Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI TIN – TUẦN XXVIII-thứ Sáu-VP Duyên Thập Tự

TN-196-TUẦN XXVIII-thứ Sáu

HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI TIN
(Rm 4,1-8 / Lc 12,1-7)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Là Ki-tô hữu, chúng ta có đức tin. Đức tin là hồng ân nhưng không Thiên Chúa ban, đồng thời là một trong ba nhân đức đối thần. Đức tin không chỉ mang chiều khích trí thức, nghĩa là một sự đồng thuận với chân lý mặc khải, mà còn và nhất là mang chiều kích hiện sinh. Đức tin phải nhập thế, nghĩa là đức tin phải hội nhập vào cuộc sống. Nếu không có chiều kích hiện sinh, đức tin có nguy cơ là một niềm tin chết và chỉ là sản phẩm của những khối óc thông minh nơi bàn giấy. Hai bài Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta dẫn đưa đức tin của minh vào đời sống cụ thể, vào sinh hoạt hằng ngày. Và nếu đức tin nhập cuộc, chúng ta chắc chắn cảm nghiệm “HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI TIN”.

1. ÔNG ÁP-RA-HAM ĐÃ TIN THIÊN CHÚA VÀ ĐƯỢC NÊN CÔNG CHÍNH
Trong bài đọc một, trích thư thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Rô-ma chương 4 từ câu 1 đến 8, trường hợp của Tổ Phụ Áp-ra-ham được nêu lên với điểm nhấn là đức tin. Thánh Phao-lô viết:
“Thưa anh em, phải nói sao về ông Áp-ra-ham, tổ phụ của dân tộc chúng ta? Ông đã được gì? Kinh Thánh đã nói gì? Ông Áp-ra-ham đã tin Thiên Chúa, và vì thế được kể là người công chính”. Khẳng định của thánh Phao-lô rằng đức tin của ông Áp-ra-ham vào Thiên Chúa là nền tảng và là lý do của sự công chính của ông. Thiên Chúa làm cho ông nên công chính, chứ không phải ông có thể làm cho mình nên công chính. Ông được nên công chính bởi đức tin vào Thiên Chúa, chứ không phải do việc làm. Những việc làm của ông diễn tả đức tin của ông vào Thiên Chúa. Việc làm là hoa trái của đức tin. Tác giả thư Do Thái – mà truyền thống cho là thánh Phao-lô – đã chứng minh điều này: “Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng theo tiếng Chúa gọi mà đi đến một nơi ông sẽ lãnh nhận làm gia nghiệp, ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu” (Dt 11,8). “Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Áp-ra-ham đã hiến dâng I-xa-ác; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một” (c.17). Như vậy, chỉ có Thiên Chúa mới có thể công chính hoá con người; đức tin vào cuộc là để đón nhận tác động công chính hoá đó của Thiên Chúa. Và đây là hạnh phúc của ông, và qua ông, đó là hạnh phúc của chúng ta với tư cách Ki-tô hữu. Chúng ta chỉ được nên công chính bởi Thiên Chúa.
Chúng ta còn nhớ dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện. Người biệt phái kể bao nhiêu công việc ông làm như ăn chay, nộp thuế một phần mười thu nhập… Còn người thu thuế chỉ xin lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúa Giê-su kết luận rằng người thu thuế trở về nhà được nên công chính, còn người biệt phái thì không (x.Lc 18,9-14). Trong trích đoạn thư Rô-ma, thánh Phao-lô kết luận khi đề cập đến việc ông Áp-ra-ham được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ đức tin: “Đó là điều vua Đa-vít nói khi ca tụng hạnh phúc của người được Thiên Chúa kể là công chính mà không xét đến việc làm: Hạnh phúc thay kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung. Hạnh phúc thay người Chúa không kể là có tội!”.
Ai trong chúng ta cũng là tội nhân, ai trong chúng ta cũng là người bất chính; nhưng Thiên Chúa yêu thương tha thứ tội lỗi và làm cho chúng ta nên công chính. Đây là hạnh phúc của chúng ta, đây là hạnh phúc của người tin. Chúng ta có dám tin và tin thật như thế chăng?

2. ĐỨC TIN VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI
Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 12 từ câu 1 đến 7, đức tin được nhìn và được sống trong thử thách lớn nhất, đó là cái chết. Chúa Giê-su nói: “Thầy nói cho anh em là bạn hữu Thầy: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì được. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hoả ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy. Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ”.
Trong những lời nói này của Chúa Giê-su, chúng ta nhận ra một từ quan trọng, đó là “sợ”. Chúa nói sợ đồng thời không sợ. Vậy sợ điều gì và không sợ điều gì? Chúng ta có thể thấy ba cấp độ của sợ và không sợ: chết thân xác, bị ném vào hoả ngục, quý giá hơn muôn vàn. Khi khuyên đừng sợ người giết được thân xác, Chúa muốn nói đến cái chết thân xác là điều không đáng sợ nhất. Đây là cấp độ thứ nhất. Khi nói đến sợ Thiên Chúa, là Đấng có quyền ném vào hoả ngục, Chúa nói đến điều đáng sợ nhất là bị quăng vào hảo ngục, được coi là cái chết thứ hai, cái chết của linh hồn. Đây là cấp độ thứ hai. Khi lấy ví dụ về những con chim sẻ và những sợi tóc trên đầu, Chúa muốn nhấn mạnh đừng sợ Thiên Chúa, là Đấng yêu thương vì quý trọng sự sống con người. Đây là cấp độ thứ ba, cấp độ mà chúng ta được mời gọi đạt đến. Đó là không sợ Thiên Chúa luận phạt, vì tình yêu của Người thật vô cùng.
Những lời Chúa nói đó có liên hệ gì đến đức tin của chúng ta? Ai trong chúng ta cũng sợ chết, đó là điều hết sức bình thường, nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn thực tế là ai cũng phải chết. Cái chết luôn mang mầu sắc bi ai và thê lương, nhưng đức tin rọi chiếu trên thực tại đó và mang lại niềm hy vọng. Khi đối diện với cái chết của người thân và nhất là của chính mình, chúng ta cần đức tin mạnh mẽ nhất. Chính đức tin giúp chúng ta vượt thắng được nỗi sợ chết. Đức tin trước cái chết và chết trong đức tin là hạnh phúc của chúng ta, là hạnh phúc của người tin; vì đức tin mở ra ánh sáng của niềm hy vọng. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Đức tin dẫn chúng ta đến niềm tín thác vào tình yêu của Thiên Chúa, Đấng yêu quý chúng ta – hơn muôn ngàn chim sẻ – và như thế Người không quăng chúng ta vào hoả ngục. Thiên Chúa không quăng ai vào hoả ngục, nhưng chính con người chọn đi vào đó. Chính con người tự mình kết án mình bằng một cuộc sống tràn ngập trong tội lỗi và không hoán cải. Tin vào Thiên Chúa và tình yêu của Người là niềm hạnh phúc của chúng ta, niềm hạnh phúc của người tin. Đây phải đức tin đầy xác tín, không chút sợ hãi. Thánh Gio-an đã viết: “Căn cứ vào điều này mà tình yêu đã nên hoàn hảo nơi chúng ta: đó là chúng ta được mạnh dạn trong ngày phán xét, vì Đức Giê-su thế nào thì chúng ta cũng như vậy ở thế gian này. Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt, vì ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo” (1Ga 4,17-18).
Thật hạnh phúc cho chúng ta là những người có đức tin khi sống ở trần gian này và khi ra khỏi cuộc đời này. Đức tin cần lớn lên trong chúng ta mỗi ngày.

3. XIN THÊM ĐỨC TIN CHO CHÚNG CON
Chúng ta hẳn còn nhớ hai trường hợp cầu xin thêm đức tin. Trường hợp thứ nhất, đó là lời cầu xin của người cha có đứa con bị bệnh động kinh đến xin Chúa chữa lành con ông. Ông đã thưa với Chúa: “Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi” (x.Mc 9,14-27). Trường hợp thứ hai là lời cầu xin của các môn đệ : “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17,5). Hai lời cầu xin này cũng phải trở thành lời cầu xin của mỗi chúng ta. Chúng ta cần lắm đức tin mạnh mẽ. Chúng ta cần lắm đức tin thêm cường độ và trường độ. Chúng ta cần lắm đức tin thêm vào trong các biến cố cuộc sống.
Những ngày sống trong đại dịch này, chúng ta thấm lắm nhiều nỗi sợ, hoang mang, về nhiều phương diện. Chúng ta thật sự sợ và rất sợ! Không cần nói nhiều, nỗi sợ đè nặng trên cuộc sống. Và qua đó, chúng ta thẩm định được đức tin của chúng ta. Thay vì trách mình, trách nhau vì đã thiếu lòng tin, chúng ta cùng cầu xin cho nhau được thêm đức tin. Và cũng cầu xin cho những anh chị em chưa có đức tin vào Thiên Chúa Cha, Chúa Giê-su, Chúa Thánh Thần và tình yêu của Chúa Ba Ngôi, cũng được đón nhận hồng ân cao quí nhưng không này, để cùng chúng ta nếm cảm “HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI TIN”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...