Thứ Bảy, 1 Tháng Tư, 2023

ĐAN VIỆN AN PHƯỚC – LỄ THIÊN CHÚA BA NGÔI (Ga 16, 12-15)

 I. Khi nói về Thiên Chúa Ba Ngôi, thần học của Hội Thánh chia những hành động trong Thiên Chúa Ba Ngôi thành hai loại : – Opus ad intra: hành động hướng nội; – Opus ad extra : hành động xuất ngoại.

            Hành động hướng nội của Thiên Chúa Ba Ngôi như sự sống và tình yêu… thánh Gioan Tông đồ đã gọi : “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,16).

Hành động xuất ngoại cũng của cả Ba Ngôi Vị, nhưng thần học thường chỉ riêng cho từng Ngôi Vị. Việc sáng tạo vũ trụ dành cho Chúa Cha – việc cứu chuộc dành cho Chúa Con – và việc thánh hóa dành cho Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần, mặc dầu sáng tạo cũng là Thiên Chúa sáng tạo – cứu chuộc cũng là Thiên Chúa cứu chuộc – và thánh hóa cũng là Thiên Chúa thánh hóa, vì Ba Ngôi là một Thiên Chúa.

 II. Trong Tin Mừng Gioan, Thiên Chúa Ba Ngôi thường được diễn tả qua mối liên hệ sống động với con người, đặc biệt trong việc Thiên Chúa tỏ ra những gì Người muốn con người tiếp nhận. Thánh Gioan gọi tất cả những điều Thiên Chúa muốn cho con người biết qua Chúa Giêsu là “sự thật toàn vẹn”. 

            Tin Mừng hôm nay là một trong số những lời của Chúa Giêsu nói với các tông đồ ở Bữa Tiệc Ly về vai trò của Chúa Thánh Thần trong mối tương quan giữa Thiên Chúa Cha, Chúa Con và con người. Chúa Giêsu giúp con người hiểu một phần nào về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi khi Người cho chúng ta thấy mối tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa và con người.  Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa Ba Ngôi thực hiện mối tương quan ấy :

– Chúa Cha: “Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy.” Khẳng định như thế, Chúa Giêsu muốn cho con người thấy giữa Người và Chúa Cha có sự thông hiệp toàn vẹn, đến nỗi không còn gì là của riêng một ngôi vị. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của tình yêu nên Chúa Giêsu không sống đơn độc, nhưng Người có đời sống cộng đồng, sống mối thông hiệp Cha – Con trong tình yêu và hiểu biết nhau, tức là trong Chúa Thánh Thần.

– Thánh Thần là “Thần Khí sự thật”, bởi vì sau khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn và sống lại, Thánh Thần sẽ giúp cho các môn đệ Chúa Giêsu tiếp nối công cuộc của Người, bằng cách cho họ nhớ lại tất cả những gì Người đã dạy bảo họ trước kia và hỗ trợ họ làm cho vinh quang Chúa Cha được tỏ rạng, giống như Người đã làm khi còn sống giữa họ. Chúa Giêsu muốn chia sẻ với họ hết những gì Người có, ‘nhưng bây giờ, họ không có sức chịu nổi’.  Chúa Giêsu đã thấy các môn đệ chưa đủ lòng tin để nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, vì họ cũng như nhiều người khác chỉ thấy Chúa Giêsu là người Nazareth, con ông Giuse thợ mộc và bà Maria, hoặc là một vị ngôn sứ.  Tất cả họ đều chưa thể đạt tới được “sự thật toàn vẹn.”  Nên họ cần phải được lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Đấng “sẽ dẫn họ tới sự thật toàn vẹn”.   Sự thật toàn vẹn, đó là chân tính và sứ mệnh của Chúa Giêsu :  “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

                                                                                                                                                     

III.    Lòng Chúa Thương Xót được bày tỏ ra trong “mọi chiều kích dài rộng cao sâu” nơi Chúa Giêsu là Dung Nhan Lòng Chúa Thương Xót, một Lòng Thương Xót vượt qua sự hiểu biết của con người (x. Ep 3,18), và Lòng Thương Xót đó làm cho “chúng ta không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5). “Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” là Thần Khí, “khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13).

Nhờ Chúa Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể, con người được biết về Chúa Cha, Chúa Thánh Thần và về chính Ngôi Lời. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không chỉ hé mở cho con người thấy một Thiên Chúa của tình yêu, nhưng hơn thế nữa còn cho con người thấy Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã lan tới muôn loài muôn vật, để muôn loài muôn vật được bảo tồn và phát triển. Lòng Thương Xót ấy còn thu hút muôn loài muôn vật vào trong Cộng Đồng yêu thương là chính Ba Ngôi Thiên Chúa, để đạt mục đích cuối cùng của mặc khải là giao hòa con người với Thiên Chúa và con người với nhau.

Xin cho mọi người ngày càng đi sâu vào “sự thật toàn vẹn” của Thiên Chúa trong Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, để con người được hạnh phúc cảm nhận Lòng Chúa Thương Xót, khi “ngày ngày ta là niềm vui của Người; trước mặt Người, ta không ngớt vui chơi, vui chơi trên mặt đất, ta đùa vui với con cái loài người” (Cn 8,30-31).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

2022 – Cùng nhau trên hành trình (Nhìn lại 2022)

https://www.youtube.com/watch?v=N8si-Jc6elc Cuộc sống đan tu không chỉ được nuôi dưỡng bởi những sự kiện lớn, nhưng còn là từng giây phút trong cuộc đời, đan...

Tập viện An Phước – Mừng Lễ Bổn mạng 2022

Tập viện sinh hoạt mừng ngày bổn mạng - Lễ các thánh giữ luật thánh Biển Đức (13.11.2022) #DanVienAnPhuoc #BonMangTapVien2022 https://www.youtube.com/watch?v=XNzCq2n-BQI https://www.youtube.com/watch?v=pbKulk7GPM0 https://www.youtube.com/watch?v=X9noM7o9wJs https://www.youtube.com/watch?v=1UjggFrao8U

Ý nghĩa của lao động | Đan viện An Phước

Bạn có biết, tại sao các đan sĩ lại yêu mến lao động hay không? Trong Tu Luật Cha Thánh Biển Đức, Cầu nguyện...

LƯỢC SỬ ĐAN VIỆN AN PHƯỚC

               ...

Một vài hình ảnh về Đan Viện An Phước

Đan Viện An Phước ...

ĐAN VIỆN AN PHƯỚC – THÁNH LỄ BỔN MẠNG VÀ HỒNG ÂN THÁNH HIẾN ĐAN TU

Lúc 9g00, Cha Viện Trưởng M. Martino de...

CỘNG ĐOÀN AN PHƯỚC – TĨNH TÂM THÁNG 9-2015 – BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY “ĐIỀU LỰA CHỌN”

  BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY “ĐIỀU LỰA CHỌN”   Fr....

Đan Viện An Phước – ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM

Xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng...

ĐAN VIỆN AN PHƯỚC – NĂM THÂN NHẮC LẠI CHUYỆN “KHỈ” (TĨNH TÂM THÁNG 02-2016)

Một Mùa Xuân mới lại đến. Mùa Xuân này...