Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

LỄ PHỤC SINH 2018: PHỤC SINH (TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Lễ Phục sinh

PHỤC SINH

Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9

 Hôm nay chúng ta long trọng mừng lễ Chúa Phục Sinh. Nhưng phục sinh là gì? Phải chăng phục sinh là sống lại với thân xác cũ, với sinh hoạt như cũ. Thưa không phải. Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu phục sinh không còn như cũ nữa. Thân xác Người đổi mới đến nỗi ngay cả những môn đệ thân tín cũng không nhận ra. Bà Mađalêna tưởng Chúa là người làm vườn. Hai môn đệ đi đường Emmau tưởng Chúa là khách bộ hành. Các môn đệ đánh cá tưởng Chúa là bạn chài. Nhưng không phải chỉ có thân xác Chúa đổi mới. Chúa Phục Sinh để đổi mới thế giới và đổi mới thân phận chúng ta. 

Chúa Phục Sinh đã làm những việc kỳ diệu. Kỳ diệu nhất là tự mình sống lại. Đó là điều khiến lính canh hốt hoảng. Khiến các phụ nữ sợ hãi. Và Tôma không thể nào tin nổi. Vì chưa từng có và không thể nào có được. Chưa từng có ai thoát khỏi nấm mồ. Đó là nhà tù kiên cố nhất. Giam hãm con người đến thiên thu. Chưa từng có ai tự cởi được khăn liệm. Đó là giây trói bền chặt nhất. Trói người ta vĩnh viễn. Chưa từng có ai thoát ra khỏi thế giới kẻ chết. Đó là biên giới nghiêm ngặt nhất. Chẳng ai có thể vượt qua biên giới sự chết. Thế mà Chúa Phục Sinh đã vượt qua. Thật là kỳ diệu. 

Chúa Phục Sinh là sức mạnh vô biên. Quân lính chứng kiến cảnh trời long đất lở. Phiến đá lấp cửa mộ nặng ngàn cân nhưng đã bị đẩy sang một bên. Mạnh nhất là Chúa chiến thắng tử thần. Xưa nay tử thần thống trị. Đã rơi vào tay tử thần, chưa từng có ai vượt thoát. Nhưng Chúa đã vào tận sào huyệt thần chết và phá tan vương quốc tử thần. Xưa nay thần chết rất mạnh. Nắm giữ sự sống của con người. Nay Chúa đã vào nhà thần chết và đã đoạt lại sự sống. Chúa Phục Sinh là sức mạnh vô địch. Và Người đã thiết lập vương quốc sự sống. 

Chúa Phục sinh siêu thoát cõi phàm tục. Người thuộc về một thế giới khác. Chẳng ai nhìn thấy Người nếu Người không muốn cho nhìn thấy. Chẳng ai nắm bắt được Người nếu Người không tự nguyện. Người chẳng cần chiếm hữu mà giầu có vô biên. Người chẳng cần quyền lực mà hiển trị cả vũ trụ. Người chẳng cần tranh giành mà trổi vượt trên muôn loài. Người siêu việt hạ giới. Hạ giới sẽ lụi tàn theo qui luật tự nhiên. Người mở ra thượng giới vô biên vô tận. Người vượt qua chết chóc để đi vào sự sống vĩnh cửu. Người vượt qua đau khổ để mở ra hạnh phúc. Người vượt qua thù hận để xây dựng vương quốc tình thương. Người vượt qua mọi chia rẽ để qui tụ muôn loài muôn vật và muôn người. 

Như thế phục sinh không phải là trở về sự sống cũ. Phục sinh là bước lên một cuộc sống mới. Cao siêu hơn. Thanh thoát hơn. Phong phú hơn. Mạnh mẽ hơn. Kỳ diệu hơn. Tràn đầy hạnh phúc và hi vọng. 

Như thế phục sinh không phải là sống lại nhưng là sống khác. Như thư Côlôsê mời gọi: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô …anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. Sống khác là vươn cao hơn. Là vượt thoát hạ giới. Hạ giới là những giá trị đời này. Là sống theo xác thịt. Là gắn bó với danh, lợi, thú. Là nhỏ nhen ích kỷ chỉ nghĩ tới bản thân mình. Sống khác là vươn lên thượng giới. Thượng giới là sống theo Thần Khí. Là quảng đại. Sống cho Chúa và cho tha nhân đến quên thân mình. 

Sách Công vụ hôm nay cho thấy thánh Phêrô đã sống theo con người mới. Trước kia ngài thuộc hạ giới nên ham sống sợ chết, nên tìm an nhàn hưởng thụ, huênh hoang kiêu ngạo và ganh ghét tranh giành địa vị với anh em. Nhưng nay ngài trở thành con người của thượng giới. Không sợ mất quyền lợi ở trần gian, nên ngài mạnh mẽ rao giảng. Bị bắt bớ đánh đập ngài vui mừng vì được chịu khổ vì Chúa. Không có gì ở trần gian nhưng trở nên vô cùng phong phú, vô cùng mạnh mẽ vì có Chúa Phục Sinh. 

Hôm nay tâm trí tôi còn đầy ắp hình ảnh viên trung tá cảnh sát người Pháp Arnaud Beltrame tử nạn ngày 23-3 và được an táng vào ngày Lễ Lá 25-3-2018 tại Carcassonne, miền nam nước Pháp. Quân khủng bố tấn công siêu thị và bắt chị phụ nữ làm con tin. Anh tình nguyện làm con tin thay cho chị phụ nữ. Anh đã tử nạn. Đức Thánh Cha Phanxicô  ca ngợi anh đã hi sinh tính mạng vì tha nhân. Đức Cha Jean Planet, giám mục giáo phận Carcassonne, chủ tế thánh lễ an táng cho anh, đã ví anh với thánh Maximiliano Kolbe, vị thánh đã chết thay bạn tù trong trại Auchwitz của Đức quốc xã. 

Arnaud Beltrame sinh ra trong gia đình đã bỏ đạo. Mãi đến năm 30 tuổi anh mới quyết định rửa tội. Nhưng từ khi theo đạo, anh đã sống đúng ơn gọi bí tích rửa tội. Đã chết cho con người cũ tội lỗi và đã sống với Chúa Giêsu trong đời sống mới. Anh không còn quan tâm đến hạ giới. Anh đã thuộc về thượng giới. Anh đã sống niềm tin phục sinh. Anh đã sống mầu nhiệm Phục Sinh. Nên dám chết cho tha nhân. 

Tấm gương của anh Arnaud Beltrame và Lời Chúa hôm nay tra vấn tôi. Tôi mừng mầu nhiệm Phục Sinh, nhưng tôi đã sống mầu nhiệm phục sinh chưa? Tôi vẫn còn là con người cũ hay tôi đã được đổi mới với Chúa Kitô? Tôi còn gắn chặt vào hạ giới hay tôi đã sống trong thượng giới? Hãy nhớ rằng Chúa Phục Sinh là để tôi được phục sinh với Chúa. Chúa mở ra vương quốc sự sống để tôi sống thành con người mới. 

Lạy Chúa Kitô Phục Sinh xin cho con được sống lại thật về phần linh hồn. Amen.   

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...