Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Giảng: Chúa nhật Lễ Lá 2017 năm A

Giảng: Chúa nhật Lễ Lá 2017 năm A

(Phaolo Tịnh (Vp Phước Lý)

Phụng vụ chúa nhật lễ lá mang đến cho chúng ta một bầu khí vừa trang trọng uy nghi của vị vua Giêsu Kitô tiến vào thành thánh Giêrusalem, nhưng cũng vừa u sầu ảm đạm qua hình ảnh Ngôi Hai Thiên Chúa làm người vì yêu thương con người mà gánh lấy bao đau thương và sỉ nhục. Xin chia sẻ hai điểm:

-Chúa Giêsu,Vua khiêm nhường hiền hậu

-Chúa Giêsu,Vua tôi trung đau khổ

  1. Chúa Giêsu Vua nhân hậu.

Được tin mừng theo thánh Mattheu diễn tả qua năm hình ảnh sau:

°Ngồi trên lưng lừa: ‘Hãy bảo với thiến nữ sion, kìa Đức Vua của ngươi đến với người hiền hậu ngồi trên lưng lừa con’.

°Đi trên tấm thảm bằng áo và bằng lá: ‘Đám người rất đông lấy áo choàng trải xuống mặt đường, số khác chặt nhành, chặt lá mà rải trên lối đi’.

°Tiếng hò reo vang dậy của dân chúng: ‘Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy, hoan hô con vua Đavit. Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa. Hoan hô trên các tầng trời’.

°Mọi người náo động xôn xáo: ‘Cả thành náo động và thiên hạ hỏi nhau: ‘Ông này là ai vậy? Ngôn sứ Giêsu, người Nazareth, xứ Galilê đấy’

°Vương miện mạo gai và tấm bảng có dòng chữ ‘Vua dân Do Thái’ được viết bằng ba thứ tiếng: Hipri, latinh và Hy-lạp.

Năm động thái: ngồi, đi, tiếng hò reo, sự náo động, đội vương miệng, biểu tỏ một vị Vua đầy vinh quang nhưng rất khiêm nhường hiền hậu. Một vị vua đến và đi vào thành của Ngài không bằng kỵ binh thiết giáp, nhưng ngồi trên lưng lừa con, không có những quân tướng xếp hàng chào đón theo nghi thức hoàng cung, mà chỉ có đoàn người náo nhiệt, hò reo. Một vị vua, không đi trên những tấm thảm đỏ, biểu hiện cho mầu vua chúa, mà đi trên những tấm thảm bằng những chiếc áo được cởi và trải ra từ đoàn người theo mình. Một vị vua, không đội vương miệng bằng vàng, đính kim cương, mà chỉ bằng một vòng gai nhọn. Tất cả những điều ấy, cho chúng ta cảm nhận: Vua Giêsu đã không dùng vũ lực để chinh phục con người, nhưng dùng tình thương để cứu độ họ, không đến để được phục vụ mà là phục vụ, không đến để cai trị mà san sẻ phận người như chúng ta và đã yêu, đã chết cho và vì chúng ta

  1. Chúa Giêsu, Vua tôi trung đau khổ.

Có lẽ phải nói phụng vụ ngày lễ lá đưa ra một điều rất nghịch lý. Ở bài Tin mừng trong nghi thức kiệu lá vui bao nhiêu, thì ở bài Tin Mừng diễn tả cuộc thương khó của Chúa Giêsu mang âm hưởng buồn sầu bấy nhiêu.

Khởi đầu vào thành Giêsusalem, muôn dân hò reo chúc tụng vinh quang Chúa Giêsu long trọng bao nhiêu, thì ở hồi kết của bản án của cuộc thương khó, Ngài chịu sỉ vả và cuối cùng là cái chết trên thập giá xem có vẻ nhục nhã bấy nhiêu.

Con đường vào thành là con đường vinh quang của Vị vua vinh quang khiêm nhường nhân hậu, con đường lên Núi Sọ lại là con đường của kẻ tội đồ.

Đường vào thành Thánh tình nghĩa thầy-trò còn đầm ấm khắng khít, đường lên núi sọ một mình cô đơn: Tất cả đều bỏ Thầy. Ôi thế thái nhân tình. Những môn đệ thân tín ăn chung mâm, ngồi chung bàn, thề thốt, ước hẹn, ‘dù có phải chết con vẫn yêu Thầy đến cùng’, nào ngờ: kẻ nộp, người chối, còn những người khác thì bỏ Thầy mà đi.

Thật là nghịch lý Đấng đến nhân danh Chúa, Vị Vua uy quyền cao cả phải mang lấy những bệnh tật của chúng ta để chúng ta được chữa lành. Người đã bị đâm, vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm, chịu đau khổ để chúng ta được bình an, chịu chết để chúng ta được sống, được ơn cứu độ.

Tuy nhiên, đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu không dừng lại ở cây thập giá hay ở nấm mồ, nó cũng không là dấu chấm hết của một đời người, mà mở ra một chân trời hy vọng là sự phục sinh bừng sáng, một vinh quang huy hoàng để vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quì và để tôn vinh Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: ‘Đức Giêsu Kitô là Chúa’.

Đau khổ và vinh quang, vinh quang và đau khổ gắn liền với đời sống của Chúa Giêsu. Nhưng Ngài đón nhận chúng vì yêu thương và để cứu chúng ta thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi.

Là Kitô hữu, là môn đệ của Chúa Giêsu, làm sao không có những giây phút đau khổ và vinh quang trong cuộc đời. Những đau khổ và vinh quang ấy, có thể khác nhau và tiêu cực hay tích cực tuỳ theo cái nhìn của mỗi người. Chị Thánh Têresa Hài đồng Giêsu đã đón nhận đau khổ với tinh thần tích cực, và đã trải nghiệm được trong đau khổ có một cái gì đó quí giá: ‘đau khổ nào chẳng có duyên tươi, nếu ta biết chôn vùi dưới hoa thắm’.

Do đó, bước đường lữ hành của người kitô hữu, sẽ chẳng bước đi trên những tấm thảm trải hoa hồng, và nếu ai có sự may mắn ấy, thì cũng nhớ rằng: dưới những cánh hồng còn ẩn nấp những gai nhọn.

Nào Đức Kitô lại chẳng phải khổ hình rồi mới vào vinh quang của Người sao? Bởi đó, thần học ‘tạc hình tạc tượng’ là môn học, người kitô và người môn đệ phải ‘tạc, đẽo’ mỗi ngày để làm cho bản thân của mình trở nên ‘đồng hình đồng dạng với, bằng không cuộc sống của họ chẳng có ý nghĩa gì. Amen.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...