Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LỄ CHÚA GIÊ-SU LÊN TRỜI, NĂM A (Hiền Lâm)

LỄ CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI, năm A
Cv 1,1-11; Ep 1,17-23; Mt 28,16-20
 
Tin có một cõi trời vinh phúc là cùng đích của niềm tin Kitô giáo, nhưng cõi trời đó như thế nào thật khó diễn tả bằng ngôn ngữ nhân loại. Bởi cõi trời vinh phúc vượt ra ngoài những gì thuộc thời gian và không gian vật lý, nên không thể quan sát bằng con mắt xác thịt, cũng như không thể thực nghiệm nhờ các dữ liệu khoa học.
 
Chúng ta từng biết:
Năm 1961, phi hành gia Gagarin của Liên Xô, được cho là đã bay vào vũ trụ trên chiếc phi thuyền Vostok. Trở về trái đất, ông tuyên bố: “Tôi đã bay khắp nơi, mà chẳng thấy Chúa ở đâu cả”.
Năm 1966, phi hành gia Armstrong của Mỹ cũng bay vào không gian, và đến năm 1969 thì Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng bằng phi thuyền Apollo 11. Armstrong đã cảm nhận rằng: “Tôi đã cảm nhận thấy sự hiện diện của Chúa”.
Cùng bay vào vũ trụ, nhưng hai con người có những nhìn nhận về niềm tin của mình khác nhau, lý do là vì hai phi hành gia này có quan niệm khác nhau về một “cõi trời” nơi Thiên Chúa hiện diện.
 
Vậy, hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu Lên Trời, vậy thì phải hiểu “lên trời” là thế nào đây? Cõi trời mà Chúa Giêsu đi vào có phải là một nơi chốn không? Hay chỉ là một trạng thái như không ít người đã từng giải thích như thế?
 
Xưa nay nhiều người trong chúng ta vẫn quan niệm (theo cách hiểu bình dân), “thiên đàng” thì ở trên trời và “hỏa ngục” thì ở dưới lòng đất. Nếu tin như thế, thiết nghĩ một ngày nào đó lòng đất sẽ không còn đủ chỗ để chứa hỏa ngục nữa, vì hỏa ngục đời đời cứ lớn ra mãi, trong khi trái đất thì không sinh; còn nếu thiên đàng là lên trên như đi từ hành tinh trái đất đến một hành tinh khác, thì liệu hành tinh vật chất đó có mãi đủ chỗ để chứa cái thiên đàng đời đời đó không.
Nghĩ như thế, là chúng ta cũng như phi hành gia vô thần Gagarin, dùng con mắt hữu hạn để quan sát cái vô hạn, dùng cái giới hạn vật lý để nắm bắt cái thiêng liêng vĩnh cửu.
 
Lại có một số chú giải cho rằng “thiên đàng” hay “hỏa ngục” không phải là một “nơi chốn” mà chỉ là một trạng thái, nghĩa là con người sẽ đạt tới trạng thái hạnh phúc hay đau khổ, trạng thái nhìn thấy Thiên Chúa hay xa lìa Thiên Chúa. Điều này không chỉnh, vì trạng thái chỉ là một phạm trù tinh thần, và trạng thái có thể thay đổi, mất đi và lệ thuộc hoàn cảnh tự nhiên. Điều này vô hình chung chối bỏ niềm tin rằng có một nơi Thiên Chúa dành sẵn để thưởng phạt người lành kẻ dữ.
 
Vì thế, dựa theo lời mặc khải của Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng Mt 25,34.41: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa…”. Chúng ta khẳng định có một “cõi trời vinh phúc”, là một nơi chốn thực sự Chúa dành cho những ai yêu mến Người. Nơi đó, có hạnh phúc viên mãn và không còn đau khổ (x. Kh 21,1-4).
Cõi trời vinh phúc này thuộc thế giới thần linh, một nơi chốn vĩnh cửu, và đã là nơi chốn vĩnh cửu nên nó không còn lệ thuộc sự lớn nhỏ như không gian vật lý hữu hạn của chúng ta, cũng như không lệ thuộc vào thời gian giờ giấc ngày đêm năm tháng vật lý hay có khởi đầu và kết thúc nữa.
 
Hôm nay, Chúa Giêsu đi vào nơi cõi trời vinh phúc đó bằng chính “thân xác đã phục sinh” của Người. Đó là căn bản của đức tin và niềm hy vọng của chúng ta, để một mai cũng được phục sinh và đi vào cõi vinh quang ấy.
Sự kiện Chúa Giêsu lên trời là một sự hiện diện theo cách thế mới. Nếu khi ở trong thân xác phàm nhân, Chúa Giêsu như bị giới hạn về sự hiện diện; thì nay, trong thân xác Phục Sinh, người hiện diện mọi nơi mọi lúc với các môn đệ, mà không còn bị lệ thuộc không gian hay thời gian vật lý nữa. Sự hiện diện của Chúa Giêsu với chúng ta sau khi Người lên trời, biểu trưng nơi cõi trời cao xa có thể quan sát thấy mọi đường đi nước bước của các chứng nhân, để đồng hành, hướng dẫn, an ủi, khích lệ và ban ơn phúc.
Tuy nhiên, đang khi hướng vọng về cõi trời mai sau với Chúa, chúng ta được mời gọi sống giây phút hiện tại nơi cuộc sống thế gian này.
 
Nghĩa là không đứng mãi đó mà ngóng trông, như lời hai thiên sứ áo trắng nói (mà chúng ta nghe trong bài đọc I, sách Tông đồ Công vụ: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời” (Cv 1,11a). Nhưng, phải thực hiện Lời của Chúa Giêsu trối lại: “Hãy đi mà làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19).
 
Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, là niềm vui Nước Trời không dành cho những con người ích kỷ chỉ biết tìm kiếm hạnh phúc cho mình, mà là niềm vui trao ban và chia sẻ, để them nhiều người cùng hợp hoan trong nhà Cha trên trời và trở thành an hem với nhau.
Cũng như Chúa Giêsu đã quy tụ môn đệ, để cùng sống với nhau và với Người; coi nhau như bạn hữu, đồng bàn với nhau, hiểu biết và chia sẻ với nhau đời sống hằng ngày. Thì đây, Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta chia sẻ giữa những con người với nhau và loan báo Tin Mừng cho mọi người. Rao giảng Tin Mừng cho ai là giúp người ấy đào sâu những kinh nghiệm bản thân đã trải qua trong quá khứ, cho đến ngày người ấy nhận ra nơi Chúa Kitô, trong cái chết và sự sống lại của Người, là chân lý làm cho cuộc đời họ rực sáng. Để ngày sau, cùng chung hưởng niềm vui với nhau trên quê trời vinh phúc.
 
Tóm lại, mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, chúng ta được mời gọi hướng lòng lên với Chúa, hướng vọng về cõi trời là cùng đích của đời sống đạo, tin tưởng và hy vọng mai ngày được trở về quê trời là quê hương đích thực và vĩnh cửu bên Đấng chúng ta yêu mến, là Đức Giêsu Kitô. Nhưng để đạt tới quê trời vinh phúc chúng ta phải ghi nhớ và sống lệnh truyền của Chúa qua bài Tin Mừng hôm nay là: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”
 
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã lên trời vinh hiển sau khi đã vượt qua khổ ải trần gian. Chúa đã lên trời để dọn chỗ cho chúng con mai ngày. Xin cho chúng con luôn biết hướng lòng lên những thực tại trên trời, để can đảm vượt qua những khổ ải dương gian, trung thành với lề luật Chúa trong đời sống đức tin và bác ái, hầu mai ngày chúng còn cũng được về quê trời vinh hiển với Chúa. Amen.
 
Hiền Lâm.
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...