Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

KHÁT KHAO, ĐỨC TIN VÀ PHÉP LẠChúa Nhật Tuần XXX Thường niên Năm B

KHÁT KHAO, ĐỨC TIN VÀ PHÉP LẠ

Cha M. Phanxico Paula Phan Sĩ Đình – Châu Thủy

Vẫn biết rằng: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8), nên Ngài yêu vô điều kiện, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16); và yêu như Đức Giê-su đã yêu: “không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của minh” (Ga 15, 13). Cũng chính vì tình yêu vô điều kiện đó, mà Thiên Chúa đã cho mưa xuống trên người lành cũng như kẻ dữ. Tuy nhiên, việc ta có nhận được ân sủng và tình yêu của Chúa hay không lại hệ tại nơi chúng ta có khát khao, có mở lòng đón nhận hay không. Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật về câu chuyện Chúa Giê-su chữa người mù có tên là Ba-ti-mê tại cổng thành phía Bắc Giê-ri-cô, đã diễn ra theo trình tự: khát khao, tin và phép lạ thể hiện lòng thương xót Chúa. Vậy chúng ta sẽ lần lượt khai triển những điểm vừa nêu.

1. Lòng khao khát được giải thoát

Chúng ta không biết anh chàng Ba-ti-mê bị mù từ khi nào, Tin Mừng không nói, chỉ biết anh bị mù. Mà vì mù nên anh phải ăn xin, một công việc mà người bình thương không ai muốn. Vì người thông cảm, thương hại thì ít mà kẻ dè bỉu, mỉa mai, chê bai, khinh dễ thì nhiều. Anh chàng Ba-ti-mê chắc chắn đã sống những ngày buồn tủi đó: buồn vì không được nhìn thấy ánh sáng, màu sắc, hình ảnh những người mình thương và bao nhiêu kì công của Đấng Sáng Tạo; tủi vì bị sỉ nhực, dè bỉu, chê bai… Nên anh ta mong muốn được giải thoát khỏi tình trạng đang phải chịu, nghĩa là được nhìn thấy.  Và rồi, một ngày như bao ngày khác, anh vẫn ngồi đó và chờ đợi người qua kẻ lại dủ lòng thương. Càng đông người qua lại, niềm hy vọng càng lớn: niềm hy vọng đó có thể là có thêm tiền để lo cho miếng cơm manh áo, nhưng cũng nhen nhóm niềm hy vọng có một ai đó có khả năng chữa trị hay giúp anh tìm thầy chạy thuốc để có thể được nhìn thấy. Dịp may đã đến, khi anh nghe những bước chân nhộn nhịp khác thường. Dò hỏi, nghe ngóng, anh biết Đức Giê-su người Nazaret đang đi ngang qua, con người này anh đã được nghe và hy vọng được gặp, nên anh ta chợp lấy cơ hội để hành động ngay. Anh cất tiếng kêu to: “Lạy ông Giê-su Con vua Davit, xin dủ lòng thương tôi” . Và vì muốn tiếng kêu của mình át đi tiếng động của đám đông và tiếng giảng của Đức Giê-su, hầu gây sự chú ý của Đức Giê-su, anh càng kêu to hơn. Đúng là tên phá rối! Người ta la mắng bảo anh ta im đi, song anh ta càng la to hơn nữa. Đối với anh ta lúc này, sẵn sàng bất chấp tất cả dù đó là tiếng la mắng hay vì thái độ của anh mà người ta hết thương hại không cho anh tiền, miễn sao Đức Giê-su có thể nghe tiếng của anh. Nỗ lực của anh được đền đáp: Đức Giê-su đã nghe tiếng anh.

2. Đức tin tạo nên phép lạ 

Ngài dừng lại và cho gọi anh mù tới. Khi anh mù nghe nói: “Người gọi anh đấy!”. Chỉ đợi có vậy, “Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su”. Với các cụm từ “liền vất áo choàng”, “đứng phắt dậy”, và “đến cùng Đức Giê-su”. Cách anh mù hành động thật dứt khoát và mau lẹ. Anh sẵn sàng bỏ đi cả cái quen thuộc quí giá với anh như áo choàng là thứ đã giúp anh che thân, giữ ấm để đến cùng Đức Giê-su. Niềm vui bùng vỡ, nỗi khát khao được toại nguyện, anh đến với Đức Giê-su như một người đã sáng mắt, bởi thực ra mắt của lòng anh đã sáng rồi. Người hỏi anh: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?”. Cứ ngỡ anh mù sẽ xin được giàu có vì đó là nghiệp ăn xin của anh. Thế nhưng, điều anh mù xin thì không liên quan tới tiền bạc. Anh không ngần ngại biểu tỏ niềm tin của mình qua lời xin: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được”. Kết quả anh ta được như ý.Có thể người mù thành Giê-ri-cô đã được nghe về Đức Giês-su? Đã được nghe về lòng tốt và những phép lạ Người đã làm chăng? Điều này lí giải tại sao anh khát khao gặp Đức Giê-su và khi gặp Ngài anh đã không xin tiền bạc hay cơm bánh mà xin cho được sáng mắt. Như vậy, xem ra anh mù đã có niềm tin vào Đức Giê-su. Điều này ta có thể khẳng định khi dựa vào chi tiết là: thay vì xin: “Lạy ông Giê-su xin dủ lòng thương tôi”, anh lại xin: “Lạy ông Giê-su, Con vua Davit xin dủ lòng thương tôi”. Anh kêu đúng danh xưng và tước hiệu của Chúa trong Kinh Thánh, Con Vua Davit nghĩa là Đấng Cứu Thế. Kết quả anh mù được sáng mắt như lời Đức Giê-su nói: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!”. Chàng mù thành Giê-ri-cô nhờ lòng tin đã được mở mắt thể xác, anh thấy lại mặt trời, anh gặp Đấng cho anh ánh sáng. Từ nay anh không ngồi ở vệ đường nữa, nhưng anh đứng lên và đi theo Người trên con đường Người đi, anh trở thành môn đệ của Người. Từ phép lạ anh mù Ba-ti-mê được sáng mắt cho ta thấy hình ảnh Thiên Chúa là tình yêu nơi con người Giê-su. Điều này giúp khơi lên trong ta niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa Đấng đầy lòng xót thương.

3. Thiên Chúa là Đấng xót thương.

Đức Giê-su hiện thân của tình yêu Thiên Chúa nơi trần gian. Ngài không chỉ nghe thấy tiếng lòng khốn khổ của anh mù, mà Ngài còn truyền gọi anh ta đến. Thật là một cử chỉ ưu ái, dù đang bị bao bọc bởi tiếng ồn ào của đám đông vây quanh, thế mà Chúa vẫn nghe và cho gọi người mù ăn xin bên vệ đường đến với Mình. Có thể nói: từ những ngày phải lây lất kiếm sống bằng nghề ăn xin bên vệ đường, chưa bao giờ người mù nhận được sự quan tâm, ưu ái của khách qua đường như Đức Giê-su dành cho anh. Chưa hết, Ngài còn đem lại ánh sáng cho anh, cũng cố thêm đức tin cho anh. Niềm vui vỡ òa, Chúa là tất cả đời anh. Anh không thiết gì nữa, vất bỏ tất cả để được thuộc về Đức Giê-su, vì anh đã khám phá ra kho tàng quí giá nhất đời mình.“Xin dủ lòng thương tôi”. “Xin cho tôi nhìn thấy được”. Đây có phải là tiếng kêu của tôi không? tôi có nhận ra sự mù lòa của chính mình về phương diện thể lý, tâm lý và thiêng liêng? Tôi có nhận thức được khả năng thấy là một khả năng có nhiều giới hạn: tôi có thể thấy điều này mà không thấy điều kia và điều kia nữa. Và tôi có thể lúc thấy lúc không hoặc có lúc cố ý không muốn thấy, như Chúa Giê-su từng nói về những người Biệt Phái và Pharisieu: “họ nhìn mà không thấy”. Trong cuộc đời, thiếu gì những lúc tôi bị các thiên kiến, những phạm trù, những ý niệm,… ngăn cản không cho tôi nhìn thấy sự vật và con người như chúng là. Thiếu gì những lúc tôi bị tội lỗi làm lu mờ sự sáng suốt, bị ma quỉ lèo lái giảm nhẹ sự nguy hiểm của tội và bị các đam mê lấn lướt sự nhạy cảm của lương tâm. Hơn nữa, có lắm lúc tôi không đủ sức để thoát ra khỏi sự mù lòa của mình. Những lần, những lúc như thế liệu tôi có kêu gào với Chúa như anh Ba-ti-mê để xin ơn đươc nhìn thấy không? Thấy mình bé nhỏ, mỏng dòn, yếu đuối, thấy Chúa bao la và chí thánh, thấy anh em dễ mến…

Chúa vẫn ngang qua cuộc đời ta, Chúa vẫn lắng nghe và sẵn sàng gọi chúng ta đến và nói với chúng ta: “Con muốn Ta làm gì cho Con?”. Phần chúng ta hãy xin ơn soi sáng để nhận ra sự mù lòa nơi chính mình là thứ đã không cho chúng ta nhận ra Chúa là Đấng giàu lòng xót thương, nhận ra con người yếu đuối, lỗi lầm của chính mình và không nhận ra anh chị em là hiện thân của Đức Ki-tô. Sự mù lòa đó đã kìm hãm chúng ta lâu nay, làm chúng ta xa cách Chúa và sống trong bóng tối tội lỗi.  Hãy noi gương anh mù Ba-ti-mê thể hiện khát khao được gặp Chúa, đặt trọn niềm tín thác nơi Ngài để không ngừng kêu lên: “lạy Chúa xin dủ lòng thương tôi” và “Lạy Chúa xin cho tôi được nhìn thấy”. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...