Thứ Bảy, 9 Tháng Mười Hai, 2023

CN-LỄ LÁ – C: QUA ĐƯỜNG KHỔ ĐAU – ĐẠT ĐƯỢC VINH QUANG

     CN Lễ Lá Năm C

    QUA ĐƯỜNG KHỔ ĐAU – ĐẠT ĐƯỢC VINH QUANG

Is 50:4-7; Pl 2:5-11; Lc 22:14-23:56

 

                                    Viện phó Gioan Phạm Văn Hưng CSNQ

Con đường đau khổ không dễ ai muốn chấp nhận; nhưng con đường đau khổ thì lại dẫn con người tới chỗ vinh quang. Đường rộng rãi thênh thang theo lối thế gian, sẽ chỉ đưa con người tới chỗ bị hủy diệt.

Các Bài Đọc Kinh Thánh hôm nay cho chúng ta thấy những đau khổ mà Đấng Thiên Sai phải gáng chịu. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Isaia tường thuật sự đau khổ của Người Tôi Trung của Thiên Chúa trong Bài Ca Thứ Ba; mục đích là để Ngài cảm thông và an ủi những ai cũng phải ngang qua con đường đau khổ đó.

Người Tôi Trung chịu đau khổ vì tin vào Thiên Chúa: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ;” vì “Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.” Thiên Chúa sẽ giải thoát và ban cho Ngài được vinh quang tuyệt đỉnh; đồng thời, vì sự đau khổ của Ngài mà muôn dân được giải thoát khỏi tội và được sống.

Trong Bài Đọc II, Đức Chúa Giêsu phải ngang qua con đường đau khổ để đạt tới tuyệt đỉnh của vinh quang mà Thiên Chúa đã siêu tôn và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.

Đức Kitô khiêm nhường tột cùng chịu đau khổ cho con người thế gian được cứu độ; thế gian luôn cám dỗ con người bằng danh dự và uy quyền; nhưng theo tâm tình của Thánh Phaolô khuyên bảo các tín hữu Philipphê xưa, và cả chúng ta ngày nay nữa hãy noi gương của Đức Chúa Giêsu chịu đau khổ: “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây Thập Tự.”

Ngài là Thiên Chúa, nhưng đã hạ mình chấp nhận một thân thể như con người ngoại trừ tội lỗi. Điều này làm người Hy-lạp không thể hiểu nổi, vì trong khi họ đang tìm cách thoát ra khỏi thân xác mà họ coi là ngục tù của linh hồn; thì Đức Chúa Giêsu lại muốn bị giam hãm trong một thân xác để nên giống con người. Hơn nữa, Đức Chúa Giêsu còn có uy quyền tuyệt đối của Thiên Chúa để dẹp tan các đau khổ; nhưng Ngài tự nguyện theo con đường của Chúa Cha, chấp nhận chết trên Thập Giá để chuộc tội cho con người.

Thánh Phaolô trong Thư Roma 8,17 còn dùng gương sáng này để dạy các   tín hữu: “Một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.”

Trong Phúc Âm, thánh Luca tường thuật Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu; mục đích của Cuộc Thương Khó là để hoàn tất kế hoạch yêu thương của lòng thương xót Thiên Chúa, mà Đức Chúa Giêsu hiện thân gánh tội cho nhân loại, và trở nên nguồn ơn cứu độ cho con người.

Loài người chúng ta có lẽ vì đã mất thiện căn, đâm ra hỗn loạn, mưu toan toa rập với nhau, kết án Đức Chúa Giêsu vô tội phải chịu đau thương và chết tất tưởi trên Thập Giá. Chúng ta thấy những hạng người này được biểu trưng qua:

Với Philatô và Hêrôđê, đại diện cho thẩm quyền chính trị cầm cân nảy mực sự thật và công lý. Dù đã nghe rõ tiếng công lý và lương tâm: “Ta không thấy người này có tội’’, nhưng Philatô đã phân xử bất công, hành động sai sự thật, dẫn đến hệ lụy, thể theo sự gào thét của đám đông, lên án đóng đinh Đức Chúa Giêsu vào Thập giá.

Các Luật sĩ, Biệt phái, hàng Kỳ mục, các Thượng tế, là những thẩm quyền tôn giáo – chuẩn mực của đạo – tâm linh phải sáng, nhưng lại tối tâm, nhẫn tâm và vô đạo; đáng ra đức phải đầy, tỏa hương nhân đức, nhưng lại là thất đức – không là gương sáng, mà là gương mù gương tối. Họ là những người rất am hiểu Kinh thánh và biết Đức Chúa Giêsu là một người công chính, vô tội, có lời dạy khôn ngoan, uy tín. Ấy thế, mà họ mưu toan, xoay sở mọi cách, tìm các chứng cứ, từ nào là phạm tội chính trị: “nó xúi dục dân làm loạn, không nộp thuế cho Cê-ra và còn tự xưng là vua”; đến tội phạm tôn giáo: “tên này nói cứ phá hủy đền thờ rồi sẽ xây lại trong ba ngày; và nó còn nói phạm thượng, “khi coi mình là Thiên Chúa” để cuối cùng họ kết nhục hình thập giá cho Đức Chúa Giêsu.

Với đám đông dân chúng thì thay lòng đổi dạ, nghiêng ngả theo mọi chiều hướng – ba phải theo cảm tính. Về đạo lý miệng họ vừa hô vang: “Hoan hô Giêsu con vua Đavít, Đấng nhân danh Chúa mà đến… giờ lại la ó : “ Đóng đinh Giêsu vào Thập giá”; Và còn nghịch lý hơn nữa, họ đòi tha bổng cho Ba-ra-ba, một tên cướp của – giết người, và kết án Thập giá cho Đức Chúa Giêsu, Người hiền lành  vô tội”.

Còn các Tông đồ và Môn đệ thì sao giữa những lúc cam go, ở cao điểm giờ định mệnh của Thầy mình, họ vẫn còn đang mải tranh giành vị trí cao thấp, tả hữu. Họ để ý đến lợi nhuận, từ đó ta thấy Giuđa đã sãn lòng mưu đồ “bán Thầy” dùng cái hôn để nộp Thầy mình cho quân lính dữ. Và với Phêrô một trong những tông đồ thân tín, bên ngoài hứa trung tín sống chết cùng Thầy, nhưng khi vừa bị phát lộ “cùng đồng bọn với người đó” đã chối Thầy mình, tới những ba lần!!!

Mỗi Mùa Chay Thánh và nhất là bước vào Tuần Thánh, mỗi người chúng ta hãy nhận ra giờ của quyền lực tối tăm. Chúng ta thấy hiện lên những nhân vật nơi chúng ta là những Phêrô chối Chúa, Giuđa phản bội, những Philatô xử bất công, những Hêrôđê khinh dể Người, những Thượng tế Luật sĩ, Kỳ mục, lương tâm gian tà, mưu mô, rồi cả đám đông dân chúng cuồng loạn thay lòng đổi dạ.

Đó là cảnh tượng thê thảm của loài người tráo trở với chính Chúa của mình. Dầu vậy, tình yêu và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa vẫn vượt trội những bất trung, xúc phạm và tội ác của con người. Chính Đức Chúa Giêsu công bố xóa hết án nợ tội khiên và mở ra tận cùng lòng thương xót: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Qủa thật, Ân sủng lòng bao dung thương xót mang tới hiệu quả ngay. Ngài nói với người trộm hoán cải: “Hôm nay anh sẽ ở với Tôi trên Thiên Đàng”.

Sống Tuần Thánh là chúng ta đi vào ngày giờ của ân sủng thương xót của Thiên Chúa. “Viên đội trưởng thấy giờ đấy thì tôn vinh Thiên Chúa và toàn dân kéo đến thấy sự việc xảy ra đều đấm ngực trở về”. Chúng ta đang ở trong giờ ân sủng của lòng Chúa xót thương này, cũng giúp chúng ta thức tỉnh lương tâm, nhận ra tình trạng tội lỗi thê thảm của mình, của thế giới, để chúng ta cùng hoán cải, để nhận lãnh ơn tha thứ của Thiên Chúa. Ân sủng từ cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giêsu mà Giáo Hội đang hiện tại hóa ở các nơi bàn thờ cử hành Thánh Thể, ở mọi nơi cử hành Tuần Thánh, ở tòa giải tội, ở việc sám hối, ở việc thực hành bác ái.

Giáo Hội tha thiết mời mọi người cùng đồng hành với Đức Chúa Giêsu, như Simon Xy-rê-nê cùng vác Thập Giá với Ngài. Chúng ta có thể nhận ra sự yếu đuối của mình và hy vọng được tha thứ vì lòng thương xót của Chúa. 

Xin mẹ Maria trợ giúp chúng con biết sống tâm tình Tuần Thánh cho nên. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật II Mùa Vọng, B, Mc 1,1-8: Hãy dọn đường cho Chúa đến

HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA ĐẾN (Mc 1,1-8) Tùng Linh, Phước Lý Mùa Vọng là mùa mong chờ Chúa đến viếng thăm nhân loại. Lần thứ nhất...

Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội

ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (St 3,9-15.20; Lc 1,26-38) M. Bosco, PS. Không có vị thánh nào được Giáo Hội kính nhiều lần trong năm như Đức...

Lễ Đức Maria Vô Nhiễm – Lc 1,26-38

LỄ ĐỨC TRINH NỮ MARIA VÔ NHIỄM Cha M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi Nét Lịch Sử: Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô...

Bài Giảng Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B

https://youtu.be/Iyoo-Pe-h7c?feature=shared
00:09:37

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Canh thức đợi chờ

https://youtu.be/Iyoo-Pe-h7c?si=Z5tJUvziDE-fsXMN Canh Thức Đợi Chờ Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Với Chúa nhật thứ I Mùa vọng, Hội thánh...

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Tỉnh thức

TỈNH THỨC (Is 63,16b-17, 64,2-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37) Luân An, Phước Lý Sáng sớm ngày 7/10/2023, ước tính 1.000 tay súng Hamas tràn sang lãnh thổ...

Chúa Nhật I Mùa Vọng – B: Canh thức

Chúa Nhật I Mùa Vọng năm B  (Mc 13,33-37) CANH THỨC Hoa Tím Môi trường chúng ta đang sống đầy những ô nhiễm về không khí...

Chúa Nhật XXXIV TN, A: Đức Kitô và kẻ thuộc về Người

ĐỨC KITÔ VÀ KẺ THUỘC VỀ NGƯỜI (1Cr 15,20-28.28) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Tin Mừng về cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu Kitô...

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A, Mt 25,31-46: Chúa Giêsu – Vị Vua phục vụ

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A: Mt 25, 31-46 Chúa Giêsu - Vị Vua Phục Vụ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, mô...

Chúa Nhật XXXIV TN, A, Mt 25,31-46: Đức Giêsu – Vua khiêm nhường

ĐỨC GIÊSU - VUA KHIÊM NHƯỜNG (Mt 25,31-46) M. Thomas Aquino Ân, Phước Lý Hôm nay Chúa nhật 34 TN, Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng...

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Phải chăng tử đạo vì chán đời?

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Không Muốn Sống Nữa? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn thể...

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24.11: Bài ca của người chiến thắng

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 24.11 BÀI CA CỦA NGƯỜI CHIẾN THẮNG (Lc 9,23-26) FM. Salesio Ngân (Phước Hiệp)       “Đây bài ca nghìn...