chất, đoạn này gồm hai phần khác nhau, như chúng ta có thể đối chiếu với Mt 18, 1-5 và 19, 13-15. Trong đoạn Mt 18, 1-5, Đức Giêsu mời gọi những người đang lắng nghe Ngài hãy trở nên như trẻ nhỏ và đừng làm cớ cho chúng vấp phạm, giống như trong đoạn tin mừng của thánh Marcô đề cập đến. Tuy nhiên, ở đây có một nghĩa rộng hơn: nghĩa là, với thánh Marcô, các trẻ nhỏ, các thiếu niên, được xem như những người nghèo và bé nhỏ, nhưng chúng lại là đối tượng được «đón nhận» nước Thiên Chúa.

 

3. Bài đọc II: Hiệp nhất trong Đức Kitô

Đoạn thư hôm nay khẳng định sự vượt trội của Đức Giêsu trên các thiên thần (2, 5-18). Ở đây, tác giả gợi lại đoạn Thánh vịnh 8, 5-7 nói về thân phận con người vốn chỉ thua kém các thiên thần một chút (c. 7). Đức Giêsu đã mặc lấy thân phận thua kém ấy, và nhất là sự hạ mình của Người trong cuộc thương khó, để nâng con người lên. Chính trong sự tự hạ ấy của Người, thì «Thiên Chúa đã vinh quang danh dự làm mũ triều thiên» (c. 9), đã trả lại cho Người địa vị của Con Thiên Chúa.

Từ điểm này, tác giả cho thấy có một sự trái nghịch: bởi mặc dù «lễ đăng quang» của Đức Giêsu chỉ đến sau các chết, nhưng nó lại có một sức tác động mạnh trên sự chết. Thật vậy, lễ đăng quang của Đức Giêsu có một giá trị toàn cầu: là cứu độ muôn người. Do đó, sự tự hạ của Đức Giêsu trong cuộc thương khó không phải là một điều trái ngược với bản tính siêu việt của Người trên các thiên thần, nhưng đó là một điều thích đáng mà «Thiên Chúa muốn thực hiện để đưa muôn vàn con cái đến vinh quang» (c. 10), để tất cả được cứu độ và được trở nên anh em với nhau trong Đức Giêsu (c. 11).

 

4. Suy niệm

Hôn nhân, là một ơn gọi. trong sách Sáng Thế, chương 2, chúng ta thấy lý do mà Thiên Chúa nắn ra người đàn bà là vì Người thấy «Con người ở một mình thì không tốt» (St 2, 18). Người đã tạo ra người đàn bà từ xương sườn của người đan ông, nghĩa là làm cho hai hữu thể có một mối liên hệ mất thiết, chúng không thể sống thiếu nhau, và luôn cần có nhau trong cuộc đời qua sự giúp đỡ và bổ túc cho nhau. Trong tin mừng Marcô, chương 10, 2.12, chúng ta gặp lại cùng một chủ đề này, khi Đức Giêsu sự gải thích cho các người Pharisêu về một tương quan thân tình và bất khả phân ly của hôn nhân.

 + Cả hai nên một

Người đàn ông và người đàn bà, theo tự nhiên, tới tuổi luật định, được hoàn toàn tự do chọn lựa và gắn bó với nhau trong một cuộc sống mới. Từ sự chọn lựa này, họ bắt đầu bước vào một đời sống gắn kết với nhau hoàn toàn trong tình yêu hôn nhân, bởi từ đây: «cả hai sẽ thành một xương một thịt» (Mc 10, 8). Họ thuộc về nhau và sống cho nhau trong sự trung thành bởi lời giao ước bên nhau trọn đời. Tuy nhiên, đời sống hằng ngày sẽ đặt họ trước những thách đố, những rủi ro, những khó khăn, những bất đồng, những nết xấu,… làm cho họ quên dần giá trị thật của hôn nhân.

Hôn nhân là một ơn gọi, là con đường, là nguồn suối thánh hóa và làm cho đôi bạn trở nên hoàn thiện. Đó là một chọn lựa, một quyết định từ nay không còn bước đi «một mình», nhưng là bước đi «với và bên người khác» để trở nên đôi bạn trong tình yêu, một tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.

Hôn nhân của các Kitô hữu là một bí tích. Chính trong hôn nhân, đôi bạn tân hôn sẽ được tham dự vào trong mầu nhiệm duy nhất và phong phú của tình yêu giữ Đức Kitô và Hội Thánh (x. Ep 5, 32), hầu họ có thể giúp nhau đạt đến sự thánh thiện trong đời sống hôn nhân và đón nhận con cái để nuôi dạy chúng… Như thế, họ trở nên như một quà tặng ở giữa dân Thiên Chúa (LG 11.314). Từ đó, bí tích hôn nhân trở thành nơi gặp gỡ hằng ngày với Đức Kitô, và là con đường cứu độ của đôi bạn cùng nhau hướng về Thiên Chúa. Chính trong ý nghĩa cao trọng đó, họ bị thúc giục phải cùng nhau chiến đấu và ra sức xây dựng cho hôn nhân của mình được bền vững và hạnh phúc trong sự cảm thông, tha thứ và yêu thương nhau đến trọn đời.

+ Không thể phân ly

Hôn nhân Công giáo là môt bí tích được Thiên Chúa kết hợp giữa người nam và người nữ. Nó mang đặc tính vĩnh cửu như tình yêu Đức Kitô với Hội Thánh. Chính vì thế, «sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly» (Mc 10, 9).

Quả thực, tình yêu hôn nhân phải được qui về Đức Kitô như là một mẫu gương hữu hiệu và chính đáng. Trong Người không có chia rẽ, hận thù, không có sự phân biệt giàu nghèo, nô lệ hay tự do,… bởi «bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Dothái hay Hylạp, nô lệ hay tự do đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em đều là một trong Đức Kitô» (Gl 3, 27-28). Đó là giềng mối và cùng đích cho mọi mối dây liên hệ tình yêu của con người, cách riêng là tình yêu hôn nhân.

Nền tảng của tình yêu thủy chung trong hôn nhân chính là tin vào sự cao trọng của hôn nhân, vì nó được thiết lập bởi chính Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng trung tín, tình yêu của Người luôn luôn bền vững, và con người cũng được mời gọi sống đời hôn nhân bằng một tình yêu thủy chung son sắt như thế (x. 2Tm 2, 13). Đó chính là ý nghĩa đích thực của hôn nhân và trong nghĩa đích thực đó con người mới nhận ra được giá trị của tình yêu, của nhân cách và của chân thiện mỹ. Tuy nhiên, trong cuộc sống vội vã hôm nay, con người thường lao theo dòng chảy của nó. Họ yêu cuồng sống vội, và hôn nhân có khi chỉ là một sự tính toán, đổi chác, tìm danh vọng và lạc thú xác thịt. Kết quả là đã có nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ, không còn giữ được bản chất nguyên vẹn “bất khả phân ly” theo ý Thiên Chúa.

Vì ích kỷ, vì ham hưởng lạc, đã có những xã hội, ngày xưa cũng như ngày nay, làm giảm giá trị hôn nhân, tương đối hóa tất cả và thậm chí là hợp thức hóa ly dị. Từ đó dẫn đến những hệ lụy tại hại: con cái mồ côi, gia đình đổ vỡ, xã hội xuống cấp, con người lạc hướng trong hành trình dương thế đầy dẫy những tham sân si. Trong bối cảnh đó, Để bảo đảm hạnh phúc lâu bền, hôn nhân phải có 2 đặc tính: đơn nhất và vĩnh viễn, tựa như hai tay vịn để cho đôi bạn sống đời hôn nhân có thể nắm lấy mà bước an toàn qua chiếc cầu gia đình, bằng tình yêu và lòng chung thủy.

 

                                 Quốc Vũ  

~*~

 

          

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...