Thứ ba, 14 Tháng Một, 2025

DÙ BẠN LÀ AI – TUẦN XXVIII-thứ Tư – VP Duyên Thập Tự

TN-194-TUẦN XXVIII-thứ Tư

DÙ BẠN LÀ AI
(Rm 2,1-11 / Lc 11,42-46)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong hai bài Lời Chúa hôm nay, tôi nhận ra một thứ cung giọng khá gay gắt của người lên tiếng bằng lời hay bằng câu văn. Tại sao lại có cung giọng này? Phải chăng đó là sự diễn tả một nỗi bực dọc hoặc ngầm chứa ý định nào? Và tôi tự hỏi xem phải chăng những lời đó cũng dành cho tôi? Tôi xin chia sẻ về câu nói “DÙ BẠN LÀ AI” như một lời chất vấn dành cho chính bản thân, và có thể cũng là lời nhắn gửi tới mỗi người trong chúng ta với tư cách là Ki-tô hữu.

1. BẠN LÒNG CHAI DẠ ĐÁ KHÔNG CHỊU HỐI CẢI
Trong bài đọc một, trích thư thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Rô-ma chương 2 từ câu 1 đến 11, là phần tiếp của trích đoạn hôm qua. Hôm qua, chúng ta đã nghe những lời thánh Phao-lô nói đến dân ngoại. Cái sai lầm trong việc họ thờ phượng, đó là họ đã tôn thờ những thụ tạo thay vì Đấng Tạo Hoá. Hôm qua, chúng ta đã nói đến vấn đề này. Hôm nay, thánh Phao-lô ngỏ lời với những người Do Thái. Vậy đâu là điều thánh nhân đề cập đến họ? Ngài ngỏ lời với những người này với danh xưng ngôi thứ hai, như trong một cuộc đối thoại trực tiếp.
Thánh Phao-lô nói đến việc họ bị Thiên Chúa xét xử. Bị xét xử, nghĩa là có tội, có lỗi, có sự vi phạm. Như chúng ta biết, người Do Thái được Thiên Chúa mặc khải cho biết Người và biết cách phụng thờ Người. Luật Mô-sê cũng như các Ngôn Sứ đều qui hướng về điều này. Nhưng họ đã sống bất trung với Thiên Chúa. Họ tôn thờ ngẫu tượng. Họ lòng chai dạ đá, không chịu hối cải. Lịch sử của dân tộc này đầy những mảng tối của lòng dạ bất trung với Thiên Chúa. Họ đáng bị Thiên Chúa lên án và xét xử. Hơn nữa, họ đã lên án người khác về những tội lỗi, nhưng chính lối sống của họ đáng cho họ bị lên án gấp đôi, vì họ cũng đã phạm vào chính những điều đó. Chúng ta nghe lại một số câu nói trong trích đoạn thư hôm nay. “Hỡi người, dù bạn là ai đi nữa mà bạn xét đoán, thì bạn cũng không thể bào chữa được. Vì khi bạn xét đoán người khác, mà bạn cũng làm như họ, thì bạn tự kết án chính mình”. “Còn bạn, hỡi người xét đoán những kẻ làm điều đó trong khi chính mình cũng làm như vậy, bạn tưởng mình sẽ khỏi bị Thiên Chúa xét xử sao?” “Hay là bạn coi thường lòng Chúa vô cùng nhân hậu, khoan dung, đại lượng, mà không nhận ra rằng: Thiên Chúa nhân hậu như thế là để thúc giục bạn hối cải sao? Thế nhưng bạn lòng chai dạ đá, không chịu hối cải, và như vậy bạn càng làm cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chồng chất trên đầu bạn…”
Những lời được thánh Phao-lô viết lên về và cho những người Do Thái – những người được mang danh là dân riêng của Thiên Chúa -, để họ nhận ra sự thật của họ. Họ cần phải sống theo sự thật – sự thật của nếp sống với những tâm tưởng và hành động -, chứ không chạy theo những thứ ảo ảnh, ảo tưởng họ gán cho chính mình. Đây là những điều được viết lên với văn phong mạnh mẽ để giúp người nghe, người đọc, biết dừng lại với chính mình, để tỉnh thức. Đó không phải là sự gay gắt huỷ hoại danh giá, mà là lời mời gọi mở ra cho sự hoán cải.

2. KHỐN CHO CÁC NGƯỜI, HỠI CÁC NGƯỜI PHA-RI-SIÊU VÀ THÔNG LUẬT
Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 11 từ câu 42 đến 46, Chúa Giê-su ngỏ lời trực tiếp với những người Pha-ri-siêu và các kinh sư là những nhà thông luật. Chúa nói với họ điều gì và với cung giọng nào?
Chúa dùng kiểu nói “khốn cho các người”. Phải chăng đây là lời chúc dữ, lời nguyền rủa? Kiểu nói này muốn diễn tả sự hối tiếc, nỗi đau lòng. Lời nói này bộc lộ tâm trạng của Chúa, như khi Chúa nói về ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt “thà rằng người đó đừng sinh ra thì hơn!”. Đây cũng là lời trách mắng khá mạnh cả về hình thức và nội dung. Khi Chúa nói với họ: “Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bằng và lòng yêu mến Thiên Chúa”, Chúa muốn nhắn nhủ rằng họ đã rơi vào chuyện nhỏ mà bỏ chuyện lớn, thực hiện điều phụ thuộc mà xao lãng việc chính yếu. Rồi thích cái vỏ bên ngoài, thích được tung hô, nhưng thực chất lại hoàn toàn khác. Họ rơi vào ảo tưởng về chính bản thân họ. Còn đối với những kinh sư, những nhà thông luật, họ trở thành những con người làm ra những thứ luật lệ cho người khác, còn họ sống “vô kỷ luật”, nghĩa là không giữ luật mà họ thiết lập. Họ không biết bản thân họ, vì luôn đứng trong vị trí thầy dạy, hơn người; nhưng thực tế, họ rất vô tâm và độc tài.
Khi nghe những lời này, chúng ta có cảm tưởng Chúa nói với cung giọng gay gắt. Đúng là có một phần như vậy. Nhưng, thiết nghĩ đó không phải những lời nói cho hả giận, làm tổn thương người nghe; nhưng những lời này như tiếng sấm mạnh đánh tan một thứ im lặng ru ngủ, thứ ảo tưởng vuốt ve lòng kiêu hãnh bản thân họ là những người rất dễ rơi vào ảo tưởng về bản thân, vì được coi là công chính và là thầy thiên hạ. Chúa muốn họ trở về với sự thật, sự thật của chính con người họ bằng cách lột bỏ đi những thứ mặt nạ, những hệ thống phòng thủ kiên cố.

3. HÃY HIỂU BIẾT CHÍNH MÌNH
Khi nghe lời Chúa Giê-su nói với những người biệt phái và những người thông luật, khi nghe những điều thánh Phao-lô viết về những người Do Thái, đâu là phản ứng của mỗi chúng ta? Chúng ta không cần thêm những lời của chúng ta vào những lời trên. Những lời trên kia đủ cho họ rồi. Nhưng những lời kia đến với đôi tai chúng ta có thể mang đến sứ điệp nào? Phần tôi, tôi nhận ra một sự thật cần thiết, đó là “hiểu biết chính mình”. Đây là khởi đầu quan trọng nhất cho con người trong bất cứ lãnh vực nào. Triết gia Socrate đã mời gọi “bạn hãy biết chính mình”. Tiến trình đời sống tâm linh, thiêng liêng, tu đức…cũng khởi từ việc nhận biết mình. Đó cũng là khởi điểm của việc hiểu biết Thiên Chúa, như thánh Âu-tinh đã cầu nguyện: “Xin cho con biết con. Xin cho con biết Chúa”. Nhưng làm sao để có thể biết mình? Đây là một câu hỏi mà không có câu trả lời đầy đủ, vì bao hàm rất nhiều yếu tố và trong nhiều lãnh vực. Lời Chúa hôm nay cho tôi khám phá ra một cách để hiểu biết mình và biết mình hơn một chút, đó là “lời nói thẳng, nói thật, với cung giọng mạnh mẽ”. Lời nói như vậy có khả năng làm giật mình người nghe và tạo cơ hội để dừng lại, nhìn lại chính mình. Những lời nói đó khá “chói tai”, chúng như những tiếng sấm to, ánh sáng mạnh, làm thức tỉnh, kéo ra khỏi cơn mê.
Tôi nhớ đến hai người với kinh nghiệm của họ. Đó là thánh Âu-tinh khi ngài nhắc lại trải nghiệm về ơn hoán cải của mình trong sách Tự Thuật: “Chúa đã gọi, la hét và chữa lành khiếm thính của con. Ngài đã ngời sáng và bằng những tia chớp, ánh sáng, đã quét đi sự khiếm thính của con.” (Tự Thuật, chương 10). Kinh nghiệm thứ hai là của thi hào Tagore, được nhạc sỹ Ân Đức dệt nhạc trong bài ‘Khi Tim Con Khô Cứng’: “Khi tim con đã ra chai lỳ và khô cứng…khi tâm trí mịt mờ bằng thèm muốn khát vọng hư vô, lạy Thượng Đế trầm thinh, xin Ngài ngự đến với sấm rền và ánh sáng” (Ân Đức, Khi Tim Con Khô Cứng – Tagore, Lời Dâng, số 39,28).
Chúng ta cần lắm Lời Chúa như sấm rền và ánh sáng chói loà để thức tỉnh giúp hiểu biết bản thân. “DÙ BẠN LÀ AI” mãi mãi là lời chất vấn tôi, chất vấn chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 3 Tuần I TN – Mc 1,21-28 Đức Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền

Đông Kỳ. PV Sau khi chịu phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả ở sông Jordan, Đức Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai rao...

Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh, Mc 6,45-52: “Chính Thầy đây, đừng sợ!”

    „CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!“  (Mc 6,45-52) Lam Châu, Phước Lý Phải chân nhận rằng, trong cuộc đời, chúng ta sợ nhiều thứ: sợ đói, sợ cô...

Thứ 2, ngày VI Tuần BNGS, Lc 2,36-40: Nói về Chúa cho mọi người

    NÓI VỀ CHÚA CHO MỌI NGƯỜI Thứ 2, Ngày VI Tuần Bát Nhật Giáng Sinh (Lc 2,36-40) Lam Châu, Phước Lý Trong tất cả các trình thuật về...

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử đạo Tiên khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...