Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Lễ Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hòa Bình (Bosco, PS)

      Kết quả hình ảnh cho hinh me thien chua

 Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hòa Bình

Lc 2,16-21 

Bosco, PS

Đức Giêsu là Thiên Chúa và người mẹ sinh ra Đức Giêsu được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Đức Giêsu còn có tên gọi là Thái Tử Hòa Bình, và mẹ của Người cũng có tên gọi đi đôi với tên gọi của con đó là Nữ Vương Hòa Bình.

Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Với danh hiệu này chúng ta phải hiểu thế nào đây? Chúng ta biết Đức Giêsu từ đời đời là Thiên Chúa. Bởi vì như thánh Gioan trong Tin Mừng thứ IV đã khẳng định: “Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời” (Ga 1,1). Hay như thánh Thánh Phaolô nói: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa” (Pl 2,6). Vì là Thiên Chúa, Đức Giêsu không cần ai giúp cho mình có được bản tính Thiên Chúa. Nhưng Đức Giêsu cũng là một con người. Khi nhập thể làm người, Đức Giêsu mang bản tính nhân loại. Bản tính nhân loại của Đức Giêsu thì nhờ Đức Maria mà có.

Đức Maria không sinh ra, không truyền thiên tính cho Đức Giêsu. Đức Maria chỉ sinh ra Ngôi Hai trong bản tính nhân loại mà thôi. Nhân tính và thiên tính của Đức Giêsu liên kết, hòa hợp với nhau mà thành Ngôi Hai. Do đó, Đức Maria là Mẹ Đức Giêsu theo bản tính nhân loại, thì Đức Maria cũng là Mẹ Thiên Chúa nữa. Quả vậy, ngày Đức Maria đi thăm viếng bà Êlisabét, nghe lời Đức Maria chào, bà được đầy ơn Thánh Thần đã gọi Đức Maria là “Thân Mẫu Chúa tôi” (Lc 1,43).

Ngay từ những thế kỷ đầu, người Kitô hữu đã tôn kính Đức Maria với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa. Trong những cơn gian nan, cũng như khi có nhu cầu, các tín hữu thường chạy đến cùng Mẹ, tìm nơi ẩn nấu dưới sự che chở của Từ Mẫu. Vì họ tin Đức Maria là Thánh Mẫu của Thiên Chúa.

Đến năm 431, công đồng Êphêsô đã tuyên bố rằng: “Đức Maria thực sự trở thành Mẹ Thiên Chúa qua việc Con Thiên Chúa làm người trong lòng Mẹ. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, không phải vì Ngôi Lời đã nhận thiên tính từ nơi Mẹ, nhưng vì chính từ Mẹ mà Người nhận được một thân xác thánh thiêng có linh hồn, Ngôi Lời đã liên kết với thân xác ấy ngay trong ngôi vị của mình.”

Năm 1931, nhân kỷ niệm 1500 năm công đồng Êphêsô, đức giáo hoàng Piô X chính thức lập lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và truyền cho mừng kính trong toàn thể Giáo Hội vào ngày 19 tháng 6 hàng năm.

Về sau, với cuộc canh tân phụng vụ của công đồng Vatican II, đức giáo hoàng Phaolo VI đã dời lễ này vào ngày đầu năm dương lịch, là ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình. Thực hiện điều này, chân phước giáo hoàng Phaolô VI muốn nhấn mạnh rằng lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa được mừng vào ngày đầu năm là dịp rất tốt để chúng ta liên kết việc tôn thờ Vua Hòa Bình với việc cầu cùng Chúa nhờ sự can thiệp của Nữ Vương Hòa Bình, ban cho chúng ta ơn cao cả nhất là ơn Bình An, như lời sứ thần hát trong đêm Chúa Giáng Sinh: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”

Lễ Mẹ Thiên Chúa được cử hành vào ngày đầu năm mới là ngày mà người người ước nguyện được hòa bình suốt cả năm, là ngày mà người ta thường nói lời cầu chúc hòa bình, bình an.

Lễ Mẹ Thiên Chúa được mừng vào ngày đầu năm như thế, nhắc nhở chúng ta hãy nỗ lực xây đắp an bình như định hướng cho năm mới. Xây đắp an bình bằng cách học nơi Mẹ Maria, cách riêng cung cách của Đức Maria được nói tới trong Tin Mừng hôm nay.

Trước sự kiện những người chăn chiên thuật lại những điều họ được sứ thần loan báo về Hài Nhi Giêsu, thì Đức Maria ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng. Khi các mục đồng thuật lại điều họ nghe và thấy, Đức Maria thinh lặng không nói một lời nào. Đức Maria thinh lặng ở đây không có nghĩa là Đức Maria thờ ơ lãnh đạm trước lời các mục đồng, hay như thử Đức Maria không đoái hoài gì tới lời của sứ thần được Thiên Chúa sai đến báo tin. Trái lại, Đức Maria thinh lặng vì Đức Maria ở trong trạng thái rất an bình. Đức Maria suy đi nghĩ lại, tìm hiểu để nắm bắt ý nghĩa của mỗi sự việc xảy đến cho mình và cho Hài Nhi Giêsu.

Đức Maria là Mẹ Đức Giêsu, Mẹ Hoàng Tử Giêsu. Do đó, Đức Maria cũng là hoàng hậu, nhưng Đức Maria không biểu hiện phong cách của một hoàng hậu lỗng lẫy giàu sang, mà trái lại trong phong cách đơn sơ khó nghèo xứng hợp với Con của Mẹ khi nhập thể làm người trong cung cách nghèo khó đơn sơ. Đức Maria là mẹ của Chúa không như một bà hoàng hậu với một phong cách kiêu hãnh và với vẻ hào nhoáng bên ngoài. Trái lại, Đức Maria luôn sống chiều kích nội tâm, suy đi nghĩ lại trong lòng những điều mắt thấy tai nghe.

Mừng kính Mẹ chúng ta hãy noi gương Mẹ, ngưỡng mộ Mẹ bằng cách là liên lỉ học hỏi, tìm hiểu, suy niệm các sự kiện xảy ra trong cuộc sống của mình cũng như các sự kiện trong thế giới này, nhất là trong Kinh Thánh. Suy đi gẫm lại như Mẹ, chúng ta sẽ hiểu hơn về Chúa và những công việc Chúa làm, nhờ đó chúng ta dễ đem lòng yêu mến Chúa. Cũng nhờ suy nghĩ lại trong lòng, chúng ta sẽ hưởng ứng các sứ điệp Chúa gởi đến. Cách riêng trong ngày đầu năm hôm nay, ngày cầu cho hòa bình, chúng ta dùng thời gian hôm nay để suy về sứ điệp hòa bình mà Đức Giêsu đã công bố trong bài giảng trên núi: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...