Thứ Tư, 19 Tháng 3, 2025

CN IV MV – B: KHIÊM NHƯỜNG – ĐÓN NHẬN: ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT

Chúa nhật IV Mùa Vọng

KHIÊM NHƯỜNG – ĐÓN NHẬN

Lc 1,26–38

ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT

 I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Bà Elisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Ðavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua

Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”

Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Trương Lương là một tướng tài thời Hán Sở tranh hùng. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài  bờ sông.  Thấy  một ông lão ăn mặc  rách rưới nằm  ngủ trên  cầu.  Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc  dép xuống  sông.  Thấy  Trương Lương, ông  sai bảo: “Thằng  bé, nhặt chiếc dép cho ta”. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy, không  một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không  vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương:

‘Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta”. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: “Thằng bé này dạy  được  đây”. Thì ra cụ là một  cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền  dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên  một danh tướng  văn  võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.

Trương Lương gặp được thầy  giỏi một  phần  nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm  nhường  phục  vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ.  Thời Đức Mẹ,  ai cũng mong chờ Đấng  Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm  phúc đón nhận.  Chúa  chọn Đức Mẹ, đó  là  do ơn lành nhưng không  của Chúa, nhưng cũng vì Đức  Mẹ có tâm  hồn khiêm  nhường  đón nhận.

Đức Mẹ khiêm  nhường  trong đời sống  bình dị. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Sống trong một thôn xóm nghèo hèn vô danh. Ngày ngày chu toàn những công việc tầm thường như nấu nướng, may vá, dọn dẹp  nhà cửa.

Đức Mẹ khiêm  nhường  trong thái  độ ứng  xử. Trước mặt thiên sứ Gabriel, Đức Mẹ xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, dù thiên sứ đã loan báo Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Sau đó, Đức Mẹ đến thăm bà chị họ Elidabet. Vừa nghe Đức Mẹ chào, bà Elidabet đã ngợi  khen Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đáp lại, Đức Mẹ chỉ nhận mình là phận hèn bé nhỏ. Nếu có được ơn gì là do Thiên Chúa thương ban.

Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống  độc thân  trinh khiết. Đó là một  chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Chúa,  Đức Mẹ  đã mau mắn  từ bỏ chương trình riêng tư để đi vào chương trình của Thiên  Chúa. Đức Mẹ nhận biết rằng, chương trình của  Chúa   là vô cùng  tốt đẹp, còn  chương trình riêng  chỉ là bất toàn.  Thánh  ý Thiên Chúa là tuyệt  đối,  còn ý riêng chỉ là khiếm khuyết.

Vì khiêm  nhường  nên Đức Mẹ  phó thác trọn  vẹn  vận mạng trong tay Chúa. Khi thưa “Xin vâng”,  Đức Mẹ đã  mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người  đời để nép mình vào bàn tay quan phòng của Thiên  Chúa. Nếu ta hiểu  luật lệ khắc nghiệt  của người Do Thái  đối với phụ  nữ không  chồng  mà có con, ta sẽ thấy  Đức Mẹ liều lĩnh biết bao, và sự phó thác của Mẹ vào Thiên  Chúa mãnh liệt đến thế nào.

Vì đã thưa “Xin vâng”,  nên Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu hết Thánh ý Thiên Chúa. Tại sao Con Thiên Chúa phải sinh ra trong cảnh thiếu thốn nghèo nàn? Tại sao Vua trời đất lại phải chạy  trốn như một kẻ yếu hèn? Tại sao Đấng Cứu Thế làm nhiều phép lạ đến thế để cứu nhân độ thế lại bị người ta chống đối, hành hạ, giết chết nhục nhã như một tội nhân? Hoàn toàn không hiểu, nhưng Đức Mẹ vẫn khiêm nhường chấp nhận và tin tưởng phó thác. Vì thế Đức Mẹ vẫn kiên trì theo Chúa Giêsu  trên khắp mọi nẻo đường, cho đến dưới chân thánh giá.

Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống chỗ trũng. Ân huệ Thiên Chúa đổ xuống tâm hồn khiêm nhường. Càng khiêm nhường càng nhận được nhiều  ân phúc.  Đức Mẹ có một  tâm  hồn  khiêm   nhường thẳm sâu, nên Đức Mẹ đã nhận được đầy tràn ân phúc của Thiên Chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc.

Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Ta mong được đón rước Chúa vào tâm hồn. Ta mong được ân huệ  dư đầy của Thiên Chúa. Ta hãy  noi gương Đức  Mẹ, biết khiêm nhường nhận mình tội lỗi yếu hèn, biết khiêm nhường  từ bỏ  ý riêng  để thi hành ý Chúa, biết khiêm nhường vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, biết khiêm  nhường  phó thác vận mệnh trong tay Chúa  dù không hiểu hết những ý định mầu nhiệm của Người. Chỉ khi khiêm nhường tan biến thành hư không, ta mới được Chúa thương đổ đầy tràn ân phúc vào tâm hồn.

Lạy Đức Mẹ Maria, xin dạy con biết sống khiêm nhường  để

con đi vào chương trình của Thiên Chúa.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

  1. Bạn có nhận thấy sự khiêm nhường của Đức Mẹ không?
  2. Từ bỏ ý riêng có dễ không?
  3. Có khi nào bạn cảm thấy hoàn toàn bất lực để phó thác trọn vẹn trong tay Chúa chưa?
  4. Khi đã hiểu rõ gương khiêm nhường của Đức Mẹ, bạn có muốn bắt chước Đức Mẹ không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giuse – Gương khiêm nhường

  Giuse - Gương Khiêm Nhường M. Anton Trần Văn Nhâm, PV      Khi nói đến thánh Giuse chúng ta nghĩ ngay đến một vị thánh...

Thánh Giuse – Người Cha khiêm nhường

  Lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Maria  (Lc 2,41-51a) M. Phêrô Kim Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 19-3, chúng ta cùng với toàn...

Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu

    Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu (Lc 9,28b-36) Fm. Emmanuel Trần Quốc Khánh, Fatima Các môn đệ đã phải chịu đói,...

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...