Thứ năm, 10 Tháng mười, 2024

GIÁO PHẬN THANH HÓA MỪNG LỄ TẠ ƠN NGÂN KHANH LINH MỤC ĐỨC TỔNG GIUSE NGÔ QUANG KIỆT- BÀI GIẢNG ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH

THÁNH LỄ TẠ ƠN

Châu sơn ngày 15-06-2016

1. Lời mở đầu của Đức Tổng Giuse

Hồng ân chức linh mục thật là cao quý. Thánh Gio-an Ma-ri-a Vi-a-nê nói: để dâng một thánh lễ thì phải có suốt đời để chuẩn bị. Và dâng thánh lễ rồi thì phải có suốt đời để mà tạ ơn. Chính vì thế linh mục phải không ngừng dâng lời tạ ơn lên Thiên Chúa. Hôm nay con lại được hân hạnh cùng với Đức Cha và Quý Cha trong giáo phận Thanh hoá dâng lời tạ ơn lên Thiên Chúa. ĐTC Phanxico luôn luôn nhắc nhở về nền văn hoá gặp gỡ. Ngài nói rằng gặp gỡ là món quà quý nhất. Tôi hiện diện ở đây với tất cả con người của tôi, với tất cả thời giờ của tôi, để nói lên rằng: tôi yêu quý bạn. con cảm nhận được điều đó qua sự hiện diện của Quý Cha. Và đặc biệt của Đức Cha Giu-se. Đức Cha và Quý Cha đã dành sự hiện diện, đó là món quà cao quý nhất. Đã ở đây thay vì ở chỗ khác. Đặc biệt đối với Đức Cha, một người bạn, một người anh Chúa ban cho con trong hành trình linh mục, để luôn luôn nâng đỡ, nhờ đó con được vững mạnh trong đời dâng hiến. Đó là món quà quý giá Chúa ban cho con. Xin tạ ơn Chúa.  Giờ đây chúng ta hãy xin Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Để chúng ta xứng đáng dâng lời tạ ơn lên Thiên Chúa.

2. Bài giảng của Đức Cha Giuse Nguyễn chí Linh

Trọng kính Đức Tổng Giuse

Kính thưa Cộng đoàn Phụng vụ,

Hôm qua phái đoàn Thanh hoá đến đây thì rất là may mắn đã được diện kiến ĐTGM Giuse, đã kính chào ngài và đã chúc mừng 25 năm LM của ngài. Nhưng mà cha Bề trên và các cha trong đan viện phải đi công tác mục vụ, cho nên chúng tôi cũng chưa có dịp để trình diện các ngài. Vậy thì chúng tôi xin kính chào Cha Bề trên, quý cha đan viện và toàn thể nhà dòng Châu sơn. Tôi cũng xin gửi lời chào thân ái đến anh chị em giáo dân tham dự thánh lễ ngày hôm nay. Đáng lẽ tôi nói thêm mấy điều nữa, nhưng đầu lễ ĐTGM đã gợi ra ý của ĐTC Phanxico cổ võ sự gặp gỡ. Tôi nghĩ tôi không thể tìm được lời lẽ và ý tưởng nào hay hơn, tôi xin được gợi lại với tất cả sự quý mến đối với ĐTGM, với đan viện và với tất cả anh chị em.

Bây giờ xin mời cộng đoàn trở về với Lời Chúa mà chúng ta vừa mới nghe.

Trước hết là đoạn Tin Mừng. Chúng ta cũng biết là trong lãnh vực thương trường kinh doanh, thì trước khi đầu tư vào một dự án nào, thì người ta phải hạch toán xem có lãi hay không. Nếu có lãi thì mới vào cuộc. Nếu không có lãi thì thôi. Cũng tương tự như thế, Phê-rô và các Tông đồ đi theo Chúa Giê-su, cũng là một thứ đầu tư. Nếu chúng ta đặt đoạn TM này vào ngữ cảnh của nó, trong TM Luca, thì chúng ta cũng thấy rằng trước đó CGS đã tuyên bố Người sẽ lên Giê-ru-sa-lem để chịu chết. Cũng có đoạn TM trước đó kể chuyện người thanh niên giầu có định đi theo CGS mà rồi kết cuộc chuyện đó không thành. Đầu tư với một giá đắt đỏ như thế: bỏ gia đình, vợ con, ruộng nương, để đi theo Chúa, thì phải đổi được cái gì. Nếu chúng ta nhớ lại chuyện của hai anh em nhà Giê-bê-đê. Họ hỏi: Khi Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en hai anh em chúng tôi có được ngồi bên tả bên hữu Thầy không? Dân Do thái bấy giờ chờ đợi một Đấng Cứu Tinh sẽ lập một chính phủ mới, một giới lãnh đạo mới, để giải phóng dân tộc Ít-ra-en khỏi ách ngoại xâm. Cho nên trong đầu của các Tông đồ cứ nghĩ CGS là một lãnh tụ chính trị. Qua câu trả lời ta thấy có lẽ đối với Phê-rô và đối với các Tông đồ bấy giờ thật bất ngờ. CGS, nếu diễn tả một cách nôm na, đã trả lời rằng các anh đi theo tôi thì không lỗ đâu. Vẫn còn nhà cửa, vợ con, ruộng nương. Chẳng những là còn mà còn được gấp trăm. Nhưng nếu nghĩ cho sâu xa thì tất cả những gì CGS hứa, những từ ngữ vợ con, cha mẹ, ruộng nương, hoàn toàn mặc lấy một ý nghĩa mới. Không thể là cha mẹ, vợ con, như trước khi các môn đệ từ bỏ. Vì nếu được lời gấp trăm là cưới 100 bà vợ thì không được.Cho nên phải hiểu ý của CGS. Ngài là hiện thân của LTX của TC Cha giữa lòng nhân loại, cho nên hoạt động của Ngài trên trần gian là hoạt động cứu rỗi, họat động của LTX. Các Tông đồ được mời gọi gia nhập một không gian mới,  không gian của LTX. Cũng là cha, là mẹ, là vợ con, ruộng nương. Nhưng tất cả đều thuộc về không gian thăng hoa. Hôm qua trong bài giảng cho các cha Thanh hoá, ĐTGM có giải thích logo Năm Thánh rằng, TC qua CGS cõng con người trên vai, cõng đứa con hoang đàng lên trên vai cao hơn cả Ngài. Và ngài biến mầu nâu của thân phận con người thành mầu trắng. Cho nên khi đi theo CGS, các môn đệ thuộc về một gia đình mới. Cũng có cha, có mẹ. Nhưng không giới hạn cha mẹ vào một người, một nhóm, mà là toàn thể cộng đồng nhân loại. Cũng đất đai, cũng nhà cửa, nhưng đó là tài sản của Giáo hội, là cánh đồng truyền giáo mênh mông. Và không gian mới mà các môn đệ được mời gọi bước vào, là không gian của sứ mệnh, của truyền giáo. Cho nên qua đó chúng ta thấy Chúa mời gọi các môn đệ vào một vận hội mới vào một không gian mới có nghĩa là các môn đệ cũng phải có sự chọn lựa tích cực. Hồi nãy chúng ta có nhắc tới câu chuyện một chàng thanh niên giầu có cũng được mời gọi như thế. Nhưng chàng không từ bỏ được quá khứ của mình cũng như sự giầu có của mình nên đã tháo lui.  Còn các môn đệ sau này ta biết các ngài đầu tư trọn vẹn cho công cuộc truyền giáo cũng như chúng ta đã nghe sách Công vụ Tông đồ kể lại. Nếu tham gia một cách tích cực thì đó là sự lời lãi mà các môn đệ gặt hái được.  Xác tín về lòng thương xót và các hoạt động của Thiên Chúa, đó là bí quyết mà I-sa-i-a trong bài đọc 1 đã phát biểu. Đối với I-sa-i-a, thì điều quan trọng là Thiên Chúa đã đoái thương dân Ít-ra-en của Người. Cho nên nghĩ tới Chúa, nhớ tới Chúa, thì chỉ thấy lòng nhân hậu, lòng thương xót của Ngài mà thôi. Đó cũng chính là bí quyết giúp cho I-sa-i-a tiến lên trong sứ vụ đầy dẫy khó khăn.

Hôm nay cộng đoàn chúng ta đến đây để chia sẻ niềm vui tạ ơn của Đức Tổng Giu-se. Dĩ nhiên chúng ta cũng phải cùng với ngài nhìn lại quá khứ 25 năm hồng ân. Và chúng ta cùng ngài phát triển cái bí quyết và cái chìa khoá của ngài giúp ngài sống 25 năm đời linh mục trong bình an, trong hạnh phúc. Hôm qua trong bài giảng cho các cha Thanh hoá, ngài đã phân tích một cách rất sâu sắc ý nghĩa của từ ngữ lòng thương xót. Ngữ căn của từ lòng thương xót trong tiếng La-tinh ghép bởi hai từ: Miseria: sự khốn cùng. Và Cor: trái tim. Trái tim phải đụng chạm đến những nơi khốn cùng đó mới là lòng thương xót. Chúa đã đụng đến sự khốn cùng của con người ở mức thẳm sâu nhất. Và con người muốn sống lòng thương xót cũng phải đụng chạm đến các thực tại bên ngoài. Không thể tưởng tượng được Đức Tổng Giu-se nói về lòng thương xót với một sự xác tín, với một sự nồng nàn, và nhất là với tính thời sự cao như thế. Cũng là cá chết, cũng là xã hội này, mà nhiều người trong chúng ta vẫn không rung cảm. Còn Đức Tổng tuy ở nơi âm thầm trong đan viện này, vẫn đặt trái tim của ngài nơi tất cả những gì đang xảy ra trên thế giới, trên đất nước này, với Đức Thánh Cha, và với  tất cả những sự kiện khiến cho ngài phải nghĩ đến lòng thương xót.

Sau hai năm chịu chức linh mục, ngài đi du học. Trở về ngài làm giám mục. Giám mục của Lạng sơn, Hà nội. Và cuối cùng ngài về đan viện Châu sơn. Về cuộc đời của ngài chúng ta thấy trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau tận gốc rễ. Nhưng có lẽ bí quyết của ngài đã được biểu lộ, diễn tả qua châm ngôn giám mục của ngài: Chạnh Lòng Thương. Dù là sinh viên tại Paris, linh mục tại Long xuyên, giám mục tại Lạng sơn, Tổng giám mục tại Hà nội, hay là một bán-đan-sĩ tại đan viện Châu sơn này, ngài vẫn luôn luôn sống châm ngôn của ngài. Động chạm đến tất cả mọi vấn đề của Giáo hội và của xã hội trong hiện trường của mình. Và nhờ đó ngài cảm thấy luôn luôn bình an và hạnh phúc.

Trong cuộc phỏng vấn mà trang mạng Vietcatholic đã thực hiện với ngài vừa qua, ngài có kể lại bối cảnh lúc ngài chịu chức linh mục. Lúc đó những người đi cải tạo mới trở về, thất nghiệp, đói rách lan tràn khắp nơi. Và đối với ngài dĩ nhiên đó là một điều đáng bi quan. Nhưng ngài cho rằng đó là cơ hội cho ngài huấn luyện lòng thương xót của ngài. Và trong mỗi hoàn cảnh như vậy, ngài có quyết tâm là phải đụng chạm đến thực tế. Tôi vẫn còn nhớ lúc tôi còn ở Nha trang thì ngài giảng tĩnh tâm cho linh mục đoàn. Lúc đó tôi cũng mới làm linh mục sau ngài một năm. Nhưng rất mê những bài giảng của ngài nói về Lạng sơn lúc đó. Về một nơi khô cằn, bị tàn phá bởi cuộc chiến 1979, ngài thấy hình ảnh cây na mọc cheo leo trên sườn núi đá. Không có nước, không có sự chăm sóc. Nhưng vẫn xinh tươi. Rồi từ đó ngài về Hà nội với biết bao vấn đề đối nội đối ngoại rất là lớn lao, rất là gai góc. Nhưng ngài vẫn giữ được sự điềm tĩnh với phong cách cũ. Đụng chạm một cách can đảm đến tất cả mọi vấn đề của Giáo hội và của xã hội. Thời gian không đủ dài để chúng ta kể hết những gì ngài đã làm. Tôi cũng không phải đứng đây để phong thánh phong thần cho ngài nhân ngày lễ tạ ơn kỷ niệm Ngân khánh Linh mục của ngài. Nhưng tôi muốn nêu lên như một bí quyết để anh em linh mục ở đây cũng chia sẻ. Một trong những thành tựu lớn nhất của đời ngài đó là đụng chạm đến tất cả những thực tại thuộc trách nhiệm của chúng ta. Đó cũng chính là đề tài ngài đã chia sẻ với chúng ta một cách rất sâu sắc chiều hôm qua.

Chúng ta hãy cùng với ngài tạ ơn Chúa đã giúp cho ngài có được một niềm xác tín rất là sâu xa, rất là bền bỉ để ngài luôn phát hiện được ơn Chúa trong đời linh mục của ngài. Chúng ta cũng lấy gương mẫu của ngài để thánh hoá cuộc đời linh mục và cuộc đời Ki-tô hữu của chúng ta. Chúng ta cũng tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta một linh mục, một giám mục là Đức Tổng Giu-se, để lại cho Giáo hội Việt nam một mẫu gương rất đáng noi theo. Có nhiều trang mạng đã gọi ngài là con “ong Chúa”. Có nghĩa là ngài nuôi dưỡng tinh thần của biết bao người. Cũng có trang mạng gọi ngài là “nam châm”. Nghĩa là tuy âm thầm trong xó núi đan viện này, nhưng mà khách hành hương vẫn đến tấp nập. Chúng ta hãy coi đó là một ơn không phải Chúa ban cho riêng ngài mà  thôi nhưng còn cho cả Giáo hội Việt nam. Chúng ta tạ ơn Chúa về món quà đặc biệt đó. Và chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho ngài. Để mãi mãi ngài là “nam châm” là “ong Chúa” trong tinh thần hiệp nhất và nhất là trong mẫu gương sống lòng thương xót của Chúa. Amen.

3. Lời cám ơn cuối lễ ĐT Giuse

Trước khi cử hành phép lành cuối lễ con xin ghi nhận lòng trung tín. Trong thánh lễ hôm nay con cảm nhận được lòng trung tín.

Trước hết là lòng trung tín của Thiên Chúa. Tình thương của Chúa “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Lòng thương của Chúa “lòng thương xót của Thiên Chúa trải từ đời nọ đến đời kia, dành cho những ai kính sợ Người”. Chúa luôn giữ lòng trung tín. Dù nhiều khi con không trung tín. Nhưng Chúa vẫn luôn trung tín và nâng đỡ con trong hành trình linh mục Chúa ban cho con. Lòng trung tín của Thiên Chúa, con cũng cảm nhận được qua sự hiện diện của Quý Cha và Đức Cha Thanh hoá. Quý Cha đã có lòng trung tín. Mặc dù con chỉ làm giám quản giáo phận Thanh hoá một thời gian ngắn thôi. Nhưng các ch luôn giữ lòng trung tín. Luôn luôn nhớ đến con. Mỗi khi có dịp gặp thì đều vui vẻ như người nhà rất thân tình. Đặc biệt hôm nay Quý Cha đã dành thời giờ đến đây để cầu nguyện cho con. Đặc biệt con cảm nhận lòng trung tín của Đức Cha Giu-se, một người bạn, một người anh.

Khi chúng ta trung tín với những người lớn lao có quyền có chức thì không chắc lắm. Nhưng khi chúng ta trung tín với một người bé nhỏ hết quyền hết chức như con hôm nay, thì đó là lòng trung tín đích thực. Hôm nay, dù con đã ẩn dật ở đây, nhưng Đức Cha và Quý Cha vẫn dành cho con cảm tình yêu mến, đó là lòng trung tín. Con xin tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Cha và Quý Cha.

Và giờ đây để tỏ tình hiệp nhất yêu thương, con xin Đức Cha cùng với con ban phép lành cho cộng đoàn dân Chúa.

4. Một số hình ảnh trong thánh lễ

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đan Viện Châu Sơn Nho Quan: Thánh Lễ An Táng thầy Gioan Thiên Chúa

  TRONG CHÚA KITÔ Kn 4,7-15; Rm 6,3-4.8-9; Mc 15,33-39 Châu sơn mồng Hai Tết Giáp Thìn Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt Hai giờ chiều ngày 30 Tết...

Mùa Xuân đích thực

MÙA XUÂN ĐÍCH THỰC Is 65,17-21; Kh 21,1-6; Mt 5,43-48 Lễ Đưa Chân thầy Gioan Thiên Chúa Châu sơn mồng Một Tết Giáp Thìn, Đức tổng Giuse...

Đan viện Châu Sơn Nho Quan: Cảm nhận của một bạn sinh viên trẻ khi đến tĩnh tâm tại Đan viện

CẢM NHẬN CỦA MỘT BẠN SINH VIÊN TRẺ KHI ĐẾN TĨNH TÂM TẠI ĐAN VIỆN Martha Hoàng Mai Tôi là một cô gái với sức sống...

Bài giảng Lễ Cung Hiến Thánh Đường Đan viện Châu Sơn Nho Quan của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Kỷ niệm Cung hiến Thánh đường Đan viện Nho quan Ngày 04 - 11- 2023 CHÚA GIÊSU LÀ ĐỀN THỜ Ed 47,1-2.8-9.12; 1Cr 3,9c-11.16-17; Ga 2,13-22 Đức TGM...

Đan viện Châu Sơn Nho Quan: Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt dâng thánh lễ thứ 3 tại đất thánh

Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Dâng Thánh Lễ Thứ 3 Tại Đất Thánh Của Đan Viện Ngày 02...

Tản mạn cuối thu

TẢN MẠN CUỐI THU Du Thăng Cái se se lạnh, cái nắng vàng và một chút gió heo may của cuối thu, làm cho tâm hồn...

“Em” tìm gì? cảm nghĩ của một linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Châu...

“Em” tìm gì? Cảm nghĩ của một Linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Thánh Mẫu...

Thánh lễ đưa chân thầy M. Phêrô Khoa: Làm chứng về lòng thương xót (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ thánh Phaolô trở lại LÀM CHỨNG VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT Ac 3,17-26; Cv 22,3-16; Mc 16,15-18 Lễ Đưa Chân thày Phêrô Khoa Châu sơn 25-01-2023   Đức TGM Giuse...

Cáo phó: Thầy Phêrô Khoa Trần Văn Thướng

  CÁO PHÓ Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn kính báo Đan sĩ M. Phêrô Khoa Trần Văn Thướng, O.Cist. sinh...