Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

LỄ THÁNH PHANXICO XAVIE: LOAN BÁO TIN MỪNG CHO MỌI TẠO VẬT (ĐỨC TGM NGÔ QUANG KIỆT)

Lễ thánh Phanxico Xavie

LOAN BÁO TIN MỪNG CHO MỌI TẠO VẬT

1 Cr 9, 16-19.22-23; Mc 16, 15-20

 

Lời truyền “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo” từ hai ngàn năm qua vẫn luôn là một lời truyền cấp thiết và thúc bách. Vì hơn hai ngàn năm sau, tình hình trên thế giới không khác gì thời Chúa Giêsu. Cùng với lời truyền của Chúa, lời tự sự của Thánh Phaolo càng thôi thúc chúng ta hơn trong nhiệm vụ, trong chức năng truyền giáo của Giáo hội. Theo Lời Chúa và lời thánh Phaolo, sứ mạng truyền giáo phải được triển khai qua 5 chiều kích

Phải truyền giáo trong mọi chiều kích không gian. Phải đi khắp tứ phương, làm sao cho không một nơi nào không được nghe loan báo Tin mừng. Phải làm sao để không nơi nào không in vết chân nhà truyền giáo. Dù rừng sâu hay biển cả, dù thôn quê hay thị thành, dù bình nguyên hay sa mạc, dù núi cao hay lũng sâu, dù cực nam hay cự bắc, tất cả mọi nơi mọi chỗ, mọi hang cùng ngõ hẻm phải được nghe Lời Chúa. Không phải chỉ đi 4 phương 8 hướng mà còn phải đi mọi chiều kích không gian, “phải rao giảng trên mái nhà” nữa.

Phải truyền giáo trong mọi chiều kích thời gian. Từ khi Chúa Giêsu xuống thế làm người, sứ vụ truyền giáo khai trương. Từ đó đến nay, việc truyền giáo lúc mạnh, lúc yếu, lúc thành công, lúc thất bại, nhưng không bao giờ ngừng nghỉ. Các thừa sai hàng hàng lớp lớp lên đường. Hiện nay, tuy Giáo hội suy thoái, số linh mục tu sĩ giảm, nhưng vẫn còn những tâm hồn quảng đại ra đi, vẫn còn những bước chân hăng hái lên đường. Việc truyền giáo sẽ còn phải tiếp tục cho đến ngày tận thế.

Phải truyền giáo trong mọi chiều kích của tạo vật. Xưa kia dùng từ “truyền giáo” nhưng ngày nay dùng từ “Phúc âm hóa”: làm cho Phúc âm được nhận biết, được thấm nhuần không phải chỉ nơi con người mà còn nơi tất cả mọi loài thọ tạo. Nhiều vị thánh đã sống trọn vẹn lời truyền này. Thánh Phanxico Khó nghèo đã rao giảng Tin mừng cho cả chim trời, cá biển. Tác giả Thánh vịnh không những đã kêu gọi: “Muôn nước hỡi nào ca tụng Chúa; Ngàn dân ơi hãy chúc tụng người” (Tv 117, 1) mà còn cho biết “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo kỳ công Chúa làm”(Tv 19, 2). Và ba người bạn trẻ bị thiêu đốt trong lò lửa đã cất tiếng kêu gọi các thiên sứ,  các tầng trời, , các nguồn nước, mọi cơ binh thượng giới mặt trời mặt trăng, tinh tú, mưa sương, luồng gió cơn dông, sức nóng lửa hồng, trời nồng khí lạnh, sương đọng mưa tuôn, thời đông tiết giá, băng phủ tuyết rơi, ánh sáng bóng tối, chớp giật mây trôi, đồi xanh núi biếc, hoa lá cỏ cây, suối nước tràn đầy, sông sâu biển cả, kình ngư thủy tộc, mọi loài chim chóc, gia súc thú rừng cùng với phàm nhân dương thế hãy cùng chúc tụng ngợi khen Chúa (x. Dan 3, 51-90). Và nếu mọi kỳ công của Chúa đều cất tiếng ca ngợi Chúa là điều tự nhiên, là hoàn thành ơn gọi thì việc con người rao giảng Tin mừng là bình thường. Cũng như một con chim hót thì nó chỉ làm nhiệm vụ của nó chứ không có công lênh gì, thánh Phaolô cho biết việc rao giảng Tin mừng là việc cần thiết phải làm.

Phải truyền giáo trong mọi chiều kích của con người. Ta đã có đức tin nhưng chưa được thấm nhuần Phúc âm. Còn nhiều tầng sâu trong ta chưa được Phúc âm hóa. Nên tuy đã có đạo, đã đi lễ đọc kinh, nhưng trong thẳm sâu vẫn còn những miền tăm tối có bóng dáng ác thần, vì giận hờn ganh ghét vẫn còn ngự trị. Ngoài ý thức đã sống đạo chín chắn, nhưng trong tiềm thức, vô thức vẫn còn những tảng đã ngầm tham, sân, si, chỉ chờ chực nổi dậy. Vì thế phải đem Tin mừng thấm nhuần cả những chiều sâu thăm thẳm của tâm lý con người cho ta được hoàn toàn Phúc âm hóa.

Phải truyền giáo trong mọi chiều kích của các phương tiện. Dùng tất cả mọi phương tiện cho việc truyền giáo. Từ sách vở báo chí đến đi lại gặp gỡ. Từ truyền thanh truyền hình đến mạng internet. Từ văn chương thi ca cho đến tuồng kịch. Từ những hoàn cảnh thuận lợi đến những hoàn cảnh không thuận lợi. Tất cả mọi sáng kiến, mọi năng lực, mọi phương tiện phải dành cho công việc quan trọng và cao quí này.

Thánh Phanxicô Xaviê đã được Hội Thánh tuyên phong làm bổn mạng các xứ truyền giáo, đặc biệt của miền Á Đông, đã tích cực sống theo Lời Chúa truyền.

Ngài đã đi khắp tứ phương thiên hạ. Từ châu Âu sang châu Á, từ Ấn độ sang Nhật bản. Cuối cùng trong khi chờ được vào Trung quốc, ngài qua đời vì kiệt sức, vì đói và lạnh. Chết rồi, thân xác nằm trên đảo Thượng xuyên mà mắt vẫn nhìn vào Trung quốc như một ước mơ đi hết đất nước rộng lớn này.

Ngài đã tận dụng thời gian. Chỉ sống vỏn vẹn có 46 năm trên đời, nhưng ngài đã dành phần lớn thời gian để truyền giáo. Tính ra cứ 3 ngày thì có 2 ngày ở trên đường đi. Như thế ngài đã dành hết thời gian cho việc truyền giáo.

Ngài đã đi đến với mọi tạo vật. Đến với mọi dân tộc mà ngài có thể: Ấn độ, Nhật bản, Trung quốc. Đến với mọi tầng lớp dân chúng không phân biệt già trẻ, lớn bé, giầu nghèo, trí thức hay thất học. Theo truyền thuyết cả đến loài cua ở Cửa Bạng cũng được ghi dấu ấn của ngài.

Ngài đã Phúc âm hóa chính bản thân. Sinh ra trong một gia đình quyền quí. Đã thành danh và có địa vị cao quí trong giới đại học tại Paris. Nhưng ngài đã từ bỏ tất cả để dâng mình cho Chúa và cho việc truyền giáo.

Ngài đã sử dụng mọi phương tiện. Để đi truyền giáo ngài đã dùng mọi phương tiện như tầu thủy, xe ngựa, kiệu. Ngài đã dùng đủ mọi hình thức để thuyết phục người ta : tài hùng biện, tình yêu thương, hội nhập văn hóa. Đặc biệt ngài chuyên chăm học ngôn ngữ bản địa để có thể trực tiếp trao đổi với dân bản xứ.

Mừng lễ thánh Phanxicô Xaviê, trước hết ta hãy cầu xin thánh nhân, là quan thầy miền Á Đông, phù hộ chúng ta trong công việc truyền giáo. Kế đến ta hãy noi gương ngài, tha thiết yêu mến các linh hồn đến sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả mạng sống để lên đường ra đi truyền giáo.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...

Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta”

    Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khoảng 9h sáng, thứ Tư, ngày 2/2/2022, trong thánh...

Chúa Nhật VII TN, C, Lc 6,27-38: Lòng bao dung và tha thứ

    LÒNG BAO DUNG VÀ THA THỨ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38) Viết Trung, Phước Lý “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em...

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

    Chúa Nhật VII TN - C YÊU THƯƠNG KẺ THÙ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38) M. Bosco, Phước Sơn Yêu thương kẻ thù là đặc nét của...

Phúc Thật

Chúa nhật 6 Thường niên năm C (Gr 17, 5-8 ; Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6 ; 1 Cr 15, 12. 16-20 ;...