Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LỄ GIÁNG SINH (Lễ ban ngày): LỜI ĐÃ THÀNH XÁC PHÀM (TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Lễ Chúa Giáng sinh (Lễ ban ngày)

LỜI ĐÃ THÀNH XÁC PHÀM

 I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Is 52,7-10

52,7 Đẹp thay trên đồi núi  bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an,  người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ  và nói với Xi-on rằng : “Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị.”8 Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi  cùng cất tiếng reo hò vang dậy ;  họ sẽ được thấy tận mắt ĐỨC CHÚA đang trở về Xi-on.9 Hỡi Giê-ru-sa-lem điêu tàn hoang phế,  hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng,  vì ĐỨC CHÚA an ủi dân Người, và cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.10 Trước mặt muôn dân,  ĐỨC CHÚA đã vung cánh tay thần thánh của Người :  ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta,  người bốn bể rồi ra nhìn thấy.

Dt 1,1-6

1,1 Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ ; 2 nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. 3 Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi, Người lên ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời. 4 Danh hiệu Người được thừa hưởng, cao cả hơn danh hiệu các thiên thần bao nhiêu, thì Người lại trổi hơn họ bấy nhiêu.
5 Thật vậy, có bao giờ Thiên Chúa đã phán cùng vị thiên thần nào : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con hoặc là : Ta sẽ là Cha Người, và chính Người sẽ là Con Ta. 6 Khi đưa Trưởng Tử vào thế giới loài người, Thiên Chúa lại nói : Mọi thiên thần của Thiên Chúa, phải thờ lạy Người.

Ga 1,1-18

1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.  Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,  và Ngôi Lời là Thiên Chúa.2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,  và không có Người,  thì chẳng có gì được tạo thành.  Điều đã được tạo thành 4 ở nơi Người là sự sống,  và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối,  và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.6 Có một người được Thiên Chúa sai đến,  tên là Gio-an.7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,  để mọi người nhờ ông mà tin.8 Ông không phải là ánh sáng,  nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.9 Ngôi Lời là ánh sáng thật,  ánh sáng đến thế gian  và chiếu soi mọi người.10 Người ở giữa thế gian,  và thế gian đã nhờ Người mà có,  nhưng lại không nhận biết Người.11 Người đã đến nhà mình,  nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người,  thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,  cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,  hoặc do ước muốn của người đàn ông,  nhưng do bởi Thiên Chúa.14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm  và cư ngụ giữa chúng ta.  Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người,  là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố :  “Đây là Đấng mà tôi đã nói :  Người đến sau tôi,  nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.”16 Từ nguồn sung mãn của Người,  tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,  còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả ;  nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa  và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,  chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

 

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

 Lời nói thật quan trọng trong đời sống.  Nhờ lời nói ta có thể bộc bạch  nỗi lòng.  Nhờ lời nói ta hiểu được người khác. Chúa Giêsu chính là Ngôi  Lời của Thiên   Chúa  đã thành xác phàm. Qua Hài nhi Giêsu trong hang đá Bêlem, ta hiểu được phần nào tâm tình của Thiên  Chúa muốn  ngỏ với loài người. 

Lời của Thiên Chúa  là Lời Yêu Thương. Một  trẻ sơ sinh nằm trong máng   cỏ. Đó là gì nếu  không   phải  là tình yêu. Vì yêu thương Thiên  Chúa  đã muốn  nói với nhân  loại  bằng  chính ngôn ngữ của nhân loại.  Không  phải chỉ nói bằng lời nói nhưng còn bằng  cả thân xác. Lời Thiên  Chúa  trong thân  xác trẻ thơ. Thật gần gũi. Thật yêu thương. Vì yêu thương Thiên  Chúa  đã vượt  ngàn trùng để đến chia sẻ kiếp người.  Nếu yêu thương là muốn ở gần và muốn hi sinh cho người mình yêu thì Chúa Giêsu bé thơ trong hang đá Bêlem chính là một  lời yêu  thương bằng xương bằng  thịt.  Một lời yêu thương có thể chạm tới được. Thân xác bé bỏng hôm nay rét run trong làn gió lạnh,  mai sau sẽ run rẩy dưới những ngọn  roi, co giật vì những  nhát  búa,  tả tơi trên thánh   giá.  Tất  cả đều  là lời ngỏ của tình yêu Thiên  Chúa đối với nhân loại. 

Lời của Thiên Chúa là Lời Cứu  Độ. Tình yêu của Thiên Chúa không phải là cảm  tính, nhưng là một  chương trình lâu dài. Lời Thiên Chúa nói với loài người  không  phải để làm vui tai, nhưng đem đến ơn cứu độ. Trong kinh Tin Kính chúng ta đọc: “Vì loài người  chúng  tôi và để cứu rỗi chúng  tôi, Người  đã từ trời  xuống thế”. Vâng,  Chúa xuống  thế làm người chính là để cứu  chuộc chúng ta. Chúa xuống  thế làm người để biến đổi thân phận con người.  Ngài  trở nên bé nhỏ để ta được  lớn mạnh. Ngài  trở nên nghèo  hèn để ta được  giàu có. Ngài xuống  thế làm người để ta được nâng lên làm con Thiên  Chúa.  Thân  xác bé bỏng của Hài nhi Giêsu là tất cả niềm hi vọng được cứu độ của loài người. Lời Chúa nói với người  bất toại:  “Tội của con đã được tha” (Mt 9,2), và lời hứa với người  trộm  lành:  “Hôm nay con sẽ  ở trên thiên đàng với ta” (Lc 23,43) đã bắt  đầu  từ hang đá Bêlem. 

Lời của  Thiên   Chúa  là Lời Soi Sáng.  Trong tội  lỗi,  định mệnh  của con người bị bế tắc. Tội lỗi là bóng  tối bao phủ khiến ta mất phương hướng không biết đi về đâu. Con người đánh mất ý nghĩa  cuộc sống. Ngôi Lời Thiên  Chúa từ trời xuống  để khai thông định mệnh con người. Ngôi Lời Thiên  Chúa mặc lấy xác phàm  để làm cho cuộc  đời con người có  ý nghĩa. Ngài  từ trời xuống  thế để mở cho ta đường  về trời. Ngài đã chiếu ánh sáng vào đêm  tối loài người.  Ai đi theo Ngài  là đi trong ánh sáng. Ánh sáng  dẫn đưa tới sự thật và sự sống. 

Từ ngàn  xưa Thiên   Chúa  đã dùng  đủ mọi người, mọi cách để ngỏ lời với nhân  loại.  Hôm  nay, Ngài  muốn  nói với ta qua Người Con của Ngài. Nhưng Lời Yêu Thương ấy thì thầm quá, chỉ trái tim rộng  mở mới có thể lắng  nghe. Lời Cứu Độ ấy nhẹ nhàng  quá, chỉ tấm lòng khao khát  mới có thể đón nhận.  Lời Ánh Sáng  ấy sâu thẳm  quá, chỉ những  tâm hồn thiện  chí mới hiểu thấu ý nghĩa. Hãy mở rộng trái tim như Đức Mẹ  và thánh Giuse để ta nghe được  lời yêu thương của Thiên  Chúa.  Hãy có tấm lòng khao khát như các mục  đồng để ta nhận được ơn cứu độ. Hãy có tâm hồn thiện  chí như ba nhà đạo  sĩ để ta hiểu được ý nghĩa lời Chúa  soi sáng hướng  dẫn cuộc đời ta. 

Lạy Chúa Cha từ ái,  xin mở trái tim con, mở tâm trí con, mở linh hồn con để con lắng nghe được tiếng Chúa, để con đón nhận Chúa Giêsu là Lời của Cha, và để con cũng được hạnh phúc trở thành Con của Cha.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...