Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

KHÔN NGOAN THI HÀNH GIỚI LUẬT CỦA CHÚA (Bài suy niệm Thứ 5 tuần VII TN) – Mai Thi

 

KHÔN NGOAN THI HÀNH GIỚI LUẬT CỦA CHÚA

(Bài suy niệm Thứ 5 tuần VII TN)

 

Để được trở thành môn đệ của Đức Giêsu, mỗi người chúng ta “phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Mt 16, 24). Chưa hết, trong bài Tin mừng hôm nay (Mc 9, 41- 50) Đức Giêsu còn yêu cầu chúng ta những điều khó khăn đến mức làm chúng ta phát sợ: “Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục” (Mc 9, 43-47).

Phải chăng những yêu cầu Đức Giêsu nêu ra vượt quá khả năng của con người? Nhiều người cho rằng thật bất công và mất tự do vì Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải tuyệt đối thuộc về một mình Ngài. Làm sao kham nổi khi ai trong chúng ta cũng thấy rõ sự yếu hèn giòn mỏng của thân phận con người. Đến như thánh Phaolô mà còn phải thành thật xác nhận: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7, 19) thì liệu chúng ta có thể trở thành môn đệ trung tín của Đức Giêsu được không? Trước đòi hỏi “xòng phẳng”, cam go, mang tính sống còn như thế, chúng ta – những người môn đệ của Đức Giêsu – chúng ta sẽ phải sống thế nào?

Nếu cứ dựa theo chữ đen lời Đức Giêsu yêu cầu để áp dụng vào bản thân chúng ta với muôn vàn giới hạn thì thiết nghĩ chẳng ai có thể giữ được thân thể nguyên vẹn cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay: con người vốn sinh ra trong sự tội và mang theo tội mình mà chết. Điều Đức Giêsu đòi hỏi trong bài Tin mừng hôm nay (Mc 9, 41- 50) khiến chúng ta sợ hãi; tuy nhiên còn “cửa” cho chúng ta thoát nếu từ đáy lòng muốn hoán cải thật sự trước tình thương xót vô biên của Thiên Chúa. Chính thái độ sống của chúng ta sẽ giải gỡ chúng ta khỏi tình trạng bi đát do tội lỗi của chúng ta gây nên. Đức Giêsu đã lấy mạng mình chuộc chúng ta, lẽ nào…. Việc chúng ta cần làm ngay bây giờ là thay đổi chính mình qua thái độ khiêm tốn đồng thời tin tưởng chắc chắn nơi lòng khoan dung của Chúa. Hòa cùng tâm tình của Vịnh gia, như một lời hoán cải và cầu xin để kêu lên: “Ôi lạy Chúa! Nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng?” (Tv 129) chắc chắn Chúa sẽ “giảm án” cho chúng ta.

Trở lại với những chỉ thị Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta thực hiện mỗi khi phần chi thể nào của chúng ta phạm tội, hậu quả thật khủng khiếp: Nếu mắt con…. thì móc đi, chặt chân…. Sở dĩ cần sự tuyệt đối dành trọn tâm, trọn trí, trọn lòng cho một mình Thiên Chúa như vậy vì đối với Đức Giêsu tất cả những việc làm bất xứng, ngay cả những ý nghĩ xấu trong lòng cũng làm nhơ bẩn con người (x. Mt 15, 19-20).

Đường nên thánh là đường cam go, đi qua cửa hẹp, vác thập giá… là vậy. Vì con người sinh ra đã ở trong tình trạng của sự tội, luôn hướng chiều về điều xấu nên không thích ánh sáng, có khuynh hướng chống lại ánh sáng. Trái lại Thiên Chúa đòi ta tuyệt đối thuộc về Ngài: Ngươi hãy kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn…. nghĩa là tất cả con người toàn vẹn của chúng ta chứ không là thân thể bị chia cắt, phân tán hay giữ lại chút gì. Điều mà thánh Phaolô gọi là tự chủ hay làm chủ thân xác mình với lý do qui phục Thiên Chúa cũng là cách thực hiện yêu cầu thuộc trọn về một mình Thiên Chúa. Sở dĩ thánh Phaolô đưa ra lời khuyên đó vì các lý do sau đây:

– Lý do Kitô học: Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao? Tôi lại lấy phần thân thể của Đức Kitô mà làm phần thân thể của người kỹ nữ sao? Không đời nào! hoặc câu khác: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa” (1Cr 6, 15.19).

– Lý do Thánh Thần học: “Vậy ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em” (1Cr 3, 17). Hoặc câu khác: “Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc” (Ep 4, 30).

– Lý do cánh chung học: giữ gìn thân xác để cùng sống lại với Đức Kitô: “Thiên Chúa đã làm cho Chúa Kitô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại” (1Cr 6, 14). 

Vâng, Thiên Chúa chỉ muốn tất cả tạo vật qui hướng về Ngài: toàn thân, toàn ý, toàn trí. Quà tặng Chúa ban cho chúng ta qua thân xác, trí khôn…. cần được dùng chúng như những phương tiện để phục vụ Chúa. Đức Giêsu đã quả quyết: Không ai có thể làm tôi hai chủ, hoặc ghét chủ này hoặc yêu chủ kia. Bên cạnh đó vì con người là đền thờ Chúa Thánh Thần, vì thế chỉ sử dụng đền thờ vào việc thánh.

Các nhà tu đức khuyên: khi bị cám dỗ cách tốt nhất là tìm cách thoát ra, chiến thuật “đào vi thượng sách” bao giờ cũng được đề cao. Cũng một cách tương tự khi áp dụng lời Chúa ngày hôm nay vào cuộc sống: thay vì chặt tay, chặt chân, móc mắt…. thì cất những hình ảnh gây cớ cho những chi thể chúng ta có thể phạm tội đi. Tìm cách thoát khỏi tình trạng khó khăn mà hầu chắc sẽ khiến chúng ta đi đến phạm tội là chúng ta đã đi trước một bước, khi đó hầu như mình đã ở thế của người thắng cuộc. Cùng với ơn Chúa ban, chúng ta khôn ngoan áp dụng các phương thế tự nhiên trong việc chống trả các cơn cám dỗ thì sẽ giúp chúng ta dễ dàng thực hành giới răn Chúa, để rồi tất cả những gì chúng ta đang là, những gì chúng ta đang có được thuộc trọn về một mình Thiên Chúa.

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...