Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA

ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA

(Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21)

Mai Lệ Thi, CĐ Phước Thiên

              Linh mục Gioan Lê Quang Vinh trong bài ‘Cha Và Cố’ có viết: “Truyền thống cao quí của Á Đông, khi con cái có một chỗ đứng trong xã hội thì cha mẹ họ cũng có chỗ… ngồi bên cạnh! Khi hoàng tử được phong vương thì mẹ của ông sẽ là hoàng thái hậu. Khi người ta làm thầy dạy thì học trò cung kính với cha mẹ họ như với ông bà cha mẹ mình”[1]. Cũng thế, nhờ việc cưu mang và hạ sinh Đấng Cứu Thế, Đức Maria được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, Thiên Chúa cũng ban cho Mẹ những tước hiệu cũng như những ơn ích xứng với danh xưng ‘Mẹ Thiên Chúa’.

1. Đức Maria Sinh Đấng Cứu Thế

         Mầu Nhiệm Nhập Thể đã được tiên báo từ trước: “Một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ là Emmanuel” (Is 7,14). Lời tiên tri đã được ứng nghiệm khi sứ thần Gabrien báo tin cho Mẹ Maria: “Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu… Sứ thần đáp: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,31-35).

         Chúa Giêsu xuống thế làm người được xác định rõ không gian và thời gian. Thánh sử Luca viết: vào thời đó hoàng đế Augusto ra chiếu chỉ kiểm tra dân số trong khắp thiên hạ, ai nấy về thành của mình để khai báo. Thánh Giuse cùng Đức Maria từ thành nazaret, miền Galilê lên thành vua Đavit gọi là thành Bêlem, miền Giuđê. Khi hai người đang ở đó thì bà Maria đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa. “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,7). Khi Đức Giêsu hạ sinh sứ thần đã báo cho các mục đồng: “Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavit, Người là Đấng Kitô là Đức Chúa” (Lc 2,11).

           Sau khi các mục đồng đến nơi Hài Nhi sinh ra và thấy đúng như điều sứ thần nói, họ vừa đi vừa ca tụng Thiên chúa (x. Lc 2,15-20). Ba Đạo Sĩ Phương Đông hay tin vua Do thái vừa mới chào đời, đã vội vã lên đường tìm kiếm, khi nhìn thấy Hài Nhi họ đã cung kính thờ lạy và dâng Chúa lễ vật (x. Mt 2,1-12).

2. Đức Maria Thi Hành Ý Muốn Của Thiên Chúa

          Tin Mừng Nhất Lãm trình thuật biến cố Chúa Giêsu đang giảng dạy cho dân chúng thì có người đến thưa: “Thưa Thầy, có Mẹ và anh em Thầy đang tìm cách gặp Thầy”. Nhưng Đức Giêsu đã trả lời họ bằng một câu chất vấn rồi mới khẳng định: “Ai là Mẹ Tôi và là anh em Tôi?”. Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: “Đây là mẹ tôi và anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” (x. Mc 3,31-35). Phải chăng khi nói như thế Ngài đang phủ nhận thiên chức làm Mẹ của Đức Maria? Thiết nghĩ không phải, trái lại càng làm nổi bật về gương thi hành ý muốn Thiên Chúa của Mẹ hơn. Thiên Chúa muốn Mẹ cưu mang Chúa Giêsu bởi quyền phép Chúa Thánh Thần chứ không phải bởi người nam, gây sự hiểu lầm cho thánh Giuse về đức khiết tịnh của Mẹ (x. Lc 1,35-37). Chúa muốn Mẹ vượt đường sá xa xôi và đồi núi hiểm trở để đem Chúa đến cho gia đình ông Giacaria và bà Êlisabet (x. Lc 1,39-45). Chúa dùng chiếu chỉ kiểm tra dân số của hoàng đế Auguttô để khiến con Thiên Chúa phải ra đời nơi máng ăn của súc vật trong một chồng bò (x. Lc 2,1-7). Chúa muốn Mẹ cùng thánh Giuse đem con chạy trốn sang Ai cập vào ban đêm (x. Mt 1,13-15). Chúa muốn Mẹ và thánh Giuse phải đau khổ tìm con lạc trong đền thờ (x. Lc 2,41-51). Mẹ phải chịu sự mỉa mai vì ghen tỵ của người bà con cho là Chúa Giêsu mất trí khi Ngài đi rao giảng (x. Mc 3,20-21). Chúa muốn Mẹ cùng lê từng bước với Con mình lên đồi Sọ, Chúa muốn Mẹ chịu nỗi đau đớn tột cùng của một người mẹ bất lực khi nhìn thấy con mình bị giết chết một cách nhục nhã (x. Ga 19,25-27). Mẹ đã kiên trì thực thi thánh ý Chúa muốn với thái độ khiêm tốn và biết đặt niềm tin vào Thiên Chúa trung thành, Mẹ tin Người sẽ thực hiện những gì Người đã nói với Mẹ qua miệng sứ thần Gabrien (x. Lc 1,30-38).  

          Vậy đâu là thánh ý Chúa muốn bạn và tôi thực thi trong cuộc sống hôm nay?

          Chúa muốn chúng ta sinh trưởng trong một gia đình thiếu may mắn với người ba nghiện rượu hay người mẹ bị bệnh thần kinh. Khi lập gia đình không được bố mẹ bên chồng hậu thuẫn, con cái khó dạy bảo. Ở công ty gặp cấp trên khó tính, gặp đồng nghiệp luôn tìm cách đố kỵ. Người chồng bị xe tông mất một chân trong khi đi giúp từ thiện, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai gầy của người vợ. Đại dịch covid 19 đã cướp đi cha mẹ để lại con cái không nơi nương tựa… Thánh ý Chúa phần lớn là những điều trái với ý muốn của ta, vượt quá trí hiểu và sức chịu đựng khiến chúng ta buồn chán, kêu ca, trách móc Thiên Chúa và thất vọng. Chúng ta cần noi gương Mẹ Maria đón nhận ý Chúa trong niềm tin, đây là cách Thiên Chúa đang thanh luyện, là đường lối sư phạm của Chúa đối với mỗi người và đây cũng là của lễ của mỗi người hợp với của lễ Chúa Giêsu trên thập giá để tham gia vào chương trình cứu độ của Chúa. Vậy khi thực thi ý Chúa chúng ta trở nên anh em của Chúa Giêsu. Phải chăng Đức Maria cũng là Mẹ chúng ta

3. Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ chúng ta

          Thánh Phaolô quả quyết: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới lề luật, để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Nhờ Ngôi Lời Nhập Thể và cứu độ, chúng ta được trở nên đồng thừa kế với Đức Giêsu. Điều này có nghĩa Mẹ Maria cũng là Mẹ chúng ta về mặt thiêng liêng. Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng vào thứ Sáu, ngày 3 tháng 4 năm 2020, cũng nói điều này: “Mẹ Maria, trên tất cả những người khác, là “Mẹ”. Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể và là Mẹ thiêng liêng của tất cả các tín hữu. Mẹ không muốn nhận bất kỳ danh hiệu nào từ Chúa Giêsu; Mẹ đã nhận được món quà làm Mẹ của Ngài và nghĩa vụ đồng hành cùng chúng ta với tư cách là Mẹ, là Mẹ của chúng ta” [2].

         Giáo hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm dương lịch, cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới như một sự gởi gắm nhân loại dưới sự bảo trợ của Mẹ. Nhờ Mẹ chuyển cầu, xin Chúa tươi nét mặt nhìn đến chúng ta, và dủ lòng thương chúng ta! ghé mắt nhìn, và ban bình an cũng như chúc lành và gìn giữ chúng ta trong năm mới này (x. Ds 6,24-26).

            Chúng ta không được phúc cưu mang và hạ sinh Đức Giêsu, nhưng chúng ta cũng có thể trở thành mẹ và anh em của Ngài bằng việc thực thi thánh ý Thiên Chúa trong suốt cuộc đời của mình. Qua việc đón nhận những thay đổi hay những bước ngoặt đau thương của cuộc đời với thái độ khiêm nhường và biết đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa trung thành. Để chúng ta cũng được tham gia vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, hầu ngày sau cùng Mẹ hưởng hạnh phúc bên cạnh Chúa Giêsu.

 

[1] Gioan Lê Quang Vinh, Cha Và Cố

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=48&ia=7437

 

[2] Phêrô Phạm Văn Trung, ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA VÀ MẸ CHÚNG TA

https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/duc-maria-me-thien-chua-va-me-chung-ta-41205

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...