Thứ ba, 22 Tháng mười, 2024

Lễ Mẹ Thiên Chúa 2017 – Tết Dương Lịch , Hòa Bình và Phúc Lành Giữa Thế Giới Đầy Biến Loạn (Fm. Đaminh Savio, CSNQ)

          Kết quả hình ảnh cho Duc Me hoa binh                   

       Hòa Bình và Phúc Lành Giữa Thế Giới Đầy Biến Loạn

Ds 6, 22-27

 

Ước mong nhất của chúng ta ở mỗi khởi điểm của thời gian năm mới là niềm vui phúc lành và sự bình an. 

Thiên Chúa làm chủ thời gian và nguồn phúc lành. Thiên Chúa chính là khởi điểm và cùng đích của thời gian, lịch sử. Ngài cũng là nguồn mạch mọi phúc lành. Bởi vậy, ngày đầu năm mới dương lịch, tâm tình xứng hợp mà mọi người phải có, giống như tâm tình Chúa dạy ông Môise và Aaron là cầu xin phúc lành của Chúa: “Các ngươi hãy chúc lành cho con cái Israel; hãy nói với chúng thế này: Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho chúng con, và thương xót chúng con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng chúng con, và ban bằng yên cho chúng con…”

Con cái Giáo Hội khắp nơi cũng đang mượn lời thánh vịnh đáp ca để cầu xin sự chúc lành của Chúa: “Xin Thiên Chúa xót thương chúc phúc lành cho chúng con; xin chiếu giãi trên chúng con ánh sáng tôn nhan Chúa, để trên địa cầu người ta nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân thiên hạ được biết rõ ơn Ngài cứu độ.” 

Mọi phúc lành đến qua Mẹ

Chúng ta đặt câu hỏi: Tại sao trong ngày đầu năm mới lại chọn mừng lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa? Thánh Phêrô Đamianô quả quyết: “Không có một ơn sủng nào từ trời ban xuống trần gian mà không qua Đức Mẹ Maria.” Mẹ Thiên Chúa xuất hiện ở đây, ở khởi đầu thời gian mới là vì Mẹ chính là người nữ được tuyên báo, từ sau biến cố sa ngã của nguyên tổ, sẽ xuất hiện vào thời gian viên mãn để khai mở kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Thiên Chúa cứu chuộc (x. St 3, 15).

Quả thực, Mẹ chính là người nữ được Thiên Chúa tuyển chọn để thực hiện một kế hoạch thịnh vượng cho con người. Mẹ đã cưu mang, sinh hạ Chúa Con. Mẹ liên kết mật thiết gắn bó với Chúa Con trong công cuộc cứu chuộc. Bởi thế Mẹ trở nên trung gian chuyển tải và ban phát phúc lành, ơn cứu chuộc của Chúa cho con người. Mẹ là ‘máng thông ơn Thiên Chúa’ là vậy! 

Cầu hòa bình cho thế giới

Chưa hết, còn một điểm nối kết ngày lễ Mẹ với ý nguyện cầu hòa bình cho thế giới. Đức Maria còn được xưng tụng là Nữ Vương Hòa Bình. Mẹ là nữ vương hòa bình bởi vì Mẹ đã sinh ra Đấng là ‘Hoàng Tử Hòa Bình’. Ơn hòa bình được Thiên Chúa ban cho thế giới này cũng qua trung gian của Mẹ. Mẹ đứng ở đầu thời gian cùng với con của Mẹ để ban phát ơn hòa bình cho con người. Hòa bình đây được hiểu là sự bình an thoát khỏi chiến tranh, biến loạn, nhưng quan trọng hơn đó là sự bình an nội tâm, mà qua trung gian của Mẹ, con người được giao hòa với Thiên Chúa, được Thiên Chúa xóa mọi tội nợ và được nhận làm con cái Thiên Chúa. Chính bởi thế mà trong ngày đầu năm mới, chúng ta vừa cử hành lễ về Đức Mẹ- Mẹ Thiên Chúa vừa cầu xin sự bình an cho toàn thế giới là vậy.

Viễn tượng của một thế giới vắng bóng Thiên Chúa, thiếu Tin Mừng yêu thương nên đang hóa ra như đống đổ nát. Thật như lời của Jeremia: “Chúng con đợi hòa bình nhưng chẳng được may lành chi hết. Mong thấy ngày bình phục, nhưng chỉ thấy rùng rợn khiếp kinh” ( Jr 14,19).

Nhìn lại thế giới và thời đại chúng ta đang sống thật kinh hoàng. Nhiều nơi trên thế giới, nhất là các nước Syria, Iraq, Afghanistan, Trung Phi, Colombia, Nigeria và Ukraina, đã không thể có năm mới hòa bình. Quê hương nơi họ đang có chiến tranh tàn khốc, bị tàn phá và trở nên như bãi tha ma. Họ là con số khổng lồ, 40 triệu người bị đày khỏi quê hương xứ sở vì niềm tin tôn giáo. Họ là con số gần 500.000 người mà phần lớn là Kitô hữu đã bị giết chết do cuộc chiến tranh của những người Hồi Giáo quá kích gây ra. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Thông Điệp Hòa Bình 2017, khi nhìn hiện tình thế giới Ngài đã phải đau buồn nói rằng: “Chúng ta vướng mắc vào một cuộc thế chiến rất ghê sợ cứ tấn công từng phần… Thứ  bạo lực từng phần đã gây đau khổ lớn lao: chiến tranh trong các quốc gia và các châu lục; khủng bố, tội ác có tổ chức, và những hành vi bạo lực bất ngờ; những sự lạm dụng và xâm hại mà di dân và các nạn nhân tệ nạn buôn người phải hứng chịu; và sự tàn phá hủy diệt môi sinh…” Và Ngài kêu gọi ‘phi bạo lực’ như một đường lối xây dựng hoà bình.

Chúng ta đang được tạm yên ổn bên ngoài, khi đất nước không có chiến tranh bom đạn. Dầu vậy, chúng ta lại phải đối diện với một thảm họa không kém sự tàn phá của chiến tranh, đang cướp đi hạnh phúc và gây ra đau khổ cho bao người, không biết đến khi nào mới chấm dứt, đó là thảm họa môi sinh. Do tham lợi quá độ của nhiều cá nhân, tổ chức đã gây ra thảm họa cá chết hàng loạt ở biển các tỉnh Miền Trung. Không chỉ ở Miền Trung mà còn cả hơn 90 triệu người Việt Nam, đang hứng chịu hàng ngày hậu quả của các thứ chất độc thải vào môi trường, các loại thuốc độc hại tiêm tẩm vào thực phẩm. Thiên nhiên với bầu khí quyển, nước nguồn đang trở nên như kẻ thù của con người. Vật nuôi, gia súc gia cầm, rau xanh, hoa trái, hải sản… nguồn lương thực nuôi con người, đang tích lũy và tiết ra độc tố, làm tê liệt não bộ, gây ung thư giết chết con người. Chọn một ngày để sống an vui hạnh phúc từ nhà ra đường, rồi vào nơi công sở, phố thị; chọn một ngày để sống sạch, sạch môi trường đạo đức luân lý xã hội, sạch môi trường khí thở, sạch đồ ăn thức uống xem ra thật khó và dường như chẳng thể có được ở quê hương đất nước chúng ta.

Chúng ta thử đặt mình vào những thảm trạng, những khổ đau của anh chị em mình trên khắp cùng bờ cõi trái đất như: bị bách hại, bị đuổi ra khỏi quê hương, xứ đạo, thôn làng, gia đình đi lưu đầy biệt xứ, bị đánh đập tàn bạo, chà đạp phẩm giá, bị bóc lột đến tận cùng sức lao động và bị lấy đi những thứ cần để sống, chúng ta sẽ thấy mình đau khổ quẫn bách như thế nào? 

Tất cả mọi thứ tham quyền cố vị, gieo chiến tranh hận thù, bài trừ tôn giáo, bóc lột người nghèo, gây khủng bố, đàn áp, đều là tội ác chống lại sự hòa bình hiện tại. Ai hủy hoại môi trường, làm môi trường từ thân thiện ra kẻ thù, đó là đang gieo thảm họa cho con người. Sử dụng các thuốc độc hại vào các nhu cầu sinh sống hàng ngày, gây ra cái chết êm dịu cho anh em chị em mình, đó là tội ác phá tan hạnh phúc và gieo chết chóc cho anh chị em đồng loại.

Chúng ta hãy là các tác nhân kiến tạo nền hòa bình cho ngôi nhà chung nhân loại và cách riêng là cho ngôi nhà đất nước Việt Nam chúng ta. Mỗi người, đặc biệt là những ai có trách nhiệm trên làng xã, quốc gia, quốc tế, cần lắng nghe tiếng nói của lương tâm và hãy thức tỉnh lương tâm, để biết và nhìn ra nỗi khổ đau, những nguy hiểm, thất vọng đang đè nặng trên dân tộc và những người anh em chị em mình. 

Xin Mẹ Thiên Chúa giúp chúng ta có được khởi sự của Năm mới, với một con người không biết mệt mỏi xây dựng hòa bình, tình huynh đệ, sự dịu dàng và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa.  

Lạy Mẹ Thiên Chúa và Nữ Vương Hòa Bình, cầu cho chúng con. Amem.  

                                                                                                                               

 Fm. Đaminh Savio – Bt. CSNQ

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật Truyền Giáo (Mt 28,16-20) Truyền giáo bằng tình yêu thương

Chúa Nhật Truyền Giáo (Mt 28,16-20) Truyền Giáo Bằng Tình Yêu Thương Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khánh Nhật Truyền Giáo là ngày Giáo Hội...

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời khi còn tại thế

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có ai...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Từ bỏ tất cả để theo Chúa

    TỪ BỎ TẤT CẢ ĐỂ THEO CHÚA (Mc 10,17-30) M. Marcellino Minh, Phước Hiệp “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Ánh nhìn của Đức Giêsu

  ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU (Mc 10,17-30) FM. Martin       “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21). “Đức Giêsu...

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...