Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LỄ DÂNG CHÚA GIÊ SU TRONG ĐỀN THỜ: ĐƯỢC CHÚA GẶP, ĐƯỢC GẶP CHÚA (CHA VIỆN TRƯỞNG SAVIO NGUYỄN TUẤN HÀO CSNQ)

Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh 2019

 

ĐƯỢC CHÚA GẶP VÀ ĐƯỢC GẶP CHÚA

Ml 3,1-4; Dt 2,14-18; Lc 2,22-40

 

                  Cha Viện trưởng Đaminh Savio Nguyễn Tuấn Hào CSNQ

Trong ngày lễ hôm nay, chúng ta suy niệm chủ đề “Được Chúa Gặp và được gặp Chúa”.

Các Kitô hữu thuộc Giáo Hội Đông Phương đã gọi ngày lễ hôm nay là “Lễ Gặp Gỡ Đấng Cứu Thế“. Bởi vì trong bài Tin mừng của ngày lễ, có cuộc gặp gỡ giữa Chúa Hài Nhi Giêsu và những người tiêu biểu trong dân của Ngài. Chúng ta đặt câu hỏi, ai là người được Chúa gặp và được gặp Chúa? Phụng vụ Lời Chúa qua các bài đọc, cho thấy những mẫu người được Chúa viếng thăm, được gặp Chúa.

Người sẵn sàng để Chúa thanh luyện tâm hồn

Bài Đọc I, tiên tri Malakhi cho biết, từ thánh điện, Thiên Chúa sẽ hứa viếng thăm dân Ngài. Để được Chúa viếng thăm, gặp gỡ, họ phải sẵn sàng cho một sự thanh luyện như luyện bạc luyện vàng. Dân Chúa phải chịu sự thanh luyện khỏi những tội lỗi, những bất công, những sự bất trung với Chúa. 

Người trung thành với lề luật

Tin Mừng Luca tường thuật việc Đức Mẹ và thánh Giuse tiến dâng Chúa vào Đền thờ, là để chu toàn điều luật dạy. Theo luật Do thái: “Tất cả các con đầu lòng, từ con người đến xúc vật phải được dâng cho Chúa và nó thuộc về Chúa” (Xh 13,1-2, 21-13). Đức Giêsu là con đầu lòng phải được tiến dâng cho Chúa. Chính nhờ việc trung thành giữ lề luật mà hôm nay tại đền thờ Đức Mẹ và Thánh Giuse được chứng kiến cuộc hiển linh của Đức Giêsu. Chúa hiển linh khi tỏ mình ra cho cụ già Simeon và nữ ngôn sứ Anna đang đến và ở lại nơi đền thờ hôm nay.

Rồi cũng nhờ việc trung thành với luật dạy mà Đức Mẹ đã lắng nghe được kinh nghiệm tâm linh nơi cụ già Simeon, đặc biệt là các lời tiên tri của vị ngôn sứ già này nói về hành trình đức tin phía trước của cả Mẹ và Con: “Cháu bé sẽ được đặt lên, làm dấu hiệu cho nhiều người ngã xuống hay đứng lên. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâu thâu tâm hồn bà… để làm cho những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra“.

Người khát khao tìm kiếm Chúa. Cụ già Simeon và bà Anna như Kinh thánh cho biết là người khát khao Chúa:” Hồi ấy ở Giêrusalem có một người tên là Simeon. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Israel“. Cụ già Simeon đã chờ đợi, đã khát khao gặp Chúa đến mỏi mòn, đến già lão cuộc đời nên đã gặp Chúa. Chúa cho ông thỏa mãn điều mình mong chờ. Nỗi khát khao nơi cõi lòng giờ đã nên hiện thực: “Ông Simeon bồng ẵm Chúa trên tay và chúc tụng Thiên Chúa“. Thực chẳng có một sự chờ đợi Chúa với lòng thành, với sự khát khao cháy bỏng mà lại không được Thiên Chúa cho no thỏa. Ở trong mối phúc thứ tư Đức Giêsu đã tuyên bố : “Phúc thay ai khát khao nên người công chính họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng” ( Mt 5,6).Thiên Chúa luôn làm thỏa mãn sự khát khao của ai mong chờ Ngài. Cụ già Simeon đã đạt tới trải nghiệm này. Bởi vậy khi gặp Chúa, cụ đã thỏa mãn và lúc này chẳng cần gì hơn là xin cho được bình an ra đi.

Người chờ đợi Chúa với sự kiên nhẫn, bền tâm. Cụ Già Simeon và nữ tri Anna, sở dĩ được gặp Chúa bởi vì họ đã kiên trì, bền tâm trong sự thờ phượng Chúa. Nữ ngôn sứ Anna đã ở nơi đền thờ Chúa từ khi góa phụ đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà đã không rời bỏ đền thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. Bất cứ ai kiên định trong sự thờ phượng Chúa đều được Chúa viếng thăm và sẽ gặp được Chúa.

Vâng đó là mẫu người được gặp Chúa, được Chúa viếng thăm, ban cho thỏa mãn đầy tràn ơn cứu độ.

Chúng ta cũng sẽ được Chúa gặp và được gặp Chúa như dân Thánh trong bài đọc I, khi để cho Chúa chiếm hữu và chịu sự thanh tẩy. Hôm qua, trong ngày tĩnh tâm cuối năm Âm lịch, chúng ta đã cùng suy niệm đề tài “quét rác“. Cần quét dọn, không phải chỉ nhà cửa, nhưng chính là thân xác, tâm hồn khỏi những uế tạp, khỏi những tích trữ, khỏi tham lam chiếm hữu “cái có” thuộc về thế gian là tiền bạc, danh vọng, được thua vật chất để được Chúa ban thỏa mãn cái “” của Thiên Chúa, là ân sủng, là chính Chúa.

Chúng ta được Chúa gặp và được gặp Chúa, như Đức Mẹ và thánh Giuse nhờ trung thành giữ lề luật. Nhiều tín hữu khi được hỏi về sống đạo thế nào đã trả lời ” tôi giữ đạo tại tâm, giữ đạo trong lòng“. Do vậy, tôi không hay đến nhà thờ, ít khi đọc kinh tối sớm. Cách nói và sống đạo này là ngụy biện cho sự lười biếng, sẽ làm cho đức tin và đạo của Chúa ra cằn cỗi rồi biến mất lúc nào không hay. Chúng ta phải sống đức tin, phải thực hành đạo cả với những ràng buộc bên ngoài lẫn nội tâm bên trong: “dĩ lễ tồn tâm”. Phải học giáo lý, phải đến nhà thờ, tham dự Thánh Lễ, rồi đọc kinh cầu nguyện hàng ngày, rồi xét mình, xưng tội… Không giữ luật Hội Thánh dạy như đi Lễ, bỏ đọc kinh cầu nguyện, không xét mình, xưng tội, không cần ma quỷ cám dỗ cũng xa ngã mất linh hồn. Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận đã nói với các đan sĩ: “Muốn nên thánh phải giữ luật dòng cho trọn”. Giờ huynh đệ cuối năm Âm lịch anh em đan sĩ đã có xác tín mạnh mẽ: “Không được chuẩn miễn bổn phận thờ phượng theo luật buộc. Ai không đọc kinh chung phải đọc bù“. Đó là sự trung thành giữ những điều đã cam kết của đời thánh hiến và lời khấn dòng. Nhờ sự trung tín này chúng ta sẽ gặp Chúa và được Chúa cho gặp.

Chúng ta được Chúa gặp, được gặp Chúa nhờ sự kiên tâm, bền đỗ. Người tín hữu sống đức tin, muốn được gặp Chúa, được Chúa cho thỏa mãn ơn ban như cụ Già Simeon, thì không thể là một ngày, một sớm một chiều, được chăng hay chớ, nhưng phải đạt tới sự thâm niên, lâu năm, bền bỉ trong việc thờ phượng Chúa. Người tu sĩ cũng vậy, muốn được gặp Chúa và được Chúa gặp thì luôn bền đỗ trong sự thánh hiến mọi nơi, mọi lúc, khi ở nhà dòng cũng như khi ra ngoài lũy cấm nội vi. Một anh em đan sĩ nọ phân bua:”Anh em ở cộng đoàn nhà Mẹ chê trách chúng con đi sở sống dễ dãi quá. Nhưng người anh em đan sĩ này quan sát một thời gian và nhận định: “một số anh em khi ở cộng đoàn mẹ có kỷ luật, nề nếp, nội vi xem ra luật lệ chu đáo, nhưng khi có cơ hội ra khỏi nội vi, có công tác đi giúp sở, thi thoải mái sa đà. Và anh em này kết luận: nếu anh em kia sống ở môi trường như chúng con, với thời gian chắc phần trăm đan sĩ không còn mảy may“. Vâng chúng ta phải đạt tới sự bền vững, kiên định trong sự thờ phượng Chúa. Lời khấn nói chung, và đối với người đan sĩ lời khấn bền đỗ nói riêng, sẽ giúp cho tu sĩ được kiên định trong nhà Chúa, trong sự thờ phượng Chúa và trong sự thánh hiến mỗi ngày. Đó là chặng đường tiến tới sự thánh thiện trong thế giới hôm nay.

Hôm nay cũng là ngày Thế Giới Về Đời Sống Thánh Hiến. Nhìn vào biểu đồ thống kê con số người sống đời thánh hiến càng lúc càng giảm, năm 2002 còn hơn một triệu tu sĩ, nay không tăng mà lại giảm xuống còn 800 ngàn. Đó là sự giáng cấp thê thảm về đời sống thánh hiến. Chẳng phải vì Tin Mừng của Chúa không còn sức sống, không còn hấp dẫn, cho bằng, xã hội con người càng lúc càng bị tục hóa, xa rời đức tin, chối bỏ Thiên Chúa và mất dần cảm thức về sự thánh thiện.

Đức Giêsu đã nên giống anh em mình trong mọi sự để trở nên của lễ thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa và đền tội cho con người. Chúng ta cùng cam kết lại một lần mới nữa, và với Đức Giêsu, dâng hiến cho Thiên Chúa, cuộc sống là Kitô hữu, cuộc sống là những người thánh hiến, sốt sáng trong việc thờ phượng Chúa, hiến dâng trọn vẹn cho Chúa, khát khao tìm Chúa, muốn được thỏa mãn Chúa, dẫn đưa người khác đến gặp Chúa và làm hiển linh Tin Mừng của Chúa cho anh chị em mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...