Thứ bảy, 5 Tháng mười, 2024

CN XXVII TN – A (lễ kính Đức Mẹ Mân côi)

CN XXVII TN – A (lễ kính Đức Mẹ Mân côi)

KINH MÂN CÔI – CỬA NGÕ BÌNH AN

 (Cv 1,12-14; Gl 4,4-7; Lc 1,26-38)

Theo truyền thống sùng kính Đức Trinh nữ Maria, Giáo hội đặc biệt dành riêng tháng 10 làm tháng cầu nguyện với lời kinh Mân côi để tưởng nhớ và yêu mến Mẹ. Kinh Mân côi kể lại câu chuyện cuộc đời Mẹ Maria đầy tràn Ân Sủng nhưng cũng không kém phần đau khổ, dẫu thế Mẹ vẫn an bình bên cạnh cuộc đời Chúa Giêsu, con yêu dấu của Mẹ. Lễ kính Mẹ Mân côi chúng ta lần nữa chiêm ngắm dung nhan an bình của Mẹ, đồng thời nhận lãnh từ Mẹ khí cụ đem lại hòa bình, cũng như là con đường dẫn chúng ta đến an bình đích thực.

1. Kinh Mân côi như là dung nhan an bình của Đức Maria

Kinh Mân côi chiếu tỏa dung nhan an bình của Đức Maria ngay trong những gian khó của cuộc đời Mẹ. Tuy có đau khổ, nhưng vững tin nơi Thiên Chúa, nên tận thẳm sâu cõi lòng, Mẹ luôn giữ được trạng thái an bình. Thật thế, khi sứ thần báo tin Mẹ sẽ thụ thai và sinh hạ Đấng Cứu Thế, Mẹ cảm thấy sợ hãi, dẫu vậy Mẹ vẫn xác tín và khiêm hạ để thưa xin vâng như người tớ nữ của Thiên Chúa. Cũng thế, khi Chúa nhập thể trong lòng Mẹ, dù bị thánh Giuse hiểu lầm, Mẹ vẫn bình thản không hề giải thích. Khi hạ sinh Hài nhi Giêsu giữa đêm đông lạnh lẽo trong hang bò lừa hoang vắng. Sau đó lại phải cùng với thánh Giuse đem con trốn chạy cuộc tan sát của Pharaô… Nội tâm Mẹ bị giằng co bởi không hiểu kế hoạch của Thiên Chúa, và ngay cả khi những lời và hành động của Chúa Giêsu cũng là một bí nhiệm, thì Mẹ tìm ẩn nương nơi Thiên Chúa để suy đi ngẫm lại Lời Ngài. Mẹ Maria luôn giữ nét bình an cả lúc ở giữa đám đông la ó, khi nghe ngàn tiếng sỉ vả con trai mình. Hay dưới chân thập tự, phải chứng kiến cảnh nhục hình người con mình sinh hạ, đau đớn cùng cực nhưng Mẹ vẫn hoàn toàn thinh lặng không một lời than trách.

Kinh Mân côi kể lại cuộc đời Mẹ là hành trình an vững, khuôn mặt Mẹ luôn duyên dáng toát lên vẻ đẹp bình yên. Bởi Mẹ luôn mở ra trọn vẹn cho Mạc khải và sẵn sàng vâng phục Thánh ý của Thiên Chúa. Làm thế, Mẹ chấp nhận buông bỏ cuộc sống an toàn để đổi lại sự an bình trong Thiên Chúa, và chấp nhận “không an phận” để lan tỏa “sự an bình” như khí cụ hòa bình cho Giáo hội.

2. Kinh Mân côi như là khí cụ hòa bình của Giáo hội

Mẹ Maria là mẹ Chúa Giêsu và cũng là mẹ của Giáo hội, nên Mẹ luôn hiện diện cạnh bên Giáo hội trong những cơn nguy biến. Giáo hội có Mẹ, dẫu giữa những lo sợ, vẫn luôn được an bình, vì Giáo hội cầu nguyện cùng Mẹ và có Mẹ cùng chuyển cầu như máng truyền thông Ân sủng. Chính vì lẽ đó, những lời kinh Mân côi đan kết đã được Giáo hội trao cho con cái mình để kéo dài sự sống thân tình với Mẹ và để lời kinh ấy trở nên như là khí cụ chiến đấu chống lại sự dữ. Giáo hội kinh nghiệm, khi nào con cái Mẹ hiệp ý khẩn cầu bằng chuỗi Mân côi, thì có Mẹ đến bên và làm cho chiến thắng. Thật vậy, vào thế kỷ XIII, trong hoàn cảnh đầy bất an, thánh Đa Minh đã cổ súy mọi Kitô hữu sùng kính kinh Mân côi, và nhờ đó mà bẻ gãy được bè rối Albegeois đang nổi lên chống đối Giáo hội. Cũng vậy, năm 1571, đứng trước tình trạng nguy cấp, đức Giáo hoàng Pio V phát động tín hữu khẩn cầu Mẹ bằng kinh Mân côi, nên một phép lạ đã xảy ra cản lối đội quân Hồi giáo hùng mạnh đang trên hành trình tiến đến tàn sát thành đô Rôma. Vào những năm 1798 ở La Vang hay Trà Kiệu, Giáo hội Việt Nam phải đối diện với cuộc bắt bớ tàn khốc, chính nhờ việc lần chuỗi Mân côi kêu cầu thánh danh Mẹ, mà các tín hữu được che phủ dưới tà áo và ngọn cờ của Mẹ. Giáo hội xác tín vào hiệu lực của kinh Mân côi, vì thế không ngừng kêu gọi mọi người siêng năng lần chuỗi để qua Mẹ và nhờ Mẹ mọi người có thể bước vào cửa ngõ bình an. Bình an không những chỉ trên bình diện xã hội mà còn ở sâu trong thâm cung cõi lòng của con người nữa.

3. Kinh Mân côi như là cửa ngõ dẫn vào nơi an bình của mọi Kitô hữu

Việc lần chuỗi Mân côi như hành trình trở lại vào trong lòng Mẹ Maria để tìm kiếm an bình. Bởi trong những nỗi lo toan, vất vả và cả lúc phải chịu những thương tổn trong cuộc sống, người ta có xu hướng tìm tình thương và an ủi nơi họ bắt đầu sự sống trong bao bọc và chở che. Dạ mẹ hay tấm lòng từ mẫu là chốn bình yên cho con cái thế nào, thì nơi cung lòng Mẹ Maria, chúng ta cũng nhận lãnh an bình như thế. Vì Mẹ Maria là mẹ của từng người, Mẹ không thôi cưu mang và sinh hạ chúng ta trong người con duy nhất của mình. Nơi cung lòng Mẹ chúng ta gặp gỡ, ở với, cùng lớn lên và đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, Ngài là Hoàng tử Bình an và trao ban cho chúng ta an bình đích thực, để chúng ta được sinh thành như người con của Thiên Chúa và sẵn sàng đảm nhận hành trình thánh giá. Để nên giống như Mẹ Maria, chúng ta cũng tin tưởng và thưa xin vâng, lắng nghe và mở ra cho kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, gian khổ cho tình yêu và được an bình trong ân sủng.

Như thế, sự an bình chúng ta nhận lãnh khi sùng kính và sốt mến đến với Mẹ Maria bằng phương thế lần chuỗi Mân côi thì xác thực, chứ không như nhiều người thời nay cảm thấy lần chuỗi là việc đạo đức đơn điệu và ít đem lại hoa trái. Hôm nay, khi thế giới xao xuyến trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành, chúng ta kính mến Mẹ Mân côi với con tim sâu thẳm nhất, để kín múc từ nơi cung lòng của Mẹ sự an bình. Vậy, họp nhau đây chúng ta dâng lên Mẹ những lời kinh tuyệt đẹp để ca ngợi và khẩn cầu Mẹ trợ giúp nhân loại trong nỗi đau thời đại này.

Kính mừng Maria,…trong bối cảnh đại dịch Corona đầy lo lắng và bất an, chúng con trải nghiêm cuộc sống mong manh nơi giới hạn loài người; dẫu vậy, vững tin ân sủng Thiên Chúa luôn phù trợ nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, chúng con được an bình và hy vọng vào tương lai tươi sáng như trong kế hoạch cứu độ yêu thương mà Thiên Chúa đang thực hiện vì yêu mến nhân loại chúng con. Amen

Monica Quỳnh Như, CĐ Phước Thiên

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...