Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

 

LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

(Hosê 11,1.3-4.8c-9;  Cantique Is 12,2,4bcd,5-6;   Ep 3,8-12.14-19;   Ga 19,31-37)

Theo Kinh Thánh, máu và nước biểu hiện sự sống. Còn trong thực tế, khi Chúa Giêsu đã chết rồi, những giọt máu và nước cuối cùng chảy ra từ trong tim bị lính đâm thủng, có người xem thấy đã chép lại và làm chứng vì đã tận mắt nhìn thấy sự kiện này.

Thông thường ai cũng hiểu trái tim là biểu tượng của tình yêu. Mà trái tim ấy bị đâm thủng để máu và nước chảy ra trong khi người ấy đã chết rồi. Nhưng nếu giả định rằng người ấy chưa chết, tên lính sẽ không đâm vào tim mà sẽ đánh gẫy ống chân như hai tên tử tội kia để không có chỗ tì dựa nữa, sẽ hụt hơi mà chết. Vậy thì sao? Kinh Thánh sẽ không còn ứng nghiệm, (vì có chỗ xương bị đánh dập); người ấy sẽ chết mà không thấy có máu và nước trong tim chảy ra, ngoại trừ máu từ các vết thương tích do bị đánh đòn.

Mấy dòng trên đây có thể là “ngây ngô”, nhưng ngây ngô có chủ ý vì nó rất thật, rất cụ thể, rất người. Những gì đã diễn ra, đã được ghi chép và có thể kể lại. Ba bài đọc của ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu đều nói về những gì rất cụ thể nơi con người, từ tâm lý đến thể lý. Cựu Ước trong sách Ôsê diễn tả Thiên Chúa như một con người mà lòng dạ ruột gan cũng bồi hồi, trái tim cũng thổn thức, cũng nóng giận và có thể trừng phạt… Trong Tân Ước, bài Tin Mừng nói đến trái tim bị đâm thủng cho máu và nước chảy ra, chúng ta đã nói ở trên. Kinh nghiệm của thánh Phaolo về tình yêu của Đức Giêsu Kitô có thể hiểu được cả chiều rộng, cao, sâu và vượt trên mọi hiểu biết…

Những điều đó cho thấy tình cảm, cảm xúc con tim nhân loại của Chúa Giêsu cũng là yếu tố cứu độ loài người. Nó cho thấy vai trò nhân tính Đức Giêsu như phương tiện cứu độ loài người. Nó thức tình con tim chai đá, nó hãm bớt sự hung hăng của ai đó duy lý trí, nó khơi gợi con tim nguội lạnh…

Đã đành lý trí đã giúp ta hiểu biết, tin và đón nhận ơn Cứu độ của Chúa Giêsu, và chúng ta cũng rất hoan hỷ vui mừng về điều đó. Nhưng hình như việc đón nhận ơn cứu độ như vậy rất giống với việc ta đã thủ đắc một cách chắc chắn khái niệm về ơn cứu độ con người, rất thiêng liêng và cao cả, rất tinh thần và siêu vời… Vậy cần một đối trọng trong việc này, đó là cảm nhận con tim nhân loại của Chúa Giêsu, cảm nhận tình yêu của Ngài, cho đến độ ‘trải nghiệm’ tình yêu của Chúa Giêsu trên chính cuộc đời của mình.

Đọc lại lịch sử của ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, tuy là mặc khải tư cho thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque, nữ tu dòng Thăm Viếng, thế kỷ XVII, nhưng việc sùng kính trái tim nhân loại của Đức Giêsu đã gây được tình cảm sốt sắng nơi các tín hữu đối với Chúa Giêsu, tập yêu mến Chúa Giêsu bằng chính con tim nhân loại của mình, cụ thể bắt đầu từ các nữ tập sinh của Sơ giáo Marguerite-Marie Alacoque.

Sau thời thánh nữ Marguerite, thánh Louis-Marie Grignion de Monfort với lòng sùng kính đặc biệt Đức Trinh Nữ Maria, để nhờ đó mà đến cùng Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Năm 1899, Đức Lêo XIII ban hành Thông điệp Annum Sacrum (25.5.1899). Thông điệp này như là chúc thư tinh thần của Ngài cũng là thông điệp đầu tiên về việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, trong đó đặt nền tảng trên thần học về lòng thương xót; và cũng qua thông điệp này, Đức Thánh Cha Lêo XIII đã thánh hiến nhân loại cho Thiên Chúa như một hành vi biểu tượng đáp trả tình yêu của Chúa Giêsu. Ngài trích dẫn thánh Augustino: “Bạn hỏi rằng Ngài đã trả bằng giá nào? Hãy nhìn xem những gì Ngài đã trao ban và bạn sẽ hiểu Ngài đã trả bằng giá nào. Giá phải trả là chính máu Chúa Kitô. Cái gì có thể đắt hơn toàn thế giới và tất cả mọi dân nước? Đó là cái giá phải trả lớn lao nhất mà Ngài đã trả” (Annum Sacrum 5).

Một điều khá trùng hợp khác nơi thánh Aelredo (1110-1167), viện phụ đan viện Rievaulx, Dòng Xitô. Trong tác phẩm Gương Đức Ái của Ngài có bài suy niệm về nhân tính của Chúa Giêsu. Thánh nhân đề nghị cách làm này như một phương pháp chiêm niệm. Đó là tưởng nhớ từng chi tiết trong cuộc đời Chúa Giêsu. Sinh ra trong nghèo khó thế nào, chịu khổ nạn nhục nhã ê chề ra sao, chết tức tưởi trên thánh giá và phục sinh vinh hiển như thế nào… Xin trích một đoạn suy niệm của Ngài: “Ngài đã dâng khuôn mặt đẹp đẽ của mình cho người khạc nhổ, đã để cho người ta bịt con mắt vốn là thước đo sáng tạo vạn vật, đã vén gấu áo cho những làn roi nghiệt ngã, dưới sức nặng của mũ gai làm cho đầu Ngài cong xuống, mà đầu ấy vốn đã làm rung chuyển các quyền lực trần gian. Hãy xem Ngài kiên nhẫn biết bao khi để người ta xỉ vả, đã chấp nhập thập giá, đóng đinh, mũi đòng và mật đắng! Ngài vẫn yên tĩnh và bình thản…” Theo thánh Aelredo, thân xác con người vốn mang khuynh hướng cực khoái lạc. Vậy để tìm một đối trọng cho khuynh hướng ấy, chúng ta cần chuyên tâm suy niệm với lòng sùng kính thân xác của Chúa Giêsu hầu có thể tránh được những khuynh hướng ấy.

Trong đời sống tu trì từ cổ chí kim, các tu sĩ luôn thừa kế nền tu đức đó. Từ khi bước vào nhà dòng đã được các vị hướng dẫn đàng nhân đức tập cho quen các thực hành có vẻ ‘không trí thức’ mấy: hôn kính tượng chịu nạn, ấp yêu thánh giá vào lòng, ngắm đàng thánh giá, viếng nghĩa trang, lần chuỗi mân côi,… Tuy nhiên, khi đã bề bộn với những kiến thức thần học cao siêu, hình như tu sĩ đang tự cho phép mình thay thế các thực hành có vẻ ‘không trí thức’ kia bằng những suy tư cao siêu ấy? Dù sao hình ảnh thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II khi đã già nua tuổi tác vẫn đắm mình trong cầu nguyện với chuỗi mân côi trên tay, hay giai thoại giữa nhà bác học Louis Pasteur với chuỗi mân côi trên tay và anh sinh viên trẻ đang rất bị phản cảm với “Ông Già này” trên toa xe lửa xưa kia… nay vẫn chưa một nếp nhăn theo năm tháng.

Máu và nước là nguồn lực mà Chúa Giêsu đã đầu tư cho sứ vụ cứu thế. Tu sĩ và đan sĩ chiêm niệm đã dùng nguồn lực sự sống (máu và nước) của mình để đầu tư vào việc gì? Trong Đại dịch toàn cầu Covid-19, hình như họ có một phần trách nhiệm không nhỏ. Vậy một khi đã xác tín: “Không ai được cứu một mình; chúng ta chỉ có thể được cứu cùng với nhau” (Fratelli Tutti 32), giới tu sĩ sẽ có dự phóng dấn thân như thế nào vào mục tiêu thứ ba của mình: ‘lo cho phần rỗi thế giới’, bên cạnh mục tiêu ‘xây dựng Giáo Hội’ và ‘tôn vinh Thiên Chúa’? Với máu và nước trong con tim nhân loại của mình, tu sĩ hãy rung cảm trước hiện tượng thảm họa Đại dịch đang diễn ra, mà đánh thức con tim nhân loại của Chúa Giêsu, (điều mà trước nay họ vẫn làm, nhưng hình như chưa đủ ‘đô’ (dose): “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc 4,38)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...