Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

ĐƯỢC CHÚC PHÚC HAY BỊ LÊN ÁN? (Bài Suy Niệm Thứ 6 tuần VIII TN) – Mai Thi

 

ĐƯỢC CHÚC PHÚC HAY BỊ LÊN ÁN?

(Bài Suy Niệm Thứ 6 tuần VIII TN)

 

Đọc Tin mừng thánh Luca chương 6 từ câu 20 đến câu 26, chúng ta bắt gặp hai cặp từ đối lập: “phúc cho” và “khốn cho”, chúng xuất hiện như một điệp khúc trong lời giảng dạy của Chúa Giêsu ngay ở phần đầu của Bài Giảng Trên Núi. Tại sao lại có phúc, có họa? Vì do cách sống niềm tin, do chọn lựa, mức độ tình yêu của mỗi người, mỗi đối tượng khi chấp nhận hay chối từ giáo huấn của Thiên Chúa. Cuộc lữ hành đức tin của chúng ta cũng sẽ được chúc phúc hay gặp tai họa tùy ở quyết định của mỗi người và cuộc chiến để có thể giành lấy phần phúc còn tiếp tục kéo dài mãi cho đến ngày chúng ta nhắm mắt xuôi tay. Vậy bao lâu còn được sống chúng ta cũng nên biết và quan tâm những gì sẽ được khi ở trong số những người được Chúa chúc lành; trái lại đâu là hậu quả từ việc bị chúc dữ, bị lên án.

 

  1. Được chúc phúc, chúc lành:

Trong bài đọc I (Hc 44, 1.9-13), tác giả sách Huấn Ca ca ngợi những vị danh nhân, vì họ là những người đạo hạnh: “Công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nên dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ” (Hc 44, 10-12). Đó là phần thưởng, là hoa trái đối với những ai nhận được sự chúc lành của Thiên Chúa.

Ai nhận được lời chúc lành, lời chúc phúc là người hạnh phúc bởi ở đời này họ không những đón nhận được ân huệ lớn lao đến từ Thiên Chúa mà còn được bảo đảm hạnh phúc nước trời ở đời sau. Tuy nhiên họ phải trải qua không ít những gian nan thử thách trong cuộc đời. Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp gửi cho đại hội giới trẻ thế giới năm 2015 đã viết: “Từ ‘phúc lộc’ hay ‘hạnh phúc’ được nhắc đến chín lần trong bài giảng lớn đầu tiên của Đức Giêsu (x. Mt 5,1-12). Nó giống như một điệp khúc nhắc nhở chúng ta về lời mời gọi của Chúa để tiến về phía trước cùng với Người trên con đường dẫn tới hạnh phúc đích thực, dù phải trải qua nhiều thử thách” (https://dongten.net/2015/02/18/su-diep-cua-dtc-nhan-ngay-gioi-tre-the-gioi-2015/).

 

  1. Bị chúc dữ, lên án:

Trong bài Tin mừng (Mc 11, 11-26) cho thấy hai đối tượng bị chúc dữ, bị lên án.

– Cây vả vì không sinh trái. Chúa Giêsu thấy cây vả không sinh trái liền lên tiếng bảo cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!”.

Cây vả không sinh trái là hình ảnh biểu tượng của những người tự đóng kín mình lại, lười biếng cách nào đó chăng. Chúng ta cũng giống như cây vả vô dụng nếu chúng ta không biết làm lợi những nén bạc Chúa đã trao.

– Kẻ lợi dụng nơi thờ phượng để buôn bán trục lợi. Trích dẫn lời Kinh Thánh “Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!”, Chúa Giêsu công khai lên án nếu không muốn nói là chúc dữ họ vì cách sống bất lương của họ.

Đâu là hậu quả dành cho những người bị chúc dữ? Bài đọc I (Hc 44, 1.9-13) ví những kẻ bị chúc dữ, bị lên án giống như không có, không tồn tại: Có những người không còn ai nhớ nữa, họ qua đi như chẳng bao giờ có, họ sinh ra mà như chẳng chào đời con cháu của họ cũng thế thôi! Cây vả muôn đời không bao giờ có thể sinh trái cũng là một hình phạt tương tự như vậy.

 

  1. Lý do của sự khác biệt:

Có sự khác biệt, nói chính xác là có sự đảo ngược giữa hai bài Kinh Thánh thánh lễ hôm nay: được chúc phúc và bị lên án. Vậy đâu là lý do? Phần cuối của bài Tin mừng, Chúa Giêsu cho biết: do lòng tin. Quả vậy, chỉ có lòng tin người ta mới cố gắng làm tốt chức năng của mình; nhờ thế hoa trái tiếp tục được nhân lên mãi qua các thế hệ. Như vậy vấn đề bị lên án hay được chúc lành dựa vào mức độ của lòng tin và cách sống lòng tin trong mọi khía cạnh của cuộc đời.

Để khỏi bị chúc dữ, được chúc phúc thì đòi đương sự đặt niềm tin nơi Chúa. Chính lời Chúa Giêsu đã quả quyết: “tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11, 24). Mà có lòng tin chắc chắn lòng mến sẽ lớn lên theo.

Bên cạnh đó, “dụ ngôn về cuộc phán xét thế gian” (Mt 25, 31-46) cho thấy kết quả của hai chọn lựa sống dựa trên những điều “đã làm” hay “đã không làm” cho những người chung quanh. Phần thưởng cho những ai đã dấn thân làm việc tốt đó là lời khen ngợi của Chúa Giêsu: “những kẻ Cha Ta chúc phúc” và ban cho họ Vương quốc vĩnh cửu (Mt 25, 34); trái lại những ai bị loại, bị lên án, bị chúc dữ không được nhận sự chúc phúc và sự sống của Thiên Chúa. Đến một ngày nào đó tất cả chúng ta đều phải trả lẽ trước mặt Chúa về tất cả những hành vi của mình, nhưng công hay tội tuỳ thuộc vào lòng bác ái chúng ta có hay không trong những lời nói và việc làm của mình. Đối với kẻ bị chúc dữ, họ không được sống trong sự nhân lành của Chúa Cha. Số phận của họ là chỗ của những kẻ ích kỷ và thất bại, là sự thù ghét căm hờn. Ngọn lửa sẽ thiêu đốt những người được đã không làm điều đáng ra họ phải làm cho người khác. Trái lại, những người đã làm điều lành được chúc phúc bằng tình yêu, sự hiệp thông, sự sống và niềm vui.

 

Kết:

Hạnh phúc đích thực là con người được ở trong tương quan mật thiết với Thiên Chúa. Chỉ nơi Ngài chúng ta mới có hạnh phúc trọn vẹn, vững bền. Nói cách khác, người hạnh phúc là người biết mở ra, mở ra với Thiên Chúa và mở ra với tha nhân. Dựa vào lời Chúa trong sách Đệ Nhị Luật, chúng ta làm bản xét mình về mối tương quan và mức độ giữa bản thân với Chúa và anh chị em mình: “Hãy xem: hôm nay tôi đưa ra cho anh  em chọn: hoặc được chúc phúc, hoặc bị nguyền rủa. Anh  em sẽ được chúc phúc nếu vâng nghe những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em mà tôi truyền cho anh  em hôm nay. Anh  em sẽ bị nguyền rủa nếu không vâng nghe những mệnh lệnh của Đức Chúa…” (Đnl 11, 26-28).

Giới luật Chúa, mệnh lệnh Đức Chúa đã có rồi nhưng tùy thuộc vào việc người ta có tin được thể hiện qua các việc làm cụ thể hay không. Kinh Thánh nhiều lần quả quyết: Tin vào Đức Giêsu là điều kiện để được cứu độ. Trên nguyên tắc, ai tin vào Đức Giêsu thì sẽ được cứu độ (x. Cv 16,31; Rm 10,9; 10,13), và người ta được nên công chính là nhờ đức tin (x. Rm 1,17; 3,22.26.30; 9,30; 10,4). Tuy nhiên đức tin ấy phải đích thực, được chứng tỏ bằng việc làm như lời thánh Giacôbê quả quyết: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). Việc làm của đức tin là lòng mến Chúa yêu người: khi người nào yêu mến Thiên Chúa thì đồng thời họ cũng cư xử với những người chung quanh bằng tình thương yêu chân thành. Sống được như vậy là họ được Thiên Chúa chúc phúc chứ không đáng bị lên án hay bị phạt vì số phận của mình.

Ước gì……

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...