Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

GỢI Ý SUY NIỆM LỄ ĐÊM GIÁNG SINH

 

“Lòng Chúa Thương Xót đã giáng sinh” 

Lc 2,1-14

 

“Hôm nay Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta” (Lc 2,11), chính là “Lòng Chúa Thương Xót đã giáng sinh”Thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên những mục tử đang ở ngoài đồng và bảo họ rằng: “Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ“. Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm“. 

1. Một Hài Nhi mới sinh

Sử gia Luca nói về cuộc chào đời của Chúa Giêsu, với những câu ngắn và đơn giản, như cuộc chào đời này không có gì đặc biệt. Chỉ nhờ sự kiện thiên sứ của Thiên Chúa hiện ra với các mục đồng trong ánh hào quang chói lọi của thiên quốc, nét tương phản này thúc đẩy người ta đến chỗ ca ngợi Thiên Chúa. Các mục đồng có lý để vui mừng: Đấng Cứu Thế, Đức Kitô, Đức Chúa, đã sinh ra cho họ trong hình hài một em bé được quấn tã, nằm trong một máng cỏ, nơi trú ngụ của bò lừa. Cơ binh các thiên thần ca hát ngợi khen Thiên Chúa. Thiên Chúa được tôn vinh bởi cuộc chào đời này: trong tình yêu và trong lòng thương xót. 

2. Hài Nhi mới sinh là Ðấng Cứu Thế

Sử gia Luca không viết đích danh Hoàng đế là Octavo, mà chỉ ghi tước hiệu của Ngài là Augusto, một danh xưng tự phụ coi mình là thiên tử. Còn Hài Nhi, rõ ràng đã sinh ra rất khó nghèo; và trên cảnh rất khó nghèo này, sử gia Luca cũng điểm nét sáng: dòng máu Ðavit trong con người thánh Giuse; và Đức Maria cưu mang Con đầu lòng. Tác giả Luca hôm nay muốn báo trước thời đại rực rỡ của Hài Nhi: Thiên Thần Chúa bỗng đã hiện đến bên đám mục đồng đang canh giữ chiên lúc đêm khuya, và trấn an họ: “Ðừng sợ, này ta đem tin vui cho các ngươi về một niềm vui to lớn, tức là niềm vui cho toàn dân…” Đây là lời được dùng để loan báo ơn cứu độ. Hôm nay, niềm vui ấy đã đến vì Đấng Cứu Thế đã sinh ra. Nên Ngài được các Thiên Thần hợp đoàn tôn vinh chúc tụng : “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm“. 

3. Sứ điệp

Tin Mừng Luca hôm nay diễn tả đức tin của Hội Thánh khi thuật lại cuộc đản sinh nghèo khó của Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần. Luca đã dùng chữ “hôm nay” để nói rằng lúc này Chúa Cứu Thế còn đến với con người và việc Giáng sinh của Ngài hiện tại vẫn có sức mạnh cho những ai đón nhận Ngài. Vì thế, việc Đấng Cứu Thế đến trần gian phải được đón nhận như là một sáng kiến tình yêu của Lòng Chúa Xót Thương con người. Để con người xác tín: 

            a)- Thiên Chúa Giáng Sinh là Quà Tặng của con người

Công đồng Vaticano II viết : “Thiên Chúa nhập thể và nhập thế là vì Ngài muốn sống cuộc sống nhân loại, để hành động với bàn tay nhân loại, để suy tư với một trí óc nhân loại, để yêu thương với một trái tim nhân loại” (Gaudium et Spes, số 22).  ĐứcThánh Cha Phanxico khẳng định: “Dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha chính là Đức Kitô Giêsu.” (Misericordiae Vultus, -viết tắt MV- số 1).  Chúa nhập thể và nhập thế chỉ vì Chúa Cha yêu thương con người và muốn diễn tả chân tính Tình Yêu của Ngài là để đến gặp gỡ và chia sẻ.

Vì yêu thương, Thiên Chúa đã xuống thế để gặp gỡ con người hầu cho đất trời gặp nhau [1], để Thiên Chúa làm người và con người trở nên Thiên Chúa [2]! Ngài đến trần gian cùng chia sẻ  kiếp sống với con người, để Ngài cùng vui buồn với con người và chuộc lại cho con người một cuộc sống ý nghĩa. Như vậy, Chúa Giêsu là Quà Tặng cho con người. Qùa Tặng này mang ý nghĩa cứu thế (x. Ga 3,16). Và Quà Tặng của Thiên Chúa ban cho con người cũng là để Ngài được trở nên Emmanuel, được luôn hiện diện mà chia sẻ thân phận con người [3].  

            b)- Thiên Chúa Giáng Sinh  để con người là Quà Tặng cho nhau.

            Thánh Bernardo cảm nhận được việc Thiên Chúa đã phó mình cho trần gian là tự hiến, là hủy mình [4] như thánh Phaolo nói trong thư Philip 2,6-11. Sự tự hiến và hủy mình vì yêu thương trong mầu nhiệm Nhập Thể này, đó là “chìa khóa” giúp con người hiểu được một vì Thiên Chúa cao sang, uy quyền khôn cùng, mà lại hóa thân nên một con người bé nhỏ, mong manh, trần trụi và nghèo nàn đến tột cùng.  Quà tặng Chúa Cha ban cho con người là một Giêsu tự hiến và tự hủy như thế đó, hơn 2000 năm nay vẫn còn nguyên giá trị, nên “con người cần liên lỉ chiêm ngưỡng mầu nhiệm của lòng thương xót. Đây là suối nguồn tươi vui, tĩnh lặng và an bình. Đây là điều kiện để chúng ta lãnh nhận ơn cứu độ.” (MV, số 2). “Khi chăm chú ngắm nhìn Chúa Giêsu và dung mạo lòng thương xót của Người, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu của Ba Ngôi Chí Thánh.” (MV, số 8).

Vì thế, để bản thân mình là quà tặng cho người khác như Chúa Giáng Sinh đã là mẫu gương để con người là quà tặng cho nhau, hay nói cách khác: “muốn sống Năm Thánh này  dưới ánh sáng của câu Lời Chúa: Thương xót như Chúa Cha. Tác giả Tin Mừng ghi lại lời dạy của Chúa Giêsu: “Hãy thương xót như Cha các con là Đấng đầy lòng thương xót” (Lc 6,36). Đây là một chương trình sống đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng cũng tràn đầy niềm vui và an bình. Lệnh truyền của Chúa Giêsu gửi đến tất cả những ai muốn nghe lời Người (x. Lc 6,27). Để có thể sống lòng xót thương, trước tiên chúng ta cần biết lắng nghe Lời Thiên Chúa. Điều đó có nghĩa là phải tái khám phá giá trị của sự thinh lặng, để suy niệm chính Lời đang muốn nói với chúng ta. Đó là cách thức để chúng ta có thể chiêm ngưỡng lòng thương xót của Thiên Chúa và biến lòng thương xót ấy thành nếp sống riêng của chúng ta” (MV, số 13).

Ước mong mọi đan sinh “tái khám phá giá trị của sự thinh lặng”, để trong Lectio Divina, đan sinh đón nhận được Quà Tặng của chính Thiên Chúa; và cũng nhờ Lectio Divina, đan sinh biết cách làm cho bản thân trở nên Quà Tặng tuyệt vời cho người khác. Chúc mừng Đại Lễ Chúa Giáng sinh thánh thiện vui tươi.

M. FranÇois De Sales, An Phước

 

[1] “Tín nghĩa ân tình này hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên” (Tv 85,11).

[2] Thánh Irénée đã nói về Đức Kitô rằng: “Người đã trở nên giống chúng ta, để chúng ta trở thành như Người”. Về sau, thánh Clémẹnt Alexandrie và thánh Grégoire Naziance quả quyết: “Thiên Chúa đã làm người để con người làm Chúa”. Trong bài giảng lễ an táng người anh mình là Césaire, thánh Grégoire đã nói: “Tôi phải được chôn cùng với Đức Kitô, tôi phải trở thành con Thiên Chúa, tôi phải trở thành Thiên Chúa” (Oratio 7,23). Cha Karl Rahner, trong “Mysterium Salutis”, viết:“Thiên Chúa làm người để con người được trở nên Thiên Chúa”.

[3] Chữ “Present” trong tiếng Anh có nghĩa là “quà tặng”, và cũng có nghĩa là “sự hiện diện”.

[4]  X. Kinh Phụng Vụ Lễ Thánh Bernardo.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...