Thứ Tư, 19 Tháng 3, 2025

LỄ THĂNG THIÊN: XÂY DỰNG NƯỚC TRỜI TỪ TRẦN GIAN: ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT

Lễ Thăng Thiên

XÂY DỰNG NƯỚC TRỜI TỪ TRẦN GIAN

Cv 1,1-11; Mt 28,16-20

 

Hôm nay, Chúa Giêsu về trời. Chúa Giêsu về trời là niềm hi vọng cho chúng ta.

Hi vọng vì Chúa tạo dựng nên con người cho vĩnh cửu. Cuộc đời chúng ta không chấm dứt ở trần gian này mà sẽ còn tiếp tục trên trời. Cuộc sống nơi trần gian là một cuộc sông hữu hạn. Hữu hạn ở không gian. Hữu hạn ở thời gian. Hữu hạn trong nhận thức. Bước vào cuộc sống trên trời, con người sẽ bước vào một cuộc sống vô hạn. Con người đạt tới chiều kích viên mãn. Con người hiểu biết toàn diện. Và nhất là con người sẽ sống vĩnh cửu, không bao giờ chết nữa.

Hi vọng vì Chúa tạo dựng nên con người để triển nở. Nếu con người chỉ sinh ra rồi chết. Xác thân tan rữa vào lòng đất là hết thì cuộc đời thật là đáng buồn. Như thế con người không hơn gì con vật. Nhưng hết cuộc sống trần gian, con người còn có cuộc sống trên trời. Như thế con người không tàn lụi mà tiếp tục triển nở. Về trời là bước vào một cuộc sống khác, một cuộc sống mới phong phú, viên mãn. Một cuộc sống ngang hàng với các bậc thần thánh.

Hi vọng vì Chúa tạo dựng nên con người để hưởng hạnh phúc. Nếu cuộc sống con người chỉ giới hạn nơi trần gian thì chẳng ai được hạnh phúc trọn vẹn. Vì cuộc đời đầy những vất vả khổ đau, là thung lũng đầy nước mắt, là bể khổ. Nhưng Chúa Giêsu về trời dạy ta biết rằng, ngoài cuộc sống trần gian còn có cuộc sống trên trời. Bước vào cuộc sống nơi quê trời, con người sẽ không còn đau khổ, không còn chết chóc, sẽ được hưởng hạnh phúc thật sự, trọn vẹn.

Nhưng hi vọng nhất là chúng ta sẽ được lên trời với Chúa. Chúa Giêsu xuống thế làm người để mở cho ta đường lên trời. Người là con nguời đầu tiên lên trời thì chúng ta cũng sẽ được lên theo. Người là chiên mẹ, chúng ta là chiên con. Chiên mẹ đi đến đâu thì chiên con cũng được đi đến đấy. Người là Thủ lĩnh, chúng ta là thần dân. Thủ lĩnh ở đâu thì thần dân cũng sẽ ở đấy. Người là đầu, chúng ta là chi thể. Đầu tiến đến đâu thì chi thể cũng tiến đến đấy.

Nhưng tại sao Chúa không đưa ta về ngay quê trời, mà còn bắt ta phải sống ở trần gian?

Thưa vì Chúa muốn cho các môn đệ Chúa đi làm chứng về tình yêu. Thiên chúa là tình yêu. Thiên đàng là nơi sống trong yêu thương. Con người phải hiểu thế nào là yêu thương mới có thể sống trong Thiên đàng với Chúa được. Để hiểu được tình yêu cần có người làm chứng. Cũng như Chúa Giê su đã xuống thế gian để làm chứng về tình yêu của Chúa Cha, Người muốn chúng ta tiếp tục đi làm chứng về tình yêu của Chúa.

Nhất là Chúa muốn chúng ta xây dựng trần gian thành nơi yêu thương. Dạy cho mọi người tuân giữ giới răn của Chúa. Giới răn đó là: “Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con”. Khi xây dựng trần gian thành nơi yêu thương, ta sẽ biến trần gian thành thiên đàng. Đây là điều không dễ dàng vì ma quỉ luôn muốn gây chia rẽ, giận ghét, thù hận, chết chóc. Chính Chúa Giêsu đã phải hi sinh mạng sống để làm điều này. Chính Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã suốt đời vất vả lặn lội ngược xuôi để xây dựng “nền văn minh tình thương”, để cổ võ cho nền “văn hóa sự sống”.

Như thế ta hiểu rằng, người môn đệ Chúa có tâm hồn hướng về quê trời nhưng vẫn có bổn phận phải xây dựng xã hội trần gian. Và thiên đàng không phải là một thứ làm sẵn, nhưng là kết quả của một phấn đấu xây dựng.

Như thế ta hiểu rằng người môn đệ Chúa tuy phải vất vả, khó khăn trăm bề, nhưng có một lý tưởng cao đẹp là tạo hạnh phúc cho con người, giữ gìn niềm hi vọng của con người và giúp con người đạt tới niềm hi vọng của mình.

Đây là một công việc vô cùng khó khăn. Nhưng chúng ta luôn tin tưởng, vì Chúa đã hứa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

Lạy Chúa Giêsu vinh hiển về trời, xin hướng lòng con yêu mến những sự trên trời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giuse – Gương khiêm nhường

  Giuse - Gương Khiêm Nhường M. Anton Trần Văn Nhâm, PV      Khi nói đến thánh Giuse chúng ta nghĩ ngay đến một vị thánh...

Thánh Giuse – Người Cha khiêm nhường

  Lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Maria  (Lc 2,41-51a) M. Phêrô Kim Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 19-3, chúng ta cùng với toàn...

Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu

    Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu (Lc 9,28b-36) Fm. Emmanuel Trần Quốc Khánh, Fatima Các môn đệ đã phải chịu đói,...

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...