Chủ Nhật, 6 Tháng 7, 2025

Đức Kitô Giêsu là câu trả lời cho con người ở mọi thời đại

 

 

Đức Kitô Giêsu là câu trả lời cho con người ở mọi thời đại

FM. Nguyên Sy, TP

Trong cuộc sống nhân sinh, lao động là một yếu tố cần thiết để tồn tại và phát triển toàn diện con người. Thế nhưng, lao động đang trở nên một gánh nặng mà người ta tìm cách né tránh. Chính vì thế mà bọn lừa đảo đã dùng chiêu trò việc nhẹ lương cao đã lừa được rất nhiều người. Phải chăng lời Chúa Giêsu nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” cũng là một chiêu trò để chiêu dụ tín đồ. Chưa chắc chắn là không. Vì đời nặng gánh vai mang khi ta còn hoang mang về cùng đích và ý nghĩa và chỉ có nơi Đức Kitô Giêsu mới là câu trả lời cho con người thời đại. Vì thế, Công Đồng Vatian II đã xác quyết: “mầu nhiệm con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể” (Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng số 22).

Con người thời ấy và bây giờ cũng vậy luôn hoang mang vì biết bao vấn đề của kiếp nhân sinh. Cái chủ nghĩa hư vô và lối sống bầy đàn đang là gánh nặng cho con người ngày nay. Cái gánh nặng thể xác xem ra có vơi đi khi mức sống và tiến bộ của khoa học kỹ thuật phát triển. Nhưng cái gánh nặng tinh thần thì càng ngày càng thêm chồng chất. Một thế giới phát triển nhưng lại quá lệ thuộc về điện nên mất điện là cuộc sống như ngưng lại. Một thế giới toàn cầu hóa nhưng lại là thế giới của trò chơi chiến tranh và kinh doanh trên cái chết của con người. Một thế giới của mạng xã hội nhưng lại sinh ra nhiều dịp tội, nỗi cô đơn gặm nhấm và ăn mòn các tương quan. Một thế giới thương mại hóa nhưng lại là bị thoái hóa về đạo đức nghề nghiệp và đánh mất trách nhiệm luân lý. Từ đó chúng ta thấy rằng con người của thời đại chúng ta là con người của vất vả và mang gánh nặng nề, đến cả việc giải trí cũng là một gánh nặng do làm lãng phí thời gian và làm huynh đệ tương tàn vì hơn thua.

Chính vì thế, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu để được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Đến với Chúa Giêsu không phải là để Ngài cất đi gánh nặng của kiếp nhân sinh. Nhưng là qua Ngài, chúng ta mặc cho cuộc đời một ý nghĩa. Một người sống có ý nghĩa thì mọi vất vả và gian khổ không thể đánh đổ tinh thần lạc quan và tinh thần hy sinh trong niềm vui. Đức Kitô là ý nghĩa khi Ngài là khởi đầu và cũng là cùng tích của cuộc đời ta. Chúng ta đã nghe về câu chuyện một bầy chó đuổi theo con mồi. Sau một thời gian truy đuổi thì hầu hết trong chúng bỏ cuộc vì sự mệt mỏi và khí hậu khắc nghiệt. Chỉ trừ một con vẫn tiếp tục truy đuổi vì chỉ có nó nhìn thấy con mồi. Còn tất cả các con khác đều chạy là chạy hùa theo đám đông. Vì vậy thánh Phaolô khẳng định: “Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa đã dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu” (Pl 3,13–14). Đức Kitô là câu trả lời cho mọi vấn nạn của thế giới, là nơi chúng ta tìm thấy ý nghĩa của mọi hiện hữu. Vì có ý nghĩa đời mới có niềm vui có yêu thương và cảm thấy nhẹ nhàng hơn trước gánh nặng của cuộc đời. Chính sự mời gọi của Đức Kitô Giêsu: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” không phải là một sự nghỉ ngơi trong hưởng thụ nhưng là phấn đấu để trở nên hiền lành và khiêm nhường. Thật vậy, nếu ai có đôi vai hiền lành và có cái cổ khiêm nhường thì dù gánh có nặng bao nhiêu và ách có to thế nào thì vẫn luôn cảm thấy nhẹ nhàng

Chính vì thế, trong Mùa Vọng này, xin cho mỗi người Kitô hữu biết chạy đến với Chúa Giêsu để được thêm sức mạnh mà kiên trì chờ đợi ngày Chúa đến. Ngôn sứ I-sai-a đã nói về điều này khi viết: Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi, kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng. Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn, trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo. Nhưng những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh (Is 40,29-31). Thật vậy, có gánh nào nặng cho bằng cây Thánh giá và ách nào lớn cho bằng tội lỗi của nhân loại mà Đức Kitô Giêsu đã nhận lấy vì tình yêu. Đó là điểm tựa cho cùng đích và ý nghĩa của cuộc đời chúng ta trước gánh nặng của kiếp nhân sinh.

Để kết thúc, con xin đọc bài thơ Ý Nghĩa trong tập thơ Khắc Khoải:

Ý Nghĩa

Sống không ý nghĩa: chơi vơi

Thuyền đời lạc lõng trùng khơi mịt mù

Lợi danh núp bóng phù du

Ra đi tay trắng nấm mồ cô đơn

Đời này ngọn nến chập chờn

Thắp lên ý nghĩa còn hơn nguyên tròn

Dẫu cho sáp chảy hao mòn

Nguyện đem tia sáng mót bòn hiện sinh

Sống cùng ý nghĩa quang vinh

Ngộ ra hạnh phúc đời mình ở đâu

Bao nhiêu nghịch cảnh mặc dầu

Dù hoa ngắn ngủi đẹp màu tỏa hương

Sống cùng ý nghĩa: yêu thương

Cho đi quảng đại coi thường lợi danh

Điểm trang nhân đức việc lành

Hòa bình xây dựng, chiến tranh đẩy lùi

Đồng hành ý nghĩa: niềm vui

Lấp đầy hy vọng ngậm ngùi lắng sâu

Cuộc đời chẳng ngại bể dâu

Vì chưng ý nghĩa: chiếc cầu nhân sinh.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

11/7 Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Phần thưởng

      PHẦN THƯỞNG  (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-29; Mt 19,27-29)      ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mồng Ba Tết (St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30) Thánh hóa công ăn việc làm

Mồng Ba Tết (St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30) Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ Mồng Ba tết hôm nay,...

Mồng Hai Tết (Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6) Thờ cha kính mẹ

Mồng Hai Tết (Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6) Thờ Cha Kính Mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật là ý nghĩa ngày Mồng Một Tết chúng...

Thánh Lễ Tân Niên (Is 11,1-9; Cl 3,12-17; Ga 14,23-27) Bình an đích thực

Thánh Lễ Tân Niên (Is 11,1-9; Cl 3,12-17; Ga 14,23-27) Bình An Đích Thực Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đất nước chúng ta vốn nghề nông...

Thánh lễ Giao Thừa (Mt 5,1-10) Của cải không hư nát

Thánh lễ Giao Thừa (Mt 5,1-10) Của Cải Không Hư Nát Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thánh lễ hôm nay chúng ta gọi là Thánh Lễ...

Mồng Một Tết, Mt 6,25-34: Bình an

  BÌNH AN (Mt 6,25-34) Trường Kha, Phước Lý Trong cuộc sống nhân sinh, bình an, đó là điều ai cũng ước mong. Vì thế, trong ngày...

Đan sĩ – Nhà truyền giáo

    Đan Sĩ - Nhà Truyền Giáo M. Hương Yến, PH   Truyền giáo là một sứ mạng mà Chúa Giêsu khi về trời đã trao lại...

Làm thế nào để có bài giảng thú vị?

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ BÀI GIẢNG THÚ VỊ? Lm. Bruno Demers, OP Kitô giáo là tôn giáo của Tin Mừng. Trong các phụng vụ khác...

Ngày 1/5, thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58: Phục vụ trong yêu thương

Ngày 1/5, Thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58 Phục Vụ Trong Yêu Thương Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Giáo Hội mừng kính Thánh Giuse với tước...

Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ Mồng Ba tết...

Mồng Hai Tết: Thờ cha kính mẹ

Mồng Hai Tết: Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 Thờ Cha Kính Mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật là ý nghĩa ngày Mồng Một Tết chúng...

Thánh Lễ Tất Niên, Lc 1,39-55: Khúc ca tạ ơn

Thánh Lễ Tất Niên (Is 63,7-9; 1Cr 1,3-9; Lc 1,39-55) Khúc Ca Tạ Ơn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Chúng ta đang sống trong một thời khắc đặc...

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh

NĂM MỚI THEO Ý NGHĨA THÁNH KINH Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ Trên thế giới hiện nay có nhiều niên lịch khác nhau. Trong số...