Thứ Ba, 24 Tháng 6, 2025

Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới

 

 

 

Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới

Sau khi được bầu kế vị Thánh Phêrô, việc thay thế tên rửa tội bằng tên Giáo hoàng đã trở thành một truyền thống từ ngàn năm, có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử Giáo hội, gắn liền với nguồn gốc của Kitô giáo: chính Chúa Giêsu đã đổi tên tông đồ Simon thành Phêrô, vị Giáo hoàng đầu tiên.

Vatican News

“Ngài muốn được gọi là gì?”

Sau khi bầu chọn được Giáo hoàng mới, có 2 câu hỏi được đặt ra trước khi tân Giáo hoàng lần đầu tiên mặc phẩm phục giáo hoàng: Acceptasne electionem de te canonice factam in Summum Pontificem? (Ngài có chấp nhận việc bầu chọn theo giáo luật làm Giáo hoàng không?) Quo nomine vis vocari? (Ngài muốn được gọi tên gì?)

Nếu cuộc bầu chọn được chấp nhận, thì đám đông tín hữu sẽ nghe Hồng y trưởng đẳng phó tế loan báo những lời này bằng tiếng Latinh vang vọng khắp thế giới: “Nuntio vobis gaudium magnum: habemus papam! Eminentissimum et reverendissimum dominum …, qui sibi imposuit nomen…”. “Tôi loan báo cho anh chị em niềm vui lớn lao: chúng ta có Đức Giáo hoàng! Vị đáng kính và cao quý nhất… người đã chọn tên…” Những lời này thường được loan báo từ ban công trung tâm của Đền thờ Thánh Phêrô. Tên của tân Giáo hoàng vẫn là từ đầu tiên được khắc ghi trong tâm trí không chỉ của các Kitô hữu.

Những cái tên được sử dụng nhiều nhất và những cái tên chưa bao giờ được chọn

Truyền thống đổi tên sau khi được bầu lên ngôi Giáo hoàng đã trở thành một phong tục trong nhiều thế kỷ. Nó liên quan đến nguồn gốc lịch sử của Giáo hội. Phêrô là tên của Giáo hoàng đầu tiên. “Con là Phêrô, nghĩa là Đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”, Chúa Giêsu đã nói với tông đồ Simon như thế.

Tên rửa tội được thay thế bằng tên Giáo hoàng, gần như để làm nổi bật “sự tái sinh” mà giám mục Roma được kêu gọi thực hiện sau khi được bầu. Trong số những cái tên được các Giáo hoàng sử dụng nhiều nhất sau khi được bầu là Pio, Gregorio, Gioan, Benedetto, Innocente, Leo và Clemente. Trong danh sách tên của các Giáo hoàng chưa có các tên như Giuse, Giacôbê, Anrê và Luca. Và cho đến nay, chưa có Giáo hoàng nào chọn tên là Phêrô như tên vị Giáo hoàng đầu tiên.

Tên của các Thánh và các Tông đồ

Trong nhiều trường hợp, tên của giáo hoàng được liên kết với tên của các vị Thánh, các tông đồ. Ví dụ, Đức Phaolô VI đã chia sẻ sự lựa chọn tên này như đã nói trong bài giảng vào ngày 30/6/1963: “Phaolô là vị Tông đồ rất yêu mến Chúa Kitô, người vô cùng mong muốn và nỗ lực để mang Tin Mừng của Chúa Kitô đến với mọi người, người đã hiến dâng cuộc đời mình vì tình yêu của Chúa Kitô”.

Triều đại Giáo hoàng là một chuỗi, một chuỗi các tên gọi. Đức Giáo hoàng Joseph Ratzinger đã nói trong buổi tiếp kiến ​​chung ngày 27/4/2005: “Tôi muốn tự gọi mình là Benedetto XVI để kết nối tôi một cách lý tưởng với Đức Giáo hoàng đáng kính Benedetto XV, người đã lãnh đạo Giáo hội trong giai đoạn khó khăn do Chiến tranh thế giới thứ nhất… Cái tên Benedetto cũng gợi lên hình ảnh phi thường của ‘Giáo phụ vĩ đại của đời sống đan tu phương Tây’, Thánh Benedetto xứ Norcia”.

Đức Giáo hoàng Bergoglio đã chọn một cái tên chưa từng được một trong những người tiền nhiệm của ngài chọn. Trong buổi tiếp kiến ​​với đại diện của các phương tiện truyền thông vào ngày 16/3/2013, Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đã giải thích sự lựa chọn của riêng mình bằng những lời sau: “Cái tên đã đến trong tâm hồn tôi: Thánh Phanxicô thành Assisi. Với tôi, ngài là con người của sự nghèo khó, của hòa bình, người yêu thương và bảo vệ thụ tạo”.

Tên kép

Đức Gioan Phaolô I là vị Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử 2.000 năm của Giáo hội chọn một tên kép. Ngài tuyên bố tại buổi đọc kinh Truyền tin ngày 27/8/1978: “Tôi không có được sự thông tuệ của Đức Giáo hoàng Gioan, cũng không có sự chuẩn bị và văn hóa của Đức Giáo hoàng Phaolô, nhưng tôi ở vị trí của các ngài, tôi phải cố gắng phục vụ Giáo hội”.

Một số Giáo hoàng đã chọn tên của người tiền nhiệm. Ví dụ, Đức Gioan Phaolô II đã chọn tên của vị tiền nhiệm. Ngài giải thích tại buổi tiếp kiến​​chung ngày 22/8/1979: “Giáo hoàng mới đã chọn hai tên: Gioan-Phaolô. Tôi nhớ rất rõ khoảnh khắc đó, khi tại Nhà nguyện Sistine, ngài bày tỏ ý muốn của mình: Tôi muốn mang tên Gioan và Phaolô. Quyết định này có sức thuyết phục hùng hồn. Riêng tôi, đó có vẻ là một quyết định đầy sức lôi cuốn”.

Nguồn: https://www.vaticannews.va/vi, 06.05.2025

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M....

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV (18/05)

    Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV (18/05) Lúc 10 giờ sáng giờ Roma, Đức Thánh Cha đã...

Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV

      Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV   Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ cử hành...

Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV

      Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV   Trước khi ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi, cho Roma và toàn...

Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng

    Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng   Đức Tân Giáo Hoàng Robert Francis Prevost, vị giáo hoàng thứ 267 trong lịch...

Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng

    Lịch sử Mật nghị bầu Giáo hoàng   Vào thứ Tư ngày 7/5/2025, 133 Hồng y cử tri, nghĩa là những vị dưới 80 tuổi, sẽ...

Mật nghị bầu Giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025

    Mật nghị bầu Giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025 Vào sáng thứ Hai ngày 28/4/2025, trong phiên họp chung thứ 5, 180 Hồng...

Đức Thánh Cha về Nhà Cha lúc 7:35am thứ Hai ngày 21/04/2025

    Đức Thánh Cha về Nhà Cha lúc 7:35am thứ Hai ngày 21/04/2025 Đức Hồng Y nhiếp chính Kevin Joseph Farrell thông báo về sự qua...

Vatican cập nhật các quy định về ý lễ, cho phép gộp ý lễ nhưng với những điều kiện nghiêm ngặt

    Vatican cập nhật các quy định về ý lễ, cho phép gộp ý lễ nhưng với những điều kiện nghiêm ngặt   Ngày 13/4/2025, Bộ Giáo sĩ...

Công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, Kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea”

    Công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, Kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea” Ngày 03/04, Ủy...

Cửa Thánh và thời gian thánh

    CỬA THÁNH VÀ THỜI GIAN THÁNH Trong tinh thần những ngày cận kề Năm Thánh, Nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của Báo...

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hòa bình năm 2025

    SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ cho Ngày Thế giới Hòa Bình thứ 58 (01/01/2025) Xin tha nợ cho chúng con, xin ban bình an...

Dilexit nos – Người đã yêu thương chúng ta

  Bài chia sẻ dựa trên Thông điệp DILEXIT NOS – NGƯỜI ĐÃ YÊU THƯƠNG CHÚNG TA Lm. Quốc Vũ, OCist., Phước Lý Để chuẩn bị mừng lễ...