Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

ĐTC Phanxicô: “Giáo hội không phải một đội bóng đang tìm cổ động viên”

 

Đức Phanxicô nhấn mạnh “Giáo hội không phải một đội bóng đang tìm cổ động viên” khi trả lời phỏng vấn nhà báo Stefania Falasca của nhật báo Avvenire (Ý), ngay trước ngày kết thúc Năm Thánh Lòng Chúa thương xót. Báo CGvDT xin trích dịch một số ý chính của bài phỏng vấn mang đậm tinh thần của Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

 

NIỀM VUI YÊU THƯƠNG VÀ CHỦ TRƯƠNG VỤ LUẬT

“Giáo hội là một công cụ chỉ hiện hữu nhằm chuyển giao cho con người kế hoạch đầy tình thương xót của Chúa. Tại Công đồng Vatican II, Hội Thánh đã cảm nhận mình phải hiện diện giữa thế giới như là một dấu chỉ sống động về tình yêu của Chúa Cha. Với hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân),  Hội Thánh đã trở về với nguồn cội bản chất của mình và với Tin Mừng. Nhờ đó, Hội Thánh chuyển từ một thứ “chủ trương vụ luật” trong các tổ chức Kitô giáo sang ý niệm về Bản vị Thiên Chúa, Đấng đã tự biến mình thành “lòng thương xót” qua việc nhập thể của Chúa Con”.

 “Tuy nhiên, một số người, qua việc chống đối tông huấn Amoris Laetitia, luôn tỏ ra không hiểu. Bởi lẽ, đối với họ, chỉ có trắng hoặc đen”.

 

THIÊN CHÚA TOÀN NĂNG NHƯNG “HAY QUÊN”

“Khi cảm thấy mình được yêu mến nhiều, chúng ta bắt đầu thoát ra khỏi nỗi cô độc tai hại khiến ta đâm ghét bỏ kẻ khác, kể cả bản thân. Tôi hy vọng nhiều người khám phá tình yêu cao cả của Chúa Giêsu và để tình yêu ấy bao bọc họ. Hơn nữa, lòng thương xót là danh hiệu của Chúa. Tâm tình này luôn khiến Người tha thứ, và quên đi tội lỗi chúng ta. Tôi thích ý tưởng về Thiên Chúa Toàn năng nhưng lại hay quên. Bởi lẽ, một khi đã tha thứ, Người lại quên tất cả tội lỗi của chúng ta và lấy làm hạnh phúc khi thứ tha. Điều ấy cũng đủ cho tôi rồi (…). Chúa Giêsu không đòi hỏi các kỳ tích, nhưng yêu cầu chúng ta tự hiến, phó thác và biết ơn (…). Thánh Têrêsa thành Lisieux ví hành vi phó thác này với sự phó thác của con cái, hoàn toàn gieo mình vào vòng tay cha. Thánh nữ nhắc lại rằng lòng mến không phải là chiếc bình đóng kín. Tình yêu Chúa và tình yêu tha nhân, cả hai không thể tách rời được”.

“Tôi đã không có kế hoạch nào cho Năm Thánh. Đơn thuần tôi chỉ theo những gì Chúa Thánh Thần linh hứng cho tôi. Sự việc đến rất tự nhiên. Tôi phó thác và để Người hành động, rồi ngoan ngoãn làm theo Người. Giáo hội là Tin Mừng, chính Đức Kitô cũng đang hoạt động. Chúng ta không theo một lộ trình để suy tư, không có một công cụ hay phương tiện nào hầu xác định tư tưởng. Và trong Giáo hội, các sự việc đến khi tới thời tới buổi, khi có điều phải cống hiến”.

 

ĐẨY NHANH CÁC CUỘC GẶP GỠ ĐẠI KẾT

“Chính Công đồng đang tự vận hành. Không phải tôi, nhưng là Giáo hội tiếp tục lộ trình của mình. Tôi chỉ gặp gỡ các vị giáo chủ và các nhà hữu trách. Tuy nhiên, các vị tiền nhiệm của tôi cũng đã thực hiện những điều này. Các ngài đã gặp gỡ nhiều vị lãnh đạo tôn giáo. Tôi không hề thúc đẩy. Càng tiến bước, mọi sự dường như đi nhanh hơn. Như triết gia Aristote đã có câu phát biểu rất nổi tiếng về vật lý: “Motus in fine velocior” (Càng gần đích, càng nhanh hơn)”.

“Tại đảo Lesbos, trong khi chào đón, thăm hỏi, tôi cúi mình xuống trên một bé trai, nhưng không làm cho cậu bé hứng thú. Nó vẫn nhìn đâu đâu, sau lưng tôi. Quay lại, tôi mới hiểu lý do: Đức Thượng phụ Batôlômêô mang đầy kẹo trong túi. Rất phấn khởi, ngài đang phát cho lũ trẻ. Ngài là thế đó! Là người có thể hướng dẫn một đại Công đồng Chính Thống, giữa bao nhiêu khó khăn, và bàn về “thần học” cấp cao, rồi sau đó đơn sơ trở lại với nhóm trẻ em. Khi đến thành Rome, tại nhà trọ Thánh Matta, ngài ở căn phòng hiện nay đang là phòng của tôi. Lời duy nhất ngài trách cứ tôi, là đã phải thay sang phòng khác”.

(Sau chuyến tông du đến thành phố Lund, Thụy Điển)

LỜI CÁO BUỘC “TIN LÀNH HÓA” GIÁO HỘI

“Điều này không khiến tôi mất ngủ. Tôi tiếp tục lề lối của người tiền nhiệm, và theo bước Công đồng. Về các dư luận, cần xem chúng được phát biểu theo tinh thần nào. Khi không có ý xấu, chúng giúp ta tiến lên. Những lần khác, chúng ta thấy ngay rằng các lời chỉ trích, phê phán thường tìm cách biện minh cho một lập trường chọn sẵn. Chúng không ngay thẳng, đầy ác ý, nhằm gây chia rẽ. Chúng ta cũng thấy một số chủ trương cứng rắn xuất phát từ sự thiếu thốn gì đó, hay từ ý muốn che đậy sự bất mãn trong một lớp vỏ bọc”.

“Đây không phải bỏ qua vấn đề đại kết cụ thể và các tranh tụng về thần học. Phục vụ người nghèo có nghĩa phục vụ Chúa Kitô, vì họ là nhục thể của Người. Và nếu chúng ta cùng phục vụ họ, có nghĩa là, với tư cách Kitô hữu, chúng ta hiệp nhất để sờ chạm đến các vết thương của Người. Sau cuộc gặp gỡ tại thành phố Lund, tôi nghĩ đến công việc của Caritas và các tổ chức từ thiện thuộc Giáo hội Tin Lành Luther có thể thực hiện chung với nhau. Đây không phải vấn đề cơ chế, nhưng là một hành trình”.

 

SỰ HIỆP NHẤT GIỮA CÁC KITÔ HỮU

“Sự hiệp nhất không được thể hiện vì chúng ta hòa hợp với nhau, nhưng vì chúng ta bước theo Chúa Giêsu. Nhờ bước đi, dưới tác động của Đấng mình noi theo, chúng ta mới có thể khám phá mình hợp nhất. Chính việc bước theo Đức Kitô sẽ hợp nhất chúng ta. Và hoán cải có nghĩa là để Chúa sống và hành động trong chúng ta. Khi bước đi, chúng ta phát hiện mình cũng hiệp nhất trong sứ vụ chung là loan báo Tin Mừng. Do đồng hành và chung tay hành động, chúng ta ý thức mình hiệp nhất, nhân danh Chúa. Vậy, không phải chúng ta tạo nên sự hợp nhất. Ta ý thức rằng Chúa Thánh Thần thúc giục và khiến ta tiến lên. Nếu ngoan ngoãn tuân theo Chúa Thánh Thần, Người sẽ chỉ bảo bước đi nào mình phải thực hiện, và Người quan tâm đến điều còn lại. Bạn không thể theo chân Đức Kitô, nếu Chúa Thánh Linh không thúc giục bạn bằng uy lực của Người. Chính Người tạo nên sự hợp nhất Kitô giáo”.

“Đó là lý do tôi nói rằng sự hợp nhất được thể hiện khi đồng hành. Bởi lẽ đó là một ân sủng chúng ta phải cầu xin. Hơn nữa, tôi lặp lại rằng mọi chủ trương chiêu mộ người đi đạo giữa các Kitô hữu là phạm tội. Hội Thánh không lớn mạnh nhờ chiêu mộ nhưng nhờ “sự cuốn hút”, như Đức Bênêđitô XVI đã viết. Do đó, sự chiêu mộ tự nó là một trọng tội. Bởi vì nó đi ngược với sức năng động của cách thế chúng ta trở nên Kitô hữu và vẫn giữ mãi tư cách ấy. Giáo hội không phải là đội bóng đá đang tìm cổ động viên”.

 

MẤU CHỐT CỦA VẤN ĐỀ ĐẠI KẾT

“Tạo nên những tiến trình thay vì chiếm lĩnh các không gian, là một mấu chốt khác của phong trào đại kết. Trong giờ phút đặc biệt này của lịch sử, sự hiệp nhất dõi theo ba lộ trình: lộ trình của lòng bác ái, của cầu nguyện và tuyên xưng đức tin chung; chúng ta phải thừa nhận việc tuyên tín này như nó đang tỏ ra, qua việc cùng làm chứng nhân và hy sinh, được nhận lãnh nhân danh Đức Kitô, qua việc đại kết trong hy sinh. Ở điểm này, chúng ta thấy kẻ thù của Giáo hội nhận ra sự hiệp nhất của chúng ta, hay sự đoàn kết của những người đã lãnh nhận bí tích thanh tẩy. Về điều ấy, kẻ thù không lầm lẫn. Ở đó, chúng ta thấy mọi hình thức bộc lộ một sự đoàn kết hữu hình. Cầu nguyện chung, thực thi việc bác ái chung và cùng nhau làm chứng nhân và hy sinh, nhân danh Chúa Kitô, là điều khả dĩ thấy được”.

“Tôi luôn thấy rằng việc tôn vinh nhau trong Giáo hội làm hủy hoại mọi thứ, như một căn bệnh hiểm nghèo. Bất cứ người nào không biết Chúa Giêsu là ai, hay chưa bao giờ thấy Người, đều luôn có thể gặp được Người; nhưng kẻ ở trong Giáo hội và trong đó lại hành động trong tinh thần muốn nuôi dưỡng và làm dịu cơn khát thống trị, cũng như khẳng định bản thân, người ấy mắc phải chứng bệnh tinh thần. Họ nghĩ rằng Giáo hội là một thực tại của con người, tự nó đã đầy đủ, và ở đó, mọi sự vận hành theo các lôgic của lòng tham vọng và quyền lực. Trong phản ứng của Luther, cũng có điều ấy: việc từ khước một Hội Thánh theo hình ảnh một tổ chức có thể đi tiên phong mà không cần ơn Chúa; hay xem Hội Thánh như là lợi ích đã đạt được và tiên quyết được bảo chứng. Và cơn cám dỗ xây dựng một Giáo hội tự quy chiếu về mình dẫn đến mâu thuẫn và chia rẽ. Cơn cám dỗ ấy hằng tái diễn”.

VIẾT HIỆP (theo Aleteia)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61

Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61 Sáng ngày 19/3, Phòng báo chí Toà...

Sứ điệp Mùa Chay 2024 của Đức Thánh Cha Phanxicô: Xuyên qua sa mạc, Thiên Chúa dẫn ta tới tự do

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do Anh chị em thân mến, Khi Thiên...

Ngoại trưởng Toà Thánh: ĐTC Phanxicô muốn viếng thăm Việt Nam

Ngoại trưởng Toà Thánh: ĐTC Phanxicô muốn viếng thăm Việt Nam Nhận xét về cuộc viếng thăm Vatican của phái đoàn đảng Cộng sản Việt...

Bộ Giáo lý Đức tin: Có thể chúc lành cho các cặp sống chung “không hợp lệ”

BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: CÓ THỂ CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP SỐNG CHUNG “KHÔNG HỢP LỆ” Vatican News Trong Tuyên bố “Fiducia supplicans” về ý...

Có thể lưu giữ tro cốt người quá cố ở đâu? Câu trả lời của Bộ Giáo lý Đức tin

CÓ THỂ LƯU GIỮ TRO CỐT NGƯỜI QUÁ CỐ Ở ĐÂU? CÂU TRẢ LỜI CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN Vatican News Bộ Giáo lý Đức tin...

Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân dịp kỷ niệm 10 năm ban hành Tông huấn Evangelii Gaudium

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA NHÂN DỊP KỶ NIỆM 10 NĂM BAN HÀNH TÔNG HUẤN EVANGELII GAUDIUM Anh chị em thân mến, Tôi xin cảm ơn Bộ Phục vụ Phát triển...

Linh mục triều và dòng có gì khác?

LINH MỤC TRIỀU VÀ DÒNG CÓ GÌ KHÁC? Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn...

Người chuyển giới có thể lãnh nhận Bí tích Rửa tội

NGƯỜI CHUYỂN GIỚI CÓ THỂ LÃNH NHẬN BÍ TÍCH RỬA TỘI Vatican News Bộ giáo lý Đức Tin công bố một tài liệu được Đức Tổng...

Giáo hội Việt Nam gửi Thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô

GIÁO HỘI VIỆT NAM GỬI THƯ ĐẾN ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ   WHĐ (27.10.2023) – Ngày 29 tháng 9 vừa qua, Hội đồng Giám mục Việt Nam phổ...

Thư của Đại hội thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục gửi Dân Chúa

THƯ CỦA ĐẠI HỘI THƯỜNG LỆ LẦN THỨ XVI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC GỬI DÂN CHÚA   Anh chị em thân mến, Khi tiến trình của Khoá...

Thống kê Giáo hội Công giáo năm 2023

THỐNG KÊ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NĂM 2023 WGPQN (25.10.2023) – Như mọi năm, nhân Ngày Thế giới Truyền giáo lần thứ 97, được cử hành...