Thứ Tư, 6 Tháng Mười Hai, 2023

ĐÃ BAO LẦN PHUNG PHÍ CỦA CẢI CỦA CHỦ (Bài suy niệm Thứ 6 tuần XXXI TN) – Mai Thi

 

ĐÃ BAO LẦN PHUNG PHÍ CỦA CẢI CỦA CHỦ

(Bài suy niệm Thứ 6 tuần XXXI TN)

 

Theo phong tục của người Do Thái thời Chúa Giêsu, quản gia không phải chỉ là một trong những người làm mướn ăn lương của chủ, mà là một nhân vật rất có thế lực. Quản gia là người thay mặt chủ để lo những chuyện tài sản trong nhà. Do đó có quyền thu xếp tài sản của chủ cách nào tùy ý, miễn sao có lợi cho chủ là được (x. Quản lý bất trung – http://www.tgpsaigon.net/suy-niem/20101104/7342). Hiểu được vai trò của quản gia như thế chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận với trình thuật Tin mừng hôm nay (Lc 16, 1-8). Thánh sử Luca ghi lại câu chuyện về mối tương quan sắp kết thúc giữa người quản gia với ông chủ mà bấy lâu họ đã từng làm việc chung với nhau. Khi kể câu chuyện này cho các môn đệ, Chúa Giêsu muốn thông qua đó dạy các ông và dạy chúng ta những bài học thiết thực cho cuộc sống.

Vì trình thuật Tin mừng không cho chúng ta biết người quản gia đã bao nhiêu lần phung phí tài sản của chủ và làm hao hụt tài sản của chủ đến mức nào. Tuy nhiên lần phung phí tài sản của chủ mà quản gia làm lần này như một giọt nước tràn ly, cho phép chúng ta hiểu quản gia đã từng và cứ tiếp tục gian lận để rồi đến lúc chủ phát hiện và phải đưa ra quyết định sa thải. Chúng ta cũng không biết lý do chủ quan hay khách quan khiến quản gia làm như vậy: hoặc bao nhiêu lần do sơ sót tính sai sổ sách hay cố tình làm sai để thu phần lợi cho mình, chỉ biết số phận của anh sắp bước sang trang sử mới.

Nguyên do của việc phải thay đổi công tác là vì quản gia đã làm giảm uy tín, đánh mất lòng tin và hao hụt tài sản của ông chủ, nên ông chủ quyết định đuổi việc: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!” (Lc 16, 2). Về phía quản gia, ngay khi nghe được hung tin từ chủ cũng đã nghĩ ngay tới viễn tượng tương lai của mình vì “cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!”.

Xét một cách khách quan, quản gia trong đoạn Tin mừng hôm nay là người quản lý khôn ranh, ranh mãnh, biết tiên liệu,… Lần “ra đòn” cuối cùng mà người quản gia phung phí tài sản của chủ là chuyến này anh sẽ làm mạnh tay hơn, đối với anh lúc này không còn gì để mất. Trước khi biết mình bị bãi chức, anh đã gọi các con nợ của chủ đến và bớt cho các con nợ tùy sự định đoạt khôn ngoan của anh ta. Rồi đây anh phải tự mình xoay sở và với bản chất có phần tinh khôn, anh đã có kế hoạch làm ơn cho những người mắc nợ chủ được bớt đi phần nào gánh nặng. Việc “hốt hụi” cú chót khi không thu hết số tiền nợ cho chủ để có chỗ nương thân sau ngày mất chức là một lối ứng xử khôn ngoan của anh: dùng tài sản của chủ nợ để làm lợi nghĩa là để mua chuộc người ta với mục đích có thêm bạn bè, thêm chỗ dựa cho chính mình sau này.

Dẫu cho việc làm của anh quản gia không mấy tốt đẹp nhưng cách thức anh chọn lại là một giải pháp sáng suốt, và chính điều này đã cứu anh lúc sa cơ lỡ vận. Trong trình thuật Tin mừng hôm nay chúng ta cũng nhận ra một điều lạ là Chúa Giêsu lại khen cách hành xử khôn ngoan của quản gia: dường như Người đưa ra lời khuyên rằng hãy học theo gương người quản gia. Chúa Giêsu khen anh ta đã hành động khôn khéo theo cách ranh mãnh của người đời. Vậy qua dụ ngôn này Chúa muốn dạy chúng ta điều gì?

– Thứ nhất: chúng ta phải biết lo cho tương lai của chính mình như người quản gia: “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16, 9). Sở dĩ chúng ta phải biết lo cho tương lai của mình, bởi vì “sinh hữu hạn, tử bất kỳ”. Cuộc sống là một cái gì mong manh, ta có thể ra đi bất cứ lúc nào, nên: “không biết lo xa, ắt phải rầu gần”.

– Thứ hai: Chúa Giêsu không khuyên chúng ta hành động như người quản gia bất lương này nhưng Chúa dạy chúng ta phải khôn ngoan bắt chước con cái sự sáng: biết lợi dụng vật chất để thêm bạn cho mình. Người khen là khen cái tài khôn khéo, biết tính trước cho tương lai vận mệnh của mình, và biết dùng tiền của bất chính để tạo nên bạn hữu hòng khi bị đuổi việc được người ta đón rước mình như một vị đại ân nhân của họ. Nhờ hành động khéo léo như thế quản gia mới có thể nuôi sống mình. Anh đã biết hành xử khôn ngoan, đúng như nhận định của Chúa Giêsu: “con cái đời này khôn khéo hơn cón cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại” (Lc 16, 8).

– Thứ ba: mọi sự đều là của Chúa, và chúng ta chỉ là người quản lý mà thôi. Với vai trò quản lý chứ không phải ông chủ nên chúng ta phải biết quyền hạn của mình tới đâu, biết vai trò của mình đến đâu, nghĩa là trung tín và khôn ngoan để chu toàn trách vụ mà ông chủ trao cho. Thiên Chúa là ông chủ và tới một lúc nào đó Ngài cũng sẽ tính sổ với ta.

Cuộc đời chúng ta cũng giống như người quản gia: đã không ít lần phí phạm ơn Chúa, bất trung và bất tín với chủ của mình. Tuy nhiên điều Chúa muốn chúng ta và cái chúng ta cần làm là vận dụng “mánh khóe” để sống sung mãn cuộc đời người môn đệ Đức Kitô. Việc chúng ta làm ngay từ giây phút này là hãy dùng ơn Chúa ban để lo cho cuộc sống, nhất là phần rỗi đời đời: mua lấy Nước Trời và làm giàu trước mặt Thiên Chúa bằng cách lo cho tương lai của mình cách cẩn trọng, đúng như vai trò của người quản lý đối với ông chủ duy nhất của mình là Thiên Chúa, tránh phung phí ân huệ Ngài ban.

 

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 4 Tuần I Mùa Vọng – Mt 15, 29-37

Thứ 4 Tuần I Mùa Vọng - Mt 15, 29-37 ĐỨC GIÊSU ĐẤNG CỨU NHÂN ĐỘ THẾ Cha M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau...

Thứ 3 Tuần I Mùa Vọng – Lc 10, 21-24

Thứ 3 Tuần I Mùa Vọng - Lc 10, 21-24 TRONG NIỀM VUI THÁNH THẦN ĐỨC GIÊSU TÁN TẠ CHÚA CHA Cha M. Phêrô Khoa Lê...

Thứ 7, Tuần 33, Thường niên: Lc 20,27-38 – Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ 7, Tuần 33, Thường niên: Lc 20,27-38 Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong tháng...

Thứ Sáu, Tuần XXXI TN, Lc 16,1-13: Người khôn ngoan

NGƯỜI KHÔN NGOAN (Lc 16,1-13) Tâm Thuận Thiên, PS       Bài Tin mừng hôm nay thánh Luca tường thuật lại cho chúng ta biết dụ...

Thứ Tư, Tuần XXXI TN, A, Lc 14,25-33: Yêu Chúa hay yêu người

YÊU CHÚA HAY YÊU NGƯỜI (Lc 14,25-33) M. Michael Hội, Phước Lý Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra một số tiêu chuẩn và...

Suy niệm lễ 3 cầu hồn: Được tạo dựng để yêu thương

Thánh lễ Cầu Hồn 3 Ngày 02.11.2023 ĐƯỢC TẠO DỰNG ĐỂ YÊU THƯƠNG 2Mc 12,43-45; Kh 21,1-5a.6b-7; Ga 11,17-27   Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Cứ mỗi lần...

Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Thứ 5, Tuần 27, Thường niên: Lc 11,5-13

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những lời đầy an ủi cho chúng ta, vì chính Chúa Giêsu nói với chúng...

Nguyện Danh Cha cả sáng – Thứ Tư, Tuần 27, Thường niên, Lc 11,1-13

Nguyện Danh Cha Cả Sáng Thứ Tư, Tuần 27, Thường niên; Lc 11,1-13 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Có một kitô hữu kia mong muốn sống...

Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi? Thứ Ba, Tuần 27 Thường niên, Lc 10,38-42

Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Thứ Ba, Tuần 27 Thường niên; Lc 10,38-42 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho biết Chúa...

Yêu là đón nhận hay từ chối? Thứ Hai, Tuần 27 Thường niên, Lc 10, 25-37

YÊU LÀ ĐÓN NHẬN HAY TỪ CHỐI ? Thứ Hai, Tuần 27 Thường niên; Lc 10, 25-37 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin mừng hôm nay,...

Thứ Bảy, Tuần XXV TN, Lc 9,43-45: Đức Giêsu tiên báo buộc thương khó lần thứ hai

THỨ BẢY TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 9,43-45 Đức Giêsu Tiên Báo Cuộc Thương Khó Lần Thứ Hai  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Trong Tin Mừng...

Thứ Năm, Tuần XXV TN, Lc 9,7-9: Vua Hê-rô-đê và Đức Giêsu

THỨ NĂM TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 9,7-9 Vua Hê-rô-đê Và Đức Giêsu Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Bản văn Tin Mừng hôm nay là một...