Phục vụ tha nhân vì tình yêu Chúa là sứ điệp nền tảng của Tin Mừng Chúa Giêsu rao giảng. Chúa cho chúng ta thấy Ngài yêu thích những người nghèo túng, đói khát, người di cư tỵ nạn, người bị cuộc sống đánh bại, người bị xã hội và sự ngạo mạn của những kẻ mạnh hơn loại trừ gạt bỏ.
Kính thưa quý vị thính giả ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua 28-8-2016.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm kể lại sự kiện Chúa Giêsu đến nhà của một trong các thủ lãnh người Pharisêu dùng tiệc và quan sát họ vất vả tranh giành chỗ tốt nhất. Thấy vậy Ngài kể hai dụ ngôn: một liên quan tới việc tìm chỗ tốt và một liên quan tới phần thưởng. Dụ ngôn thứ nhất được lồng khung trong một tiệc cưới như kể trong chương 14 Phúc Âm thánh Luca: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối” (Lc 14,8-9). ĐTC giải thích ý nghĩa dụ ngôn như sau:
Với lời dặn dò này Chúa Giêsu không có ý đưa ra điều luật cho cung cách hành xử, nhưng đưa ra một bài học liên quan tới giá trị của sự khiêm nhường. Lịch sử dạy rằng kiêu căng, giành giật tiến thân, khoe khoang, phô trương là lý do của nhiều sự dữ. Và Chúa Giêsu làm cho chúng ta hiểu sự cần thiết chọn chỗ rốt hết, tìm kiếm sự bé nhỏ và ẩn dấu. Khi chúng ta đặt mình trước Thiên Chúa trong chiều kích của sự khiêm nhường, khi đó Thiên Chúa nâng chúng ta lên cao, và cúi xuống trên chúng ta để nâng chúng ta lên với Ngài: “vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (c.11).
ĐTC nói: các lời của Chúa Giêsu nêu bật các thái độ hoàn toàn khác biệt và đối nghịch nhau: thái độ của người chọn chỗ cho chính mình, và thái độ của người để cho Thiên Chúa chỉ chỗ cho mình và chờ đợi phần thưởng từ Ngài. Chúng ta đừng quên điều này: Thiên Chúa trả cho nhiều hơn con người rất nhiều! Chính Ngài cho chúng ta một chỗ đẹp hơn chỗ con người cho chúng ta! Chỗ mà Thiên Chúa cho chúng ta là chỗ gần con tim của Ngài, và phần thưởng của Ngài là cuộc sống vĩnh cửu: “Bạn sẽ diễm phúc… Bạn sẽ nhận được phần thưởng của mình vào ngày người công chính sống lại” (c. 14).
Đó là điều được miêu tả trong dụ ngôn thứ hai, trong đó Chúa Giêsu chỉ cho thấy thái độ vô vị lợi của việc tiếp đón và nói: “Khi bạn đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ” (cc. 13-14). Đây là lựa chọn sự nhưng không thay vì tính toán duy thuận lợi tìm được phần thưởng. Thật vậy, các người nghèo túng, đơn sơ, những người không được kể tới, sẽ không thể đáp trả lại lời mời ăn. Như thế Chúa Giêsu chứng minh cho thấy Ngài ưa thích những người nghèo nàn và bị loại trừ, nhưng họ là những người được đặc ân của Nước Thiên Chúa, và Ngài gióng lên sứ điệp nền tảng của Phúc Âm là phục vụ tha nhân vì tình yêu Thiên Chúa. ĐTC giải thích thêm điểm này như sau:
Ngày hôm nay, Chúa Giêsu là tiếng nói của những người không có tiếng nói, và hướng tới từng người trong chúng ta một lời mời gọi đau đớn mở rộng con tim và coi là của mình các khổ đau và âu lo của những người nghèo nàn túng thiếu, của những người đói khát, của những người bị gạt bỏ ngoài lề, của những người di cư tỵ nạn, những người bị cuộc đời đánh bại, những người bị xã hội và sự ngạo mạn của những kẻ mạnh hơn gạt bỏ.
Trong lúc này đây với lòng biết ơn tràn đầy tôi nghĩ tới biết bao thiện nguyện viên cống hiến sự phục vụ của họ, bằng cách cho những người cô đơn, gặp khó khăn, không việc làm hay không có nhà ở, ăn uống. Những nơi cung cấp các bữa ăn này là các nơi tập luyện của tình bác ái, phổ biến nền văn hóa của sự nhưng không, bởi vì những người hoạt động tại đó là những người làm việc vì được thúc đẩy bởi tình yêu của Thiên Chúa và được soi sáng bởi sự khôn ngoan của Tin Mừng. Như thế việc phục vụ các anh chị em khác trở thành chứng tá tình yêu, khiến cho tình yêu của Chúa Kitô đáng tin cậy và hữu hình.
Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria hướng dẫn chúng ta mỗi ngày trên con đường của sự khiêm nhường, làm cho chúng ta có khả năng có các cử chỉ nhưng không tiếp đón và liên đới với những người bị gạt bỏ ngoài lề để trở nên xứng đáng với phần thưởng của Chúa.
Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau phép lành ĐTC lại nhắc tới dân chúng và các nạn nhân trận động đất vùng Lazzio, Marche và Umbria. Giáo Hội chia sẻ nỗi khổ đau và âu lo của họ và cầu nguyện cho những người đã qua đời và những người sống sót. Ngài cũng nhắc tới sự ân cần mà chính quyền, các lực lượng an ninh, bảo vệ dân sự và các thiện nguyện viên đang làm chứng tỏ tầm quan trọng của tình liên đới giúp thắng vượt các thử thách đớn đau như thế. ĐTC nói vừa khi có thể ngài cũng sẽ đến viếng thăm và đem tới cho họ sự ủi an của niềm tin và sự đỡ nâng của niềm hy vọng kitô.
Ngài cũng nhắc tới lễ phong chân phước cho nữ tu Maria Antonia thánh Giuse tại Buenos Aires bên Argentina. Chị là gương sáng của chứng tá kitô đặc biệt trong việc thăng tiến các cuộc tĩnh tâm. Ước chi nữ tân chân phước khơi dậy nơi mọi người ước muốn ngày càng gắn bó với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa hơn.
Kính thưa quý vị thính giả ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua 28-8-2016.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm kể lại sự kiện Chúa Giêsu đến nhà của một trong các thủ lãnh người Pharisêu dùng tiệc và quan sát họ vất vả tranh giành chỗ tốt nhất. Thấy vậy Ngài kể hai dụ ngôn: một liên quan tới việc tìm chỗ tốt và một liên quan tới phần thưởng. Dụ ngôn thứ nhất được lồng khung trong một tiệc cưới như kể trong chương 14 Phúc Âm thánh Luca: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối” (Lc 14,8-9). ĐTC giải thích ý nghĩa dụ ngôn như sau:
Với lời dặn dò này Chúa Giêsu không có ý đưa ra điều luật cho cung cách hành xử, nhưng đưa ra một bài học liên quan tới giá trị của sự khiêm nhường. Lịch sử dạy rằng kiêu căng, giành giật tiến thân, khoe khoang, phô trương là lý do của nhiều sự dữ. Và Chúa Giêsu làm cho chúng ta hiểu sự cần thiết chọn chỗ rốt hết, tìm kiếm sự bé nhỏ và ẩn dấu. Khi chúng ta đặt mình trước Thiên Chúa trong chiều kích của sự khiêm nhường, khi đó Thiên Chúa nâng chúng ta lên cao, và cúi xuống trên chúng ta để nâng chúng ta lên với Ngài: “vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (c.11).
ĐTC nói: các lời của Chúa Giêsu nêu bật các thái độ hoàn toàn khác biệt và đối nghịch nhau: thái độ của người chọn chỗ cho chính mình, và thái độ của người để cho Thiên Chúa chỉ chỗ cho mình và chờ đợi phần thưởng từ Ngài. Chúng ta đừng quên điều này: Thiên Chúa trả cho nhiều hơn con người rất nhiều! Chính Ngài cho chúng ta một chỗ đẹp hơn chỗ con người cho chúng ta! Chỗ mà Thiên Chúa cho chúng ta là chỗ gần con tim của Ngài, và phần thưởng của Ngài là cuộc sống vĩnh cửu: “Bạn sẽ diễm phúc… Bạn sẽ nhận được phần thưởng của mình vào ngày người công chính sống lại” (c. 14).
Đó là điều được miêu tả trong dụ ngôn thứ hai, trong đó Chúa Giêsu chỉ cho thấy thái độ vô vị lợi của việc tiếp đón và nói: “Khi bạn đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ” (cc. 13-14). Đây là lựa chọn sự nhưng không thay vì tính toán duy thuận lợi tìm được phần thưởng. Thật vậy, các người nghèo túng, đơn sơ, những người không được kể tới, sẽ không thể đáp trả lại lời mời ăn. Như thế Chúa Giêsu chứng minh cho thấy Ngài ưa thích những người nghèo nàn và bị loại trừ, nhưng họ là những người được đặc ân của Nước Thiên Chúa, và Ngài gióng lên sứ điệp nền tảng của Phúc Âm là phục vụ tha nhân vì tình yêu Thiên Chúa. ĐTC giải thích thêm điểm này như sau:
Ngày hôm nay, Chúa Giêsu là tiếng nói của những người không có tiếng nói, và hướng tới từng người trong chúng ta một lời mời gọi đau đớn mở rộng con tim và coi là của mình các khổ đau và âu lo của những người nghèo nàn túng thiếu, của những người đói khát, của những người bị gạt bỏ ngoài lề, của những người di cư tỵ nạn, những người bị cuộc đời đánh bại, những người bị xã hội và sự ngạo mạn của những kẻ mạnh hơn gạt bỏ.
Trong lúc này đây với lòng biết ơn tràn đầy tôi nghĩ tới biết bao thiện nguyện viên cống hiến sự phục vụ của họ, bằng cách cho những người cô đơn, gặp khó khăn, không việc làm hay không có nhà ở, ăn uống. Những nơi cung cấp các bữa ăn này là các nơi tập luyện của tình bác ái, phổ biến nền văn hóa của sự nhưng không, bởi vì những người hoạt động tại đó là những người làm việc vì được thúc đẩy bởi tình yêu của Thiên Chúa và được soi sáng bởi sự khôn ngoan của Tin Mừng. Như thế việc phục vụ các anh chị em khác trở thành chứng tá tình yêu, khiến cho tình yêu của Chúa Kitô đáng tin cậy và hữu hình.
Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria hướng dẫn chúng ta mỗi ngày trên con đường của sự khiêm nhường, làm cho chúng ta có khả năng có các cử chỉ nhưng không tiếp đón và liên đới với những người bị gạt bỏ ngoài lề để trở nên xứng đáng với phần thưởng của Chúa.
Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau phép lành ĐTC lại nhắc tới dân chúng và các nạn nhân trận động đất vùng Lazzio, Marche và Umbria. Giáo Hội chia sẻ nỗi khổ đau và âu lo của họ và cầu nguyện cho những người đã qua đời và những người sống sót. Ngài cũng nhắc tới sự ân cần mà chính quyền, các lực lượng an ninh, bảo vệ dân sự và các thiện nguyện viên đang làm chứng tỏ tầm quan trọng của tình liên đới giúp thắng vượt các thử thách đớn đau như thế. ĐTC nói vừa khi có thể ngài cũng sẽ đến viếng thăm và đem tới cho họ sự ủi an của niềm tin và sự đỡ nâng của niềm hy vọng kitô.
Ngài cũng nhắc tới lễ phong chân phước cho nữ tu Maria Antonia thánh Giuse tại Buenos Aires bên Argentina. Chị là gương sáng của chứng tá kitô đặc biệt trong việc thăng tiến các cuộc tĩnh tâm. Ước chi nữ tân chân phước khơi dậy nơi mọi người ước muốn ngày càng gắn bó với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa hơn.
Linh Tiến Khải
Nguồn: vietvatican.net
Nguồn: vietvatican.net