Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

GIA SẢN (M. Ursuline_VP)

 

GIA SẢN

M. Ursuline

 

Theo văn hóa tập tục của người Việt Nam, khi người con trong gia đình đã đến tuổi lấy vợ – lấy chồng, cha mẹ phải chuẩn bị cho con cái một chút của cải, tiền bạc, như là chút vốn liếng cho con trong những ngày đầu sống riêng, hay là của phòng thân khi trái gió trở trời.
Tôi ví Cha Biển Đức Thuận, từ lúc khởi đầu ý định lập dòng cho đến những bước sơ khai tại vùng đất Phước Sơn – Quảng Trị để định cư, thật chẳng khác gì người con xin ra “ở riêng”. Tại sao tôi lại có ý nghĩ như vậy?
Cha Biển Đức Henri Denis thuộc Hội Thừa Sai Pari, đã sang Việt Nam từ lúc vừa 23 tuổi. Là một linh mục trẻ nhưng lòng đầy nhiệt huyết, mong cho dân Việt được biết đến Tin Mừng. Thời gian Cha ở Huế, dạy học tại Tiểu Chủng Viện An Ninh, làm giáo sư hay cha sở của giáo họ Nước Mặn (Thừa Lưu ngày nay). Có thể nói đó là thời gian vẫn còn nằm trong tay mẹ, trong gia đình giáo phận, như đứa con nhỏ chẳng lo lắng gì để tìm kế sinh nhai…Nhưng khi ngài bắt đầu thai nghén ý định lập dòng, tử tưởng và đời sống của ngài đã chuyển sang một trang sử mới trong cuộc đời Cha. Tôi cứ nghĩ không biết Cha có nghĩ đến việc phải nuôi con như thế nào không?
Ông cha ta vẫn thường nói: “Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”. Cái lớn của người đời là lớn người lớn xác, còn cái lớn của Cha Biển Đức Thuận phải chăng là cái lớn của con đường thiêng liêng và nhân đức trước mặt Chúa. Cha Henri Denis đã ôm ấp trong mình những trăn trở cho đời sống nội tâm của dân bản xứ. Cha khát khao cho muôn tâm hồn được nhận biết và trở về cùng Chúa. Lòng khao khát, sự thôi thúc nóng bỏng đã giúp Cha đi đến quyết định “ra riêng”, có nghĩa là lập dòng chiêm niệm cho người bản xứ là “nhà tranh, vách đất”, là “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Ý định lập dòng của Cha không phải ai ai cũng ủng hộ, người nói thế này, kẻ nói thế khác, đã làm cho tâm trí Cha khổ quá lẽ, như: “Cố Soái (R.P Chaiget) làm cha sở Thanh Tân, quản thủ cả Ba Trục, ngài sợ lập dòng không thành nên ngăn Đức Cha không cho tạo lập ở đó”, hay” Cố Kính, ngài thương cha Henri lắm, nhưng khi nghe cha lập dòng thì ngài đã không cho chi hết” (HT, tr 97). Nhưng “điều gì do Thiên Chúa thì con người không thể phá hủy được” (Cv 5, 39). Cha Henri Denis đã không làm theo ý riêng, nhưng theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, “Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước (Gl 5, 25). Chính tiếng gọi bên trong đã cho Cha một lực đẩy thiêng liêng, giúp ngài luôn kiên định trong thánh ý Chúa.
Ngày Cha ra riêng, “Mẹ Giáo phận” cũng đã chuẩn bị cho Cha một chút ít của hồi môn, phải chăng điều này để minh định cho thánh ý Chúa: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33-34). Hay như Cha Thánh Biển Đức xưa đã từ bỏ tất cả của cải thế gian để đi tìm nơi thanh vắng mà “ra riêng”, ngài đã chọn lý tưởng và sống trọn vẹn lý tưởng nghèo khó, nên bản thân ngài không hề có của nuôi thân, nhưng ngài không hề phải đói vì Chúa đã gởi cho ngài một con quạ hằng ngày đem bánh tới cho Cha Thánh đó sao! Như thế, với chút hồi môn của “Mẹ Giáo phận”, Cha Henri Denis cũng đã trở nên giàu có rồi: “Một thúng gạo, một âu ruốc, một đọi muối, vài cái nồi, một con dao và một con gà trống gáy hiệu” (HT, tr 11). Cha Henri Denis cũng đã nhận ra được tình thương của mọi người, khi đàn em còn đông lắm, như trong Hạnh Tích có kể rằng: “Cố Hoài thương ngài hơn cha mẹ thương con đẻ, khi con đi ở riêng thì chia của cho xong vì là của nhà trường, nên cố Bề Trên chỉ có thể cấp dưỡng vậy thôi” (HT, tr 11). Đúng thực, đối với Cha Cố Thuận giờ đây chẳng có của cải vật chất nào có thể so với niềm vui được đi lập dòng, được cất bước ra đi lên núi Phước. Cha ra đi không chút do dự, chần chừ. Tại sao? Trong khi hành trang của Cha chỉ có vậy, phải chăng là Cha Henri đã tích góp cho mình của gì chăng? Hay có ai cho riêng ngài vật gì? Khi mảnh đất Phước Sơn chỉ là một khu rừng, đất Quảng Trị khô cằn nắng cháy. Thế mà ngài vui vẻ ra đi như “một thương gia đi tìm ngọc quí” (Mt 13, 15), hay Cha tin “làm thợ thì được trả công”.
Chỉ là sự khởi đầu, nhưng Cha Cố Thuận đã sống tận căn của một người đan sĩ sống lời khấn khó nghèo, là sự hy sinh, từ bỏ mọi sự sở hữu của bản thân, không chỉ là sự sở hữu vật chất mà cả sự sở hữu về những ước muốn của bản thân, tất cả mọi sự Cha đều thuận theo ý Chúa. Bản thân tôi dám chắc về điều đó khi được tiếp xúc với Cha qua những lời nhắn nhủ, qua những trang sử còn lưu lại, đã đọc ra được một gia sản thật quí báu từ nơi Cha. Cha không chỉ thừa hưởng của hồi môn của Mẹ chung giáo phận, mà còn được Cha trên trời trao cho một gia tài quá lớn không thể cân, đo, đong, đếm được, nhờ vậy mà Cha đã hăng hái ra đi, gia sản đó chính là: một lòng hăng say việc nhà Chúa, một tình thương tha nhân đậm đà, một trái tim luôn rực lửa nhiệt thành hầu nung nấu bao con tim khác, một lý trí và ý chí sắt đá để dẫn dắt, nuôi dưỡng đoàn chiên, một tinh thần minh mẫn để luôn thức tỉnh anh em trở về.
Thật diễm phúc cho đầy tớ trung thành đã biết sử dụng nén bạc chủ giao (x. Mt 25, 14-30). Cái phúc không hẳn là cái có nhưng là cái chia sẻ, sự gieo trồng, sống cái nghèo. Đối với người đan sĩ cũng thế “Đan sĩ buộc phải chia sẻ những thiếu thốn của anh chị em nghèo trong miền họ sinh sống” (An Bình Đan Tu, Thomas Merton, p 54). Quả thật, Cha Biển Đức Thuận đã đón nhận vào lòng những nỗi cơ cực, những khát vọng của người con dân Việt, và Cha đã gieo trồng những hạt mầm hy vọng vào mảnh đất này: Phước Sơn.
Cái nghèo còn được sống triệt để bởi những của cải do chính sức mình làm ra để phục vụ tha nhân (x. Ibid, p 54). Tạ ơn Chúa, Cha con đã cùng nhau có một chút no lòng trong ngày khởi nghiệp. Cha ông ta có câu: “An cư lạc nghiệp”, thế nên việc đầu tiên của “ra riêng” chính là xây dựng nhà ở, cả thầy và trò đã vất vả biết bao để mong cho bao tâm hồn yêu mến sống đời chiêm niệm có nơi để an cư. Chỉ với ngôi nhà hai gian, hai chái, thế mà Cha Biển Đức của chúng ta đã nhìn ra trước một cơ ngơi sau này, nào là: nhà thờ, nhà ngủ, nhà cơm, nhà kho, nhà bếp…(x. HT, tr 111). Chỉ có một tâm hồn luôn chìm ngập trong Chúa mới có sự lạc quan như vậy, từng nhát cuốc lên xuống là những giọt mồ hôi, khi nơi an cư bị thiêu rụi, khi cọp vồ lấy người con mình, khi nhà dòng đã cạn nguồn lương thực,…tất cả những điều đó đã được Cha Biển Đức Thuận hân hoan đón nhận trong niềm vui phó thác.
Cả cuộc đời Cha đã trao ban, hy sinh, phục vụ, phải chăng chính Cha cũng đã tích lũy một gia tài để lại cho con cái. Cha đã là người con dân Việt rồi, nên Cha cũng phải theo văn hóa truyền thống ở đây chứ. Truyền thống cứ tiếp nối mỗi ngày…Và hôm nay tôi đón nhận gia sản của Cha, đó là tinh thần nghèo khó, lạc quan và trọn bề phó thác cho Chúa quan phòng trong mọi biến cố của cuộc sống. Chính lòng yêu mến, sự say mê mà Cha tôi đã sống được như vậy. Còn bạn, “Gia sản” của bạn là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho “Cố Thuận” – vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho "Cố Thuận" - vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam Trưa ngày 10/5/2024,...

Trực tiếp Nghi thức bế mạc án phong chân phước cho Cha Henri Denis Benoit Thuận

  https://www.youtube.com/live/pjjg-00hrZQ?app=desktop   Vào thứ Sáu ngày 10 tháng 5 lúc 12 giờ trưa, giờ Rôma, (tức là 17 giờ Việt Nam). tại Tòa Đại Diện, phiên...

Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận

  Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận (1980 - 1933)                     Đấng Sáng Lập Hội Dòng Xitô Thánh Gia Ngày 15 - 08 - 1918 "Việc...

Kinh xin ơn nhờ lời chuyển cầu của cha Henri Denis Biển Đức Thuận

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, vì lòng thương vô cùng Chúa đã sai Con Một Chúa xuống thế làm người, sống cuộc...

Hạnh Tích Cha Benoit (R. P. Henri Denis Cố Thuận)

        HẠNH TÍCH CHA BENOIT (R.P. HENRI DENIS CỐ THUẬN)             Nihil obstat: F.M. Bernard Mendiboure Tu viện trưởng Thánh mẫu Phước Sơn Vĩnh Linh, Quảng Trị Die 21 martii 1943 Imprimatur Franciscus Maria...

Gương đức hạnh của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận – Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia

Gương Đức Hạnh Của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận - Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 18/11/2018, Tòa...

Phần I. Vài nét về cha tổ phụ Henri Denis Benoit

Thoát thai từ cái nôi Phước Sơn Quảng...

Phần II – Cha Tổ Phụ và HDXTTGVN

PHẦN II. CHA TỔ PHỤ VÀ HỘI DÒNG XITÔ...

Phần III, Từ ngày cha Tổ Phụ tạ thế đến nay. (Alberto Vũ Bá Đạt)

Hội Dòng Xitô Thánh Gia sau ngày cha...

TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, ĐẤNG SÁNG LẬP PHƯỚC...