Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

ĐI TÌM HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

CHÚA NHẬT VI: ĐI TÌM HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

Gr 17, 5 – 8; 1Cr15, 12. 16 – 20; Lc 6, 17. 20 – 26

 Có thể là hình ảnh về 11 người và mọi người đang đứng

        Là con người sống ở thời đại nào, ai cũng muốn mình được hạnh phúc, vì thế mà không ngừng nỗ lực để đi tìm. Hạnh phúc là niềm khát vọng sâu thẳm trong mỗi con người mà Thiên Chúa đã đặt để sẵn vào khi Người tạo dựng.

        Tuy nhiên khi con người chiều theo những dụ dỗ của loài rắn, đó chính là lúc con người đã đánh mất hạt mầm hạnh phúc và không còn cơ hội để sinh hoa kết trái cho hạnh phúc nữa. Trái lại, biết bao bất hạnh và những hệ lụy kéo ùa theo cuộc đời. Bởi thế, bao lâu con người còn sống là bấy lâu vẫn miệt mài đi tìm hạnh phúc.

         Vậy hạnh phúc là gì? Đâu là hạnh phúc đích thực và đâu không phải là hạnh phúc? Tiền tài sản vật, lạc thú,…và thành công trong cuộc đời có đem lại hạnh phúc không? Hay hạnh phúc hệ tại ở những điều gì đó khác sâu xa hơn? Phụng vụ Lời Chúa hôm nay sẽ gợi mở cho chúng ta lời giải đáp những thắc mắc trên.

  1. Hạnh phúc là gì

Có người cho rằng: hạnh phúc là có nhiều tiền, nhiều vàng, có địa vị và danh vọng. Người khác thì nghĩ rằng: hạnh phúc là có nhà lầu xe hơi, có nhiều đất đai, vợ đẹp con khôn. Người khác nữa cho rằng: hạnh phúc là có sức khỏe, là có sự bình an thư thái giữa thể xác và tâm hồn.

Còn theo truyền thống Ấn Độ: hạnh phúc là Sukha, đó là trạng thái giống như một bánh xe mà trong đó mọi thành phần của bánh xe đều ăn khớp với nhau và làm cho bánh xe vận hành suôn sẻ. Còn đau khổ là Dukha, là tình trạng bánh xe bị trục trặc, các thành phần của bánh xe bị hư hỏng hoặc không ăn khớp với nhau nên bánh xe vận hành không được trôi chảy.

Trong lịch sử của Trung Quốc có nhắc tới vua Tần Thủy Hoàng, một vị vua mơ ước được hạnh phúc, được sống trường thọ nên đã sai các quan thần và dân lên rừng lội suối kiếm cho bằng được các thảo dược để có thể chế ra vị thuốc trường sinh bất tử cho vua.

Như vậy có muôn vàn quan niệm về hạnh phúc khác nhau của mỗi người. Nhưng làm sao có được hạnh phúc?

 

  1. Đi tìm hạnh phúc

Có thể nói rằng hạnh phúc không phải là điều mà chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt. Chẳng hạn như bông hoa bên lề đường chúng ta đi ngang qua có thể giơ tay ra hái, cũng không phải là cái gì đó bên ngoài chúng ta vẽ ra rồi nó sẽ thành hiện thực cho chúng ta. Nhưng hạnh phúc là điều ta cảm thấy được tận sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta, tùy theo thái độ sống đối với cuộc đời của mình. Vì thế con người phải nỗ lực ra công chăm sóc vun trồng thì khi đó cây hạnh phúc mới có thể đơm bông kết trái.

Hạnh phúc là gì? Thưa đó chính là nỗi khát khao được sống, được hiện diện cũng như được yêu thương. Vì thế, đi tìm hạnh phúc chính là đi tìm sự sống cho cuộc đời. Sống là tồn tại, có tồn tại ta mới có mối tương quan, gặp gỡ với người khác để yêu thương, và lớn lên. Khi con người  biết đi tìm hạnh phúc cho mình thì cũng chính là đi tìm tình yêu cho mình.

Thật vậy, khi có tình yêu, thì mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng và tốt đẹp. Người ta nói: “yêu nhau yêu cả đường đi, yêu nhau củ ấu cũng tròn,…yêu nhau mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Khi có tình yêu con người sẽ vượt qua được những lầm lỗi, khó khăn vất vả để đến với nhau.

Như vậy, hạnh phúc chính là sự sống và là tình yêu. Tình yêu và sự sống như đôi cánh dẫn đưa con người bay vào khung trời của hạnh phúc. Hạnh phúc là biết dành cho nhau, là biết hy sinh, là biết đón nhận và biết tha thứ cho nhau. Đó là hạnh phúc con người cần kiếm tìm cho mình và cho người khác.

 

  1. Con Đường Hạnh Phúc Đích Thực

Đức Phật Thích Ca cho rằng: “Đời là bể khổ”. Muốn có hạnh phúc cần phải ra khỏi cái đời của bể khổ, nghĩa là cần diệt cái tham sân si trong con người của mình.

Trong khi đó, Chúa Giêsu đem ra một con đường dẫn con người đạt tới hạnh phúc hoàn toàn khác với những gì con người suy nghĩ. Con đường đó chính là bài giảng trên núi: “Tám mối phúc thật”.

“Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Ở đây Chúa Giêsu không có ý chủ trương làm cho xã hội thụt lùi, không muốn làm cho con người nghèo hèn, yếu đuối và lạc hậu. Ngài không muốn đi ngược lại với đà phát triển của xã hội con người. Nhưng điều Ngài muốn các môn đệ của mình biết rõ hơn về giá trị sống của con người để qua đó hiểu tại sao nghèo lại là phúc chứ không phải là họa. Có cái nghịch lý ở đây: người ta thường nghĩ “nghèo khổ”, nghĩa là cái nghèo đi đôi với cái khổ. Đã nghèo tất nhiên là khổ. Thế mà Chúa Giêsu lại nói: “phúc cho anh em là những kẻ nghèo”. Xem ra Ngài muốn đảo ngược kiểu nói: “nghèo khổ” thành “nghèo phúc”. Cái nghịch lý ấy vẫn có thường nhật trong cuộc sống con người, nhưng con người lại không hề muốn chấp nhận nó. Hay nói khác đi, con người chỉ muốn cái gì đó là của mình mà không muốn hao tổn, mất mát.

Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có không ít người đã đi ngược lại cách sống bình thường của con người, từ bỏ cuộc sống giàu sang để sống nghèo: thánh Phanxico Asisio, Clara…là một ví dụ điển hình.

 

  1. Giàu mà nghèo, nghèo mà giàu

Chúa Giêsu nói: “Phúc cho những người nghèo”, Ngài không chúc phúc cho sự túng thiếu, vì túng thiếu là điều không tốt. Điều được chúc phúc ở đây chính là biết cậy dựa vào Thiên Chúa. Ai cậy dựa vào những gì thuộc về thế gian thì sẽ bị thất vọng, còn ai biết cậy trông vào Thiên Chúa thì chẳng thất vọng bao giờ.

Người giàu thường cậy dựa vào của cải vật chất, tiền bạc. Đối với họ chỉ có đời này là quan trọng, còn đời sau không bao giờ nghĩ tới hay không có. Do đó, họ không xem trần gian này là cõi tạm, là quán trọ, cõi hư vô mà là thiên đàng tại thế của họ.

Còn đối với những người có niềm tin sẽ nhận ra được giá trị đích thực của cuộc sống, họ không xem trần gian này là hạnh phúc trường cửu nhưng chỉ là quán trọ mà thôi. Bởi vậy, họ biết sống nghèo vì Chúa, vì tha nhân bằng cách quan tâm, chia sẻ của cải của mình cho người khác, như thế là họ đang làm giàu trước mặt Chúa. Người ta vẫn thường nói: “cho đi là còn mãi”. Càng biết cho đi, là chúng ta đang làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, xã hội càng phát triển trong tình người, danh Chúa được loan truyền, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đuọc thể hiện.

Một trong những tấm gương sống biết chia sẻ và quan tâm đến người nghèo đó là mẹ thánh Têrexa calcutta. Mẹ đã sống cho người nghèo, trái tim của mẹ dành cho người nghèo. Mẹ đã cho đi tình người bằng cách chăm sóc ân cần cho những người bệnh tật…và qua đó họ cảm nhận được giá trị sống của mình. Mẹ thánh Têrexa chính là chứng nhân, là cánh tay nối dài của lòng thương xót Chúa với những người nghèo, bệnh tật, già cả, neo đơn…

Thánh Gioan Vianey cũng vậy. Ngài đã sống với những người nghèo họ đạo Ars. Có thể họ không nghèo về của cải vật chất nhưng họ lại nghèo về đời sống đức tin. Chính vì vậy, thánh Gioan Vianey đã trở nên nghèo vì họ, để họ trở nên giàu có về đời sống đạo đức.

“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì anh em biết chia sẻ của cải với những người nghèo khổ, biết giúp đỡ những người gặp khó khăn…sống như thế anh em thật có phúc, vì Nước Thiên Chúa là của anh em”.

Cái nghèo mà Chúa Giêsu nói đến là cái nghèo mà các thánh đã sống và đã thực thi: nghèo vì yêu thương tha nhân, nghèo vì muốn cho đi và muốn làm lợi cho người khác.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi mọi người và mỗi người con của Thiên Chúa, sống trong cuộc đời cần luôn biết chọn lựa đâu là hạnh phúc đích thực và đâu là cách sống đem lại phần thưởng cho chúng ta.

Là người kitô hữu, chúng ta cần tập thói quen sống vì Chúa, vì tha nhân và luôn biết làm gương sáng trong đời sống, biết quan tâm chia sẻ…để làm sao những người sống xung quanh mình được niềm vui và hạnh phúc.

Sống như thế không những được hạnh phúc ở đời này mà còn được phần thưởng ở đời sau nữa.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31: Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31 Chúa Ấp Ủ Tôi Suốt Cả Cuộc Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm...

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS - B NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA (Ga 20,19-31)   Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước Không có điều gì...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Chúa đã sống lại thật, Alleluia!

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9 Chúa Đã Sống Lại Thật Alleluia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc các bài báo về những vụ án hình sự...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: “Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Người đã phục sinh”

“CHÚA GIÊSU ĐÃ CHIẾN THẮNG TỬ THẦN, NGƯỜI ĐÃ PHỤC SINH” (Ga 20,1-9) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý  Chúa Giêsu đã phục sinh. Đó là trọng tâm...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 11,1-10: Người tôi tớ của Thiên Chúa đi vào con đường khổ nạn

NGƯỜI TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA ĐI VÀO CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý  Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh...

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...