Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

ĐI TÌM LÝ DO VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA ĐAU KHỔ (Bài Suy Niệm Thứ 2 tuần XXIII TN) – Mai Thi

 

ĐI TÌM LÝ DO VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA ĐAU KHỔ

 (Bài Suy Niệm Thứ 2 tuần XXIII TN)

 

Càng ngày con người càng đạt được nhiều thành tựu hơn, tiến bộ hơn, giàu có hơn, văn minh hơn… nhưng không bao giờ con người hết đau khổ. Bao lâu còn sống trong thân phận người bấy lâu người ta còn phải chứng kiến, bị liên lụy, phải đối mặt, trải qua và trải nghiệm cả một bể khổ đầy nước mắt và cay đắng: chẳng bao giờ chấm dứt cả. Có một câu nói khiến người ta cảm thấy vô cùng tán thán, nó tóm kết mọi điều nan giải chúng ta vừa nói trên đây: “Cuộc sống có phải thực sự mệt mỏi? Mệt mỏi là đúng rồi, thoải mái chỉ dành cho những người đã khuất”.

Có nhiều nguyên nhân làm người ta khổ và cũng có nhiều tâm trạng, nhiều hướng tiếp cận và nhiều chọn lựa khi phải đứng trước đau khổ. Các bài đọc Kinh Thánh hôm nay gợi mở cho chúng ta thấy một vài yếu tố và góc độ phản ánh những đau khổ của con người. Tuy nhiên khi lược qua những nhân vật được hai bài Kinh Thánh nhắc tới, khi đối diện với đau khổ mỗi người Kitô hữu chúng ta cần tìm ra lý do và tìm hướng giải quyết như thế nào?

  1. Người thanh niên bại tay.

Bài Tin mừng (Lc 6, 6-11) kể ngắn gọn về người thanh niên bị bại tay phải. Anh đau khổ vì thân xác bệnh tật của mình. Cũng giống như bao người khác, người mắc bệnh bại tay có mặt trong hội đường vào ngày sabát hôm đó chịu mặc cảm, bất tiện, đau khổ… Khoảng thời gian bấy lâu nay tập cho anh quen hơn với sự thật nghiệt ngã ấy và đúng hơn đối với anh lúc này đành chấp nhận số phận, đành chịu vậy, không có cách nào khác, bất lực không làm gì khác được. Tưởng mình phải chịu đầu hàng với số phận của mình như thế nhưng hôm nay trong ngày sabát Chúa Giêsu đã cất đi nỗi đau khổ của anh. May mắn và sung sướng biết bao khi anh được Chúa chữa lành.   

  1. Nhóm Kinh Sư và Pharisêu.

Với trọng trách cầm cân nảy mực trong đạo cũng như ngoài đời, nhóm Pharisêu và Kinh Sư cảm thấy đau khổ, tức tối vì Đức Giêsu không giữ luật ngày sabát. Đức Giêsu không những công khai phá luật mà còn lôi kéo người khác cùng làm như vậy. Biết bao lần trong các bài giảng cho đông đảo dân chúng, Đức Giêsu đã làm mất thanh danh, uy tín và quyền lợi của họ.

Nỗi bực tức đau khổ của người Pharisêu và Biệt Phái khiến họ bất an, nuôi hận thù và cuối cùng là phạm tội ác. Xét trên bình diện tự nhiên họ đã chiến thắng, họ đã thành công, họ đã trả được mối thù, họ hết đau khổ khi qui tội, kết án và tiêu diệt được Đức Giêsu.

  1. Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu đau khổ vì thấy các Kinh Sư và người Pharisêu kiêu căng, cứng lòng, ghen tị, không biết sám hối ăn năn.

Chúa đau, chạnh thương vì dân chúng bơ vơ đói khát bệnh tật, bị đối xử tệ bạc, đói khát Lời sự sống mà luôn bị các Kinh Sư và người Pharisêu ghét bỏ, đàn áp, hành hạ.

Chúa Giêsu cảm thương, động lòng trắc ẩn, lòng nhân hậu đối với người thấp cổ bé miệng khiến Người chấp nhận tất cả, miễn sao đem đến ơn cứu độ cho con người. Chính vì thế trước khi làm phép lạ chữa lành người bại tay Chúa Giêsu đưa ra nguyên tắc nhằm trấn chỉnh thái độ giữ đạo và dạy đạo lệch lạc của các Kinh Sư và người Pharisêu: “ngày sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay huỷ diệt?” (Lc 6, 9). Nếu ai cũng giữ nguyên tắc này thì đích thực là con cái Thiên Chúa, đẹp lòng Chúa, cuộc sống đạo của họ sẽ nhẹ nhàng, trở nên ý nghĩa và có giá trị. Sở dĩ người ta thấy bất an, thất bại, đau khổ vì tự đặt ra luật cho mình, lấy mình làm chuẩn, tìm vinh danh mình.

  1. Thánh Phaolo.

Như Chúa Giêsu, thánh Phaolo trong bài đọc I (Cl 1, 24-2, 3) kể ra bao đau khổ vì phải chiến đấu với giáo thuyết và lối sống đạo của những người thuộc phe cánh tả. Tuy nhiên ngài làm bất cứ điều gì, chịu bất cứ đau khó khăn đau khổ nào gì miễn là Lời Chúa được rao giảng. Dù đau khổ nhưng thánh Phaolo luôn cảm thấy vui mừng hân hoan: vui vì được chịu đau khổ, xin cho được chịu đau khổ không phải ngài mắc bệnh ái khổ nhưng vì yêu: yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, yêu mến cộng đoàn Colose mà ngài đang có trách nhiệm phục vụ. Thánh Phaolo viết: “tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1, 24).

Như vậy, Chúa Giêsu và thánh Phaolo dạy chúng ta biết lý do thực sự của những đau khổ mình chịu là gì; đồng thời khám phá ra giá trị và mục đích của đau khổ thực sự là gì, nhờ đó vui chịu và thánh hóa nó cách tốt nhất. Trong một thế giới bất toàn, chúng ta không thể tránh được đau khổ, nhưng việc làm cho đau khổ trở thành một kinh nghiệm có ý nghĩa thì tùy thuộc vào chúng ta.

Có nhiều thứ đau khổ: bệnh tật, tai họa, tai ương, thất bại, hiểu lầm, cô đơn, bỏ rơi, ghen ghét, chống đối, ám hại,….. Đứng trước đau khổ thử thách người ta chỉ biết dựa vào Chúa, học theo cách chọn lựa của Chúa, tín thác và kín múc sức mạnh từ Chúa qua cầu nguyện, hy sinh, yêu mến và dâng hiến. Người ta chỉ có thể bằng lòng với đau khổ khi chấp nhận chúng vì yêu, vì hạnh phúc người mình yêu, vì ơn cứu độ của con người. Bất cứ đau khổ nào kết hợp với sự đau khổ của Chúa Kitô đều có một giá trị cho riêng người đó và cho cả tập thể nữa. Nó giúp mở rộng nước Thiên Chúa trong nhân loại. Để được như vậy tình yêu không mang tính qui ngã: yêu mình, yêu những thứ thuộc về mình; trái lại tình yêu phải hướng đến điều cao thượng, đạt đến cấp thứ 3, mức độ cao nhất trong bậc thang tình yêu. Tình yêu Agape là tình yêu cách vô vị lợi, tự do vốn là cách Chúa Giêsu đã dạy và làm gương cho chúng ta.

Bernadette, vị thánh rất thời danh, đã từng được Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức. Một đêm, Chúa hiện ra nói: “Con xin gì, Ta sẽ ban cho ?” Không đắn đo, thánh nữ thưa Chúa: “Con không biết xin gì tốt nhất cho linh hồn, xin Chúa chọn giúp con!”. Chúa nói: “Vậy, Ta sẽ chọn cho con thánh giá!”. Đúng vậy, Chúa thương thánh nữ Chúa mới cho đau khổ. Tư tưởng đó được Đức Hồng Y Fulton J. Sheen diễn tả như sau: “Bi kịch diễn ra trên thế giới không hệ tại có đau khổ, mà tại lãng phí đau khổ. Thanh gỗ chỉ nổ lách tách khi quăng nó vào lò lửa. Người trộm chỉ nhận ra Thiên Chúa khi bị thảy vào lò than thập giá. Cũng vậy, chỉ khi đau khổ, nhiều người mới khám phá ra tình yêu”.

Nếu văn hào Mauriac nói: “Chúa Giêsu không đến để xóa bỏ đau khổ, nhưng Người đã đến để cùng hiện diện với người đau khổ” hoặc thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II khẳng định: “Chúa Kitô đã dạy cho con người cách biến đổi đau khổ thành điều có lợi, và đồng thời cũng giúp đỡ những ai đang phải chịu đau khổ” (Tông Thư “Salvifici doloris” – Khổ đau cứu độ, S.D, 30) thì chúng ta tha thiết cầu xin cho biết noi gương Chúa Giêsu, noi gương các thánh để làm cho những thao thức tốt lành trở thành hiện thực, biến những thiệt thòi, những đau khổ, mất mát thành điều có giá trị, có ý nghĩa nhờ đó được ơn biến đổi và nên thánh ngay trong những thử thách hàng ngày. Amen.

 

Mai Thi

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...