Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

 

ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

St 3, 9-15. 20; Ep 1, 3-6. 11-12; Lc 1:26-38

 

ÐẤNG ĐẦY ƠN PHÚC

 

 Lm. John Chrysostom Nam, TP.

Suốt chiều dài lịch sử, Hội Thánh đã nhận thức rằng Ðức Maria, vì được Thiên Chúa ban cho “đầy ơn phúc” (Lc l, 28), nên được cứu chuộc ngay từ lúc thụ thai. Ðó cũng là nội dung tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội do Đức giáo hoàng Piô IX công bố ngày 8 tháng 12 năm 1854: “Đức Trinh Nữ Maria, ngay từ giây phút đầu tiên được thụ thai, do một đặc ân và ân sủng độc nhất vô nhị của Thiên Chúa toàn năng, nhờ những công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, đã được gìn giữ sạch mọi vết nhơ của tội nguyên tổ” (Sắc Chỉ Ineffabilis).

Tín điều “Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” (8-12-1854) và tín điều “Đức Maria Hồn Xác Lên Trời” được Đức Giáo hoàng Pi-ô XII long trọng công bố trong Tông hiến “Munificentissimus Deus” (ban hành vào ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ 01-11-1950) là hai tín điều được Giáo Hội tuyên tín và trình bày về toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa ở hai tận cùng của lịch sử. Một khởi đầu sáng tạo với vẽ đẹp “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, và cuối cùng, với công trình Nhập Thể – Cứu Chuộc của Chúa Con, toàn thể nhân loại lại được nâng lên trong ánh quang phục sinh như “Đức Maria hồn xác lên trời”.

Bài đọc I sách Sáng Thế mô tả: “con người được tạo dựng trong yêu thương và được ban cho cuộc sống hạnh phúc ngay từ thuở ban đầu”. Tuy nhiên, địa đàng hạnh phúc ấy đã bị khép lại bởi tội nguyên tổ, và cái chết đã trở thành một bản án cho cả nhân loại. Từ cuộc đỗ vỡ ban đầu của ông bà Nguyên Tổ, Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một chương trình cứu độ kỳ diệu, đó là chọn một trinh nữ như là “Eva Mới” cộng tác. Thiên Chúa phán bảo con rắn: “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người” (St 3,15).

Miêu duệ Người đó là ai? Thưa, đó là Đức Giêsu Kitô, như thánh Phaolô đã quả quyết: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người, sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền lề luật, để cứu chuộc những kẻ dưới quyền lề luật, ngõ hầu ta được hưởng quyền nghĩa tử” (Gl 4,4).

 

Như vậy, ta có thể nói:

a/ Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria chính là Tin mừng về cuộc chiến thắng của tình yêu cứu độ.

b/ Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội còn tô thắm vẽ đẹp tuyệt mỹ của Đức Maria, như sứ thần cung kính thưa: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà!” (Lc 1,28). “Ðấng đầy ơn phúc” là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở cho đến muôn đời, Đức Maria là Ðấng được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý là Chúa Giêsu (trích Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).

c/ Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội là một biểu hiện cụ thể và tròn đầy kết quả viên mãn của ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại. Đức Maria gắn bó mật thiết với mầu nhiệm Con Chúa giáng trần như sách Giáo Lý dạy: “Những đặc ân của Đức Maria có được là kết quả đi trước nhờ cuộc Vượt Qua của Đức Kitô” (GLCG, số 56).

d/ Cuối cùng, đặc ân Vô Nhiễm còn tiên báo hình ảnh đích thực của Hội Thánh vào ngày cánh chung, ngày mà Dân Chúa sẽ được tác thành như “một Trinh Nữ vẹn toàn. Trong Kinh Tiền Tụng ngày lễ hôm nay dạy: “Chúa đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, để chọn Người đầy ơn phúc xứng đáng làm Mẹ Con Chúa, và chỉ cho chúng ta thấy nơi Người là khởi điểm Hội Thánh xinh đẹp, không vết nhăn, không tỳ ố, là bạn Con Chúa”.

Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm trong Mùa Vọng, mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, nhất là biết cộng tác với ân sủng Chúa hầu biến cuộc sống trở thành một mãnh đất tốt để Lời Chúa đơm hoa kết trái, như mảnh đất tâm hồn trong trắng của Đức Maria. Cùng với Đức Maria, chúng ta ngợi khen, tán tụng Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc…”. Amen.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...

Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta”

    Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khoảng 9h sáng, thứ Tư, ngày 2/2/2022, trong thánh...

Chúa Nhật VII TN, C, Lc 6,27-38: Lòng bao dung và tha thứ

    LÒNG BAO DUNG VÀ THA THỨ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38) Viết Trung, Phước Lý “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em...

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

    Chúa Nhật VII TN - C YÊU THƯƠNG KẺ THÙ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38) M. Bosco, Phước Sơn Yêu thương kẻ thù là đặc nét của...

Phúc Thật

Chúa nhật 6 Thường niên năm C (Gr 17, 5-8 ; Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6 ; 1 Cr 15, 12. 16-20 ;...