Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

DẤU CHỈ HY VỌNG – CHÚA NHẬT (B) TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN – VP DUYÊN THẬP TỰ LÊ VĂN ĐOÀN

TN-226-TUẦN XXXIII-chúa nhật

DẤU CHỈ HY VỌNG

(Đn 12,1-3 / Dt 10,11-14.18 / Mc 13,24-32)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn 

Trong hai ngày qua, khi suy niệm các trích đoạn trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca, chúng ta đã được mời gọi hướng ánh nhìn về tương lai, về ngày của Chúa, về thời điểm cùng tận của lịch sử mỗi người và nhân loại. Khi hướng về tương lai sẽ được tỏ hiện sau cuộc sống trần gian này, mỗi chúng ta cảm thấy gì trong tâm hồn mình: vui hoặc buồn, hy vọng hay chán nản, bình an hay bất an? Có một điều chắc chắn, đó là mỗi chúng ta đều phải từ giã cõi đời này, cũng như lịch sử nhân loại sẽ đi vào thời cánh chung, bằng cách nào và khi nào, không ai biết được. Chính Chúa Giê-su cũng đã quả quyết: “Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay Người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13,32). Chúng ta không biết ngày giờ, nhưng ngày giờ đó sẽ đến.

Phải chăng, tương lai chúng ta đang hướng ánh nhìn về, là một tương lại bất định, chỉ gây nên hoang mang và lo sợ? Với đức tin, chúng ta không nhìn tương lai như một thực tại đầy u ám, buồn nản, nhưng đó là một tương lai tươi sáng, vì đó là điểm tới của hành trình dương thế của chúng ta, là điểm hẹn Thiên Chúa đang chờ đón chúng ta. Các bài đọc Lời Chúa của chúa nhật năm B tuần XXXIII mùa thường niên mở cho chúng ta như thấy thực tại tương lai mà bây giờ chúng ta nhìn một cách lờ mờ, nhưng sẽ tỏ hiện rõ ràng khi chúng ta tiến đến thời điểm đó.

  1. ĐƯỢC GHI TÊN TRONG CUỐN SÁCH CỦA THIÊN CHÚA

Trong bài đọc một, trích sách Đa-ni-en chương 12 từ câu 1 đến 3, ông Đa-ni-en, trong một thị kiến, được nghe những lời từ chính ‘Đấng giống như con người’: “Thời đó, Mi-ca-en sẽ đứng lên. Người là vị chỉ huy tối cao, là đấng vẫn thường che chở dân người. Đó là thời ngặt nghèo chưa từng thấy, từ khi có các dân cho đến bây giờ. Thời đó, dân ngươi sẽ thoát nạn, nghĩa là tất cả những ai được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa”.

Theo ngôn ngữ khải huyền, thời cùng tận của lịch sử nhân loại được đánh dấu bằng những thời điểm trong đó nhiều tai ương sẽ xảy ra. Đây chỉ là khúc dạo đầu của một tiến trình biến đổi. Đau khổ với những thứ tai ương thiên nhiên hay nhân hoạ như chiến tranh… là điều cần thiết phải xảy ra. Chúng như cơn đau khởi đầu của việc sinh con. Đây cũng là giai đoạn của sự thanh luyện, để những ai trung tín đến cùng sẽ được cứu độ.

Về tận cùng của lịch sử nhân loại, chúng ta không biết bao giờ xảy ra. Chúng ta cũng không biết lúc nào là tận thế. Nhưng về tận cùng của cuộc sống mỗi người, chắc chắn sẽ xảy ra, cũng không quá xa, tối đa là một trăm năm nữa đối với một bé sơ sinh mới chào đời. Còn với chúng ta, những người đã đi được nửa đường đời, hay bắt đầu ở bên kia triền dốc cuộc sống, thì ngày ra đi khỏi trần gian này không phải là một điều mơ hồ. Biết bao nhiêu cái chết bất ngờ lấy đi sinh mạng của những người đang đầy sức sống.

Với tư cách là Ki-tô hữu, đâu là dấu chỉ hy vọng mà chúng ta có về tương lai ẩn dấu sau cuộc sống này? Hình ảnh những người “được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa” là dấu chỉ mang đến hy vọng lớn lao cho cuộc đời Ki-tô hữu của chúng ta. Được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa, nghĩa là được sự sống đời đời, được hưởng vinh quang thiên quốc, được hạnh phúc viên mãn trong Thiên Chúa trong cõi vĩnh hằng. Đây là điều chúng ta mong ước nhất. Chúng ta mong ước được ghi vào sách hằng sống của Thiên Chúa.

Chúng ta đã được ghi vào cuốn sách của Thiên Chúa rồi, khi chúng ta được làm con Chúa nhờ bí tích thánh tẩy và ngày ngày được lớn lên trong ân nghĩa của Chúa xuyên qua những ân sủng, phúc lành của Thiên Chúa và đời sống thánh thiện của chúng ta. Chúng ta cần ghi khắc trong tâm khảm mình hình ảnh này, để trong đời sống cụ thể, chúng ta sống và hành động thế nào để tên chúng ta được ghi trên trời, như Chúa đã nói với các môn đệ của Người. Như vậy, cuộc sống trần gian này sẽ là thời gian và không gian giúp chúng ta trở nên công chính và “sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao” trên bầu trời của Thiên Chúa. Tương lai của chúng ta, của mỗi người chúng ta, thật tươi sáng, thật đẹp và huy hoàng, vì chúng ta sẽ gặp lại Đấng đã yêu thương và cứu chuộc chúng ta.

  1. CHÚA KI-TÔ NGỰ BÊN HỮU THIÊN CHÚA ĐẾN MUÔN ĐỜI

Trong bài đọc hai, trích thư Do Thái chương 10 từ câu 11 đến 14 và câu 18, tác giả đã trình bày cho chúng ta hình ảnh của Chúa Ki-tô, Đấng cứu độ trần gian. “Đức Ki-tô, sau khi dâng lễ tế duy nhất để đền tội cho nhân loại, Người đã ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn đời. Và từ khi đó, Người chờ đợi ngày các kẻ thù bị đặt dưới bệ chân”.

“Chúa Ki-tô ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn đời”: đây là dấu chỉ hy vọng của cuộc đời Ki-tô hữu của chúng ta. Tại sao đó lại là dấu chỉ hy vọng? Chúa Giê-su đã đến trần gian này và cắm lều ở với chúng ta – Em-ma-nu-en – và đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc nhân loại, để tha thứ mọi tội lỗi. Như vậy, chúng ta được cứu độ bằng một giá rất đắt, giá máu của Con Thiên Chúa. Và như thế, là môn đệ của Chúa, chúng ta trở nên nghĩa thiết với Người. Và chính Người đã nhiều lần tuyên bố, cũng như đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha, những người Cha đã ban cho con, con muốn rằng con ở đâu, họ cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành” (Ga 17,24).

Giờ đây, Chúa Giê-su đang ngự bên hữu Chúa Cha, không những Người cầu bầu cho chúng ta trước tôn nhan Chúa Cha, mà còn ban sức mạnh để chúng ta chiến thắng các kẻ thù là Sa-tan và các thần hạ của nó. Hơn nữa, Người đang chờ đợi chúng ta để chúng ta cũng được ở bên Chúa Cha, cùng với Người, trong vinh quang của Nước Trời.

Như vậy, cuộc đời Ki-tô hữu của chúng ta có một tương lai rất tươi sáng, đó là nơi Chúa Ba Ngôi, trong Nhà của Chúa Cha. Nếu tương lại tươi sáng như vậy, cuộc đời chúng ta hãy hướng về đó, “hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (x.Cl 3,1). Chúa Ki-tô là kho tàng của chúng ta dưới trần gian này, là viên ngọc quí nhất của cuộc sống, và còn hơn thế nữa, Người là tất cả của chúng ta khi chúng ta được hưởng kiến Thánh Nhan Thiên Chúa Ba Ngôi. Thật là tươi sáng tương lại của chúng ta! Thật là tốt đẹp tận cùng của cuộc đời chúng ta! Thật là vinh quang tận điểm của lịch sử của đời chúng ta!

Vì thế, muốn đạt đến không gian đó vào thời điểm đó, mỗi ngày chúng ta hãy đến với Chúa Giê-su Ki-tô, hay đúng hơn hãy mở rộng con tim và đời sống để đón nhận cuộc viếng thăm của Người.

  1. CON NGƯỜI ĐÃ ĐẾN GẦN, NGOÀI CỬA RỒI

Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mác-cô chương 13 từ câu 24 đến 32, Chúa Giê-su nói với các môn đệ về ngày quang lâm của Người. Cuộc quang lâm đó với thời gian khởi đầu là những ngày tăm tối với nhiều thứ tai hoạ. Như đã nói trên, đó là khởi đầu của tiến trình sinh nở, cần qua đau khổ để đạt tới niềm vui khi một con người mới được sinh ra, khi xuất hiện trời mới đất mới. Đó cũng là giai đoạn của cuộc thanh tẩy. Đó cũng là khúc dạo đầu của bản giao hưởng tuyệt vời của hoàn vũ. Mọi người cũng như mỗi chúng ta cần đọc ra những dấu chỉ đó để khám phá ra điều sắp xảy ra. Điều sắp xảy ra là việc Chúa quang lâm, Con Người ngự đến. Rất cần thiết phải đọc ra những dấu chỉ đi trước và dẫn đường.

Để tiên báo việc Người sắp đến, Chúa Giê-su đã sử dụng hình ảnh cây vả đâm chồi nẩy lộc, đây là dấu chỉ của hoa trái sắp đến: “Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến” – mùa hè là mùa kết trái. Chúa giải thích: “Cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết là Con Người đã đến gần, ở ngay ngoài của rồi”. Ôi! Hạnh phúc biết bao Người Yêu đang tới, đã tới rất gần rồi! Tương lai đang mở ra đầy hạnh phúc, hân hoan!

Người đang tới. Người là mùa hè cho cây vả sinh trái. Người là mùa hè của đời tôi để đời tôi mở ra cho tương lai tốt đẹp, phong nhiêu. “Điều làm vinh danh Chúa Cha là anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy” (Ga 15,8). Người đã đến gần, ngay ngoài cửa, Người gõ cửa, và nếu tôi mở cho Người, Người sẽ vào và tôi cùng Người dùng bữa trong thân tình (x.Kh 3,20). Đẹp lắm thay mối tình giữa Người và tôi! Đẹp lắm thay tương lai đời tôi! Tương lai của tôi là tên tôi được ghi trong cuốn sách của Thiên Chúa, là Chúa Giê-su đến với tôi trong cuộc đời này để đưa tôi lên cùng ngự trị với Người trong Nước của Cha Người. Còn gì hạnh phúc hơn cuộc đời Ki-tô hữu và tương lai cuộc đời của mỗi chúng ta!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...

Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta”

    Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khoảng 9h sáng, thứ Tư, ngày 2/2/2022, trong thánh...

Chúa Nhật VII TN, C, Lc 6,27-38: Lòng bao dung và tha thứ

    LÒNG BAO DUNG VÀ THA THỨ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38) Viết Trung, Phước Lý “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em...

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

    Chúa Nhật VII TN - C YÊU THƯƠNG KẺ THÙ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38) M. Bosco, Phước Sơn Yêu thương kẻ thù là đặc nét của...

Phúc Thật

Chúa nhật 6 Thường niên năm C (Gr 17, 5-8 ; Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6 ; 1 Cr 15, 12. 16-20 ;...