Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

ĐAN VIỆN AN PHƯỚC – CHÚA NHẬT I MÙA CHAY B

CHÚA NHẬT I-B MÙA CHAY

(MỒNG III TẾT MẬU TUẤT)

(St 9,8-15; 1 Pr 3,18-22; Mc 1,12-15)

 

 

THỐNG HỐI

Chúng ta đã bước vào Mùa Chay từ hôm Thứ Tư Lễ Tro. “Mùa Chay như một dấu chỉ bí tích sự hoán cải của chúng ta. Mùa Chay thôi thúc chúng ta, và cho chúng ta cơ hội trở về với Chúa hết lòng và trong mọi khía cạnh của cuộc đời chúng ta”.

 

+ Lạy Chúa, Chúa là Cha của chúng con, Chúa muốn chúng ta sống tốt đẹp. Nếu chúng con dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện, chúng con có thể nhổ tận gốc khỏi con tim mình những lời dối trá bí ẩn và những hình thức tự lừa dối, và tìm thấy niềm an ủi mà Chúa mang đến cho chúng con.

Xin Chúa thương xót chúng con.

+ Lạy Chúa Giêsu, những lời cầu xin trợ giúp chúng con gặp  hàng ngày, đó là những thỉnh cầu đến từ chính Chúa. Sự bố thí giải thoát chúng con khỏi lòng tham, và giúp chúng con xem người hàng xóm là anh chị em với mình, chia sẻ sự quan tâm chăm sóc của Chúa cho mỗi con cái của Ngài.

Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

 

            + Lạy Chúa, chay tịnh làm cho chúng ta chú ý hơn đến Chúa và người láng giềng của mình. Nếu chúng con hiệp cùng nhau dâng lời cầu khẩn lên cùng Thiên Chúa, chay tịnh, và trao ban bất cứ điều gì có thể cho những anh chị em chúng con đang cần đến!

Xin Chúa thương xót chúng con.

 

(x. SĐ Mùa Chay 2018)

 

 

I.          Đơn vị tính thời gian của người Việt, là hệ Can và hệ Chi.     1. Hệ can: Gồm 10 yếu tố: Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý. 2. Hệ chi: Có 12 yếu tố gồm: Tý (Chuột) • Sửu (Trâu) • Dần (Hổ) • Mão (Mèo) • Thìn (Rồng) • Tỵ (Rắn) • Ngọ (Ngựa)  • Mùi (Dê) • Thân (Khỉ) • Dậu (Gà) • Tuất (Chó) • Hợi (Lợn).

Theo vòng tuần hoàn, 60 năm là một vòng chu kì Can Chi, còn gọi là một Hội.  Tên mỗi năm, do ghép 2 yếu tố Can và Chi : Năm 2018 là năm Mậu Tuất (con chó). Trong cuộc sống, “con chó” sống gần với con người, và “con chó” cũng còn được đưa vào văn học, để người ta dựa vào đó cho dễ truyền đạt bài học luân lý.

Giai thoại : xưa có một danh tướng Nhà Nguyễn, tên là Ông Ích Khiêm (1829-1884). Ông ghét các quan văn võ khác, vì ông không hài lòng việc họ mượn quân nhà Thanh sang đánh Pháp.

Một bữa nọ ở kinh đô Huế, tướng quân thết tiệc đãi các quan văn võ, mân trên cỗ dưới đều dọn toàn… thịt chó. Có khách mời không quen ăn thịt chó, hỏi món khác, tướng quân xoa tay cười đáp lại:

– Xin lỗi, trên chó dưới chó, tất cả đều chó, hiện không có gì khác ngoài chó !

Các quan biết tướng quân chơi xỏ, nhưng vẫn ngậm cay nuốt đắng cho qua bữa. Tưởng đâu chỉ có thế. Ai dè tiệc xong, gọi nước mãi mà không thấy quân hầu đưa lên (thật ra chủ nhà đã dàn cảnh trước như thế), tướng quân lại lên tiếng quát tháo lính hầu :

– Nước đâu? Nước đâu? Tụi bay định để các quan chết khát à ?

Một lính hầu đến thưa: “Bẩm quan lớn, nước chưa được!”. Tướng quân Ông Ích Khiêm làm bộ nổi nóng, hét om sòm:

– Đồ chó chết! Chó chết! Một lũ chỉ biết vục đầu ăn, không lo nước non gì!

Các quan nghe la hét như thế, ai nấy đều tím cả mặt mày lại vì biết bị chơi cay cú. Nhưng cay cú thì ráng chịu, vì người ta mắng chửi người nhà người ta mà !.

http://chimviet.free.fr/truyenky/tamminh/ntgn052.htm

II.         Trong văn học Việt Nam cũng còn ghi lại nhiều câu chuyện và thành ngữ liên quan về “chó”. Như “Chó chết hết cắn”, hay “Chó chết hết chuyện”. Hai câu này hội ý chung, ám chỉ về những con chó dữ được ví với người ác độc, nham hiểm ác độc mấy cũng không qua khỏi cái chết. Khi chết rồi, cũng như chó chết, và chó chết thì hết cắn, hết sủa; và chó chết cũng là lúc hết chuyện…

BĐ II (1 Pr 3,18-22), thánh Phêrô cho thấy: Có một cái chết của một nhân vật đã trở nên “Tin Mừng” cho con người. Đó là cái chết của Chúa Giêsu. Cái chết này, xác lập lại điều xưa kia Thiên Chúa đã phán với ông Môsê : “Ta sẽ nhớ lại giao ước giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm; và nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa” (St 9,15 – BĐ I). 

Theo chương trình của Thiên Chúa, cái chết của Chúa Giêsu mới chỉ là bước khởi đầu để con người được sống lại từ cõi chết tội lỗi, đồng thời là căn bản để từ đó con người sống một cuộc sống mới theo Thần Khí của Người. Trong tiến trình cứu độcon ngườitiếp tục sống trong sự Phục Sinh của Chúa Giêsu : Kitô hữu chết đi cho tội lỗi, đã trở thành một con người mới cùng với Chúa Giêsu phục sinh (x. Rm 6,14), một thụ tạo mới (x. 1 Cr 5,17). Đó là việc trở nên đồng hình dạng trong cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu (x. Rm 6,3-11; Cl 2,11-15).

Nhờ sự sống lại của Chúa Giêsu, khi chúng ta nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, tội tổ tông và cả những tội riêng của chúng ta đã được tẩy sạch; chúng ta được phục hồi khả năng làm con Thiên Chúa, đồng thừa kế với Chúa GiêsuBí Tích Rửa Tội là khởi đầu của hành trình đến cùng Thiên Chúa. Con người có tự do, và con người còn ở trong ảnh hưởng của những khuynh hướng xấu, nên con người vẫn có thể sa ngã phạm tội và chết lại trong tội lỗi. Nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho con người phương thế để được sống lại sau khi đã chết trong tội, đó là Bí Tích Hòa Giải. Thiên Chúa đầy lòng thương xót, luôn mời gọi chúng ta chỗi dậy như người con hoang đàng trở về (x. Lc 15,2432).

      Lòng thương xót đó tạo nên sự đồng cảm, mời gọi con người có cái nhìn của Thiên Chúa (x. Mt 7,1-5), để biết cảm thông và biết sẻ chia một cách sâu xa ngay trong cuộc sống con người. Vì Chúa Giêsu đã phá bỏ bức tường ngăn cách giữa mọi người (x. Ep 1,14-18). Nhờ đó, sự đồng cảm trở nên sợi dây vô hình, Chúa Giêsu dùng nối kết con người lại với nhau (x. Ga 17) để mỗi con người được hưởng bình an hạnh phúc, như niềm vui của Người có được “vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,32).

            Đó là lý do Chúa Giêsu loan giảng Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.  Anh em hãy thống hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15)Nên, theo thánh Máccô (x. Mc 1,12-15 – TM), ngài chỉ kể tên một số biến cố liên tiếp, như Chúa Giêsu vào hoang địa, chịu Satan cám dỗ và sống giữa dã thú, sau đó ngài như đốc thúc chúng ta vươn nhanh tới điểm chính, là việc loan giảng và sứ điệp loan giảng của Chúa Giêsu. Thánh nhân muốn chúng ta thấy rõ những cám dỗ chung quy là những thử thách Chúa Giêsu phải đương đầu khi Người thi hành sứ vụ Cứu Thế.

            Là người “Con Yêu Dấu” (Mc 1,11) của Chúa Cha, Chúa Giêsu đã bị cám dỗ đừng thi hành sứ vụ, đừng nói cho nhân loại sứ điệp của Chúa Cha là “Hãy thống hối và tin vào Tin Mừng”. Satan không muốn con người trở về với Thiên Chúa, nên nó phải tìm đủ cách để ngăn cản.  Nó lo sợ Chúa Giêsu sẽ kêu gọi con người từ bỏ tội lỗi để trở lại với Thiên Chúa, nên nó phải bưng bít Tin Mừng sắp được công bố, nó phải cám dỗ Chúa Giêsu ráo riết để Người bỏ cuộc. 

 

III.        Theo lời Chúa Giêsu: “Vì sự ác lan tràn, nên lòng mến của nhiều người sẽ ra nguội lạnh” (Mt 24,12). ĐTC Phanxico dạy : Đứng trước những thử thách đau thương, các tiên tri giả sẽ dẫn dắt nhiều người lầm đường lạc lối; và lòng mến, là cốt lõi của Tin Mừng, trở nên giá băng trong tâm hồn của nhiều người.

Chúng ta phải làm gì?

– Dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện, chúng ta có thể nhổ tận gốc khỏi con tim mình những lời dối trá bí ẩn và những hình thức tự lừa dối, và rồi tìm thấy niềm an ủi mà Chúa mang đến cho chúng ta.

– Sự bố thí giải thoát chúng ta khỏi lòng tham và giúp chúng ta xem người hàng xóm là anh chị em với mình.

– Chay tịnh làm yếu đi xu hướng bạo lực của chúng ta. Một mặt, chay tịnh cho phép chúng ta trải nghiệm những gì mà người nghèo khó và đói khát phải chịu đựng. Mặt khác, chay tịnh thể hiện sự đói khát thiêng liêng của chúng ta và lòng khao khát cuộc sống trong Chúa.

ĐTC cũng mời gọi toàn thể Hội Thánh cử hành bí tích Hòa Giải trong bối cảnh tôn thờ Thánh Thể, vào dịp “24 Giờ cho Chúa” từ Thứ Sáu ngày 9-3 đến Thứ Bẩy ngày 10-3-2018, chủ đề: “Nơi Chúa có ơn tha thứ”(Tv 130, 4).

 “Nguyện xin ánh sáng Chúa Kitô phục sinh trong vinh quang xua tan bóng tối trong con tim và tâm trí chúng ta”, và cho phép tất cả chúng ta hồi tưởng lại kinh nghiệm của các môn đệ trên đường Emmaus. Bằng cách lắng nghe Lời Chúa và kín múc lương thực từ bàn tiệc Thánh Thể, xin cho lòng chúng ta ngày càng hăng hái trong đức tin, đức cậy và đức mến.

(x. Sứ Điệp Mùa Chay 2018 của ĐTC Phanxicô)

Bài viết liên quan

- Advertisement -spot_img

BÀI VIẾT MỚI