Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C, MONG ĐỢI CHÚA ĐẾN

MONG ĐỢI CHÚA ĐẾN

Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 – 4,2; Lc 21, 25-28. 34-36 

Có thể nói suốt dọc hành trình đời người là những ngày tháng mong đợi: em bé mong má đi chợ về cho quà bánh, học sinh mong thi đậu, bác công nhân mong tới những ngày cuối tuần để nghỉ ngơi, cuối tháng để lãnh lương…điều mong đợi càng quan trọng thì chúng ta càng háo hức và chuẩn bị chu đáo. Cũng vậy, niềm mong đợi quan trọng nhất của người Kitô hữu là chờ Chúa đến cứu độ mọi người. Ngày ấy đến bất chợt. Do đó, chúng ta cần ở trong tư thế cầu nguyện, tỉnh thức và sẵn sàng, để khi Ngài đến gõ cửa chúng ta liền mở và đi theo Ngài. Đây cũng chính là sứ điệp Lời Chúa mời gọi chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay.

 Mùa vọng vừa là mùa chuẩn bị lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này kính nhớ việc con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng mong đợi Chúa Kitô đến trong ngày tận thế (x. AC 39).

Sau khi nguyên tổ loài người phạm tội, Thiên Chúa không nỡ bỏ rơi con người dưới ách thống trị của tội lỗi và sự chết. Ngài đã hứa ban Đấng Cứu thế (St 2,15). Trong lịch sử dân Israel, Thiên Chúa đã nhiều lần lặp lại lời hứa này với các tổ phụ và tiên tri (x. Dt 1,1-2). Niềm hy vọng này đã nâng đỡ dân Chúa sống niềm tin tưởng, phó thác, qua dòng lịch sử chờ mong điều Thiên Chúa đã hứa.

Bài đọc thứ nhất nhắc lại cảnh dân chúng đang sống tuyệt vọng trong thời lưu đầy thì ngôn sứ Giêrêmia đã gieo niềm hy vọng cho họ khi ngài loan báo Thiên Chúa không quên lời Ngài đã hứa. Ngài sẽ ban một “Đấng Công chính” để giải thoát dân Ngài: “Trong những ngày ấy, vào thời đó, Ta sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công chính… Giuđa sẽ được cứu thoát… Giêrusalem sẽ được an cư lạc nghiệp” (Gr 33,15-16). Đây chính là lời hứa về lần đến thứ nhất của Đấng Messia. Lời loan báo này làm cho dân Chúa xưa cũng như chúng ta hôm nay có thể chỗi dậy và tiến bước.

Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô đã nhắc bảo giáo đoàn Thêxalônica hãy tin và chờ đợi Chúa sẽ trở lại trong vinh quang. Niềm tin này sẽ định hướng cuộc đời của mọi người. Trong khi chờ đợi Chúa sẽ đến trong vinh quang, mọi người phải thực hiện giới răn của Chúa là thi hành đức bác ái đối với nhau: “Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đm đà thắm thiết… Có như thế thì… anh em mới được bền tâm vững chí không có gì đáng trách… trong ngày Chúa Giêsu quang lâm”(x.Tx 3,12-13).

Đối với bài Tin Mừng Đức Giêsu nói với các môn đệ về những sự việc sẽ xẩy ra vào những ngày cuối cùng của thế giới: Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Đây là dấu hiệu ngày cánh chung sắp xảy đến. Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu thoát. Nhưng để được cứu anh em phải đề phòng chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt con người  (x. Lc 21,25-35).

Rõ ràng cả 3 bài Lời Chúa hôm nay đều đề cập đến việc Thiên Chúa sẽ đến để cứu độ muôn dân. Vậy để chờ đợi Chúa đến chúng ta cần có những tâm tình nào?

3 tâm tình cần có:  

Chớ quên địa vị làm con Thiên Chúa: Chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Người. Được gọi Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau. Do đó, chúng ta cần noi theo gương “Anh Hai” Giêsu yêu mến và vâng lời Cha (x. Ga 4,34). Đồng thời yêu thương giúp đỡ những anh em đói nghèo.

Sám hối: Vì quên đi địa vị làm con Chúa mà chúng ta dễ bị ru ngủ bởi những hoan lạc trần thế, làm cho lòng mình “ra nặng nề, vì chè chén say sưa.” Để mong chờ Chúa đến chúng ta cần có tâm tình sám hối và kiên trì cầu nguyện. Hầu lắng nghe tiếng của Ngài để dám can đảm từ chối những lối sống trụy lạc, đam mê dục vọng của thế giới hưởng thụ.

Tin tưởng và phó thác vào Chúa: Dùng đức tin và lòng phó thác đón nhận cuộc sống này hầu không quá bận tâm toan tính sự đời mà quên tìm lẽ sống thật là chính Chúa. Cần xác tín hơn rằng Nước Trời mới là kho báu chúng cần tìm với mọi cách để chiếm đoạt. Đồng thời, luôn trung thành với Chúa trong ơn gọi bằng việc chu toàn những bổn phận hằng ngày. Sống niềm tin phó thác ngay cả trong những thử thách để đứng thẳng và ngẩng đầu lên vì Chúa đang đến cứu độ chúng ta.

Thật vậy, Đức Giêsu đã nhập thể, sống kiếp người, đã chịu chết và sống lại, về trời cùng Thiên Chúa Cha và loan báo sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Do đó, toàn thể đời sống của Giáo Hội luôn hướng về ngày Quang Lâm của Đức Giêsu. Ngày đó đến cách bất chợt nên chúng ta cần tỉnh thức và cầu nguyện, đây cũng chính là sứ điệp Giáo Hội truyền dạy chúng ta trong Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng này. Để khi Ngài đến chúng ta cùng theo Ngài vào dự tiệc cưới Thiên Quốc. Vì thế, Giáo Hội thường xuyên kêu lên: Maranatha, Lạy Chúa Kitô, xin ngự đến. 

Mai Lệ Thi, Phước Thiên

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...