Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LỊCH SỬ ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY

 

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY
(Phần I)

 

 

I. NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN

Ý định thiết lập một Nhà Con để phục vụ Giáo hội và các linh hồn trong cầu nguyện, hy sinh, là nhu cầu tâm linh chính đáng. Vì thế, Nhà mẹ Châu Sơn Đơn Dương sau những tháng ngày cầu nguyện và “cưu mang”, giờ “hạ sinh” đã đến. Ngày 22 tháng 08 năm 1971, lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, Thánh lễ ra mắt thành lập Tân Đan Viện Thánh Mẫu Châu Thủy (thuộc Giáo phận Nha Trang), nay thuộc Giáo phận Phan Thiết, xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

 Kể từ đó (năm 1971- 2016), Đan viện Châu Thủy đã tròn 45 tuổi. Nhưng tính tuổi theo Pháp Lý cho một đan viện tự trị, thì Đan viện Châu Thủy gần được 41 tuổi (ngày 15/08/1975 đến 15/08/2016). 41 năm quả là dài nếu so sánh với một đời người; nhưng so với bề dày lịch sử của nhân loại thì chẳng là bao. Nhưng dẫu sao đi nữa, với tiến trình lịch sử khởi đầu cho đến hôm nay, Đan viện Châu Thủy đã đi qua hơn một chặng đường của tuổi gọi là “tam thập lập thân” – cái tuổi tự thân, tự lập. Từ khi tách khỏi Nhà mẹ (Đan viện Châu Sơn Đơn Dương), Đan viện Châu Thủy đã tự mình lớn lên, bước đi bằng đôi chân khập khiểng đầu đời, bằng khối óc, con tim của từng thành viên và tự tay viết lên trang sử mới của mình xuyên suốt chặng đường dài nhiều thăng trầm với những sự kiện lịch sử của đất nước, để tồn tại và phát triển.

Nhìn về lịch sử thành lập Đan viện Châu Thủy, chúng tôi không quên những con người đã sống cho một lý tưởng cao đẹp, biết vươn lên chính mình. Đặc biệt, các cha anh đã một thời dãi nắng dầm sương trong những ngày tháng “khai đất lập dòng”. Vâng, các cha anh đi trước đã biết vượt qua những khó khăn, đã hiến dâng chính bản thân, hướng đời mình về một chân lý trường tồn, biết đặt cái siêu việt lên trên cuộc sống; cái toàn thể trên cá nhân; tỏ rõ một sự trung thành, bền bỉ, vượt qua thử thách để chứng minh một trong những nét chính yếu của đời đan tu: sống có nhau và chết cũng không lìa nhau.

Lịch sử của các cha anh đã khép lại, nhưng những gì các cha anh đã gieo trong nước mắt, thì sẽ gặt được trong hân hoan. Phần thưởng của các ngài chính là Thiên Chúa. Hơn nữa, kho tàng mà cha anh chung xây không phải là đá quý, vàng bạc, mà là gia sản thiêng liêng đời đan tu. Tất nhiên nó sẽ không già nua theo thời gian, mà mãi mãi trẻ trung và tồn tại qua muôn thế hệ 

Nếu sống lại những khoảnh khắc thuở ban đầu khi mới lập dòng, các cha anh như có cảm giác sợ hãi trước một không gian hiu quạnh, chìm ngập trong khói sương ban mai buồn tẻ, không một bóng người qua lại, thỉnh thoảng nghe tiếng hót líu lo của những loài chim; tiếng hú rợn rùng của thú dữ…. Nhưng hôm nay, bầu không khí và cuộc sống đã thay đổi nhiều. Cảm giác sợ hãi ngày nào của khu rừng thiêng nước độc đã vụt bay khỏi tâm trí của các đan sĩ, thay vào đó là niềm vui, hạnh phúc khôn tả: nơi đây đã trở thành “trung tâm cầu nguyện”, những lời kinh an bình, thanh thản sáng tối của các đan sĩ cứ đều đặn, nhịp nhàng cất lên giữa một không gian bao la của Đan viện.


Có được sự an bình tâm linh, chúng tôi luôn nhớ đến một con người, một Đấng vô hình, đó là Chúa Giêsu, chính Ngài là tác nhân của yêu thương, quan phòng và dẫn đưa từng lịch sử của những con người bé nhỏ, yếu đuối như các cha anh, để biến họ thành những anh hùng “tiên phong” trong đời đan tu. Chính họ là những con người đầu tiên hạ bút viết lên lịch sử Đan Viện Châu Thủy.


 

II. TÊN GỌI “CHÂU THỦY”

Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy là quý danh được cộng đoàn Nhà mẹ nhất trí chọn : CHÂU là tên của Nhà mẹ Châu Sơn Đơn Dương; THỦY là tên của cha già Baotoxita Trần Ngọc Thủy; người mà đồng bào Công giáo tại Giáo phận Phan Thiết ưu ái đặt cho ngài là “Tổ phụ Bình Tuy”, đã trao lại vùng đất truyền giáo Láng Goòng cho Tân Đan Viện. 

Trên bình diện hành chính, Tân Đan viện nằm trên địa bàn ấp Đá Mài- xã Bà Giêng- quận Hàm Tân- tỉnh Bình Tuy (nay thuộc thôn Đá Mài- xã Tân Xuân- huyện Hàm Tân- tỉnh Bình Thuận). Châu Thủy hiện còn là địa danh của một vùng dân cư thuộc xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân, trải dài hơn năm cây số dọc theo Quốc lộ 55, ngay cử ngõ đi vào thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Từ ngày thành lập tới nay, Đan viện Châu Thủy đã lần lượt thuộc ba tỉnh: Bình Tuy (năm 1971-1975), Thuận Hải (1975-1992), Bình Thuận (từ năm 1992).

Về mặt tôn giáo, Đan viện thuộc Giáo phận Nha Trang (1971-1975) khi Đức Cha F.Xavie Nguyễn Văn Thuận chấp nhận cho Đan viện Châu Sơn thành lập Nhà con tại Láng Goòng. Từ năm 1975, Đan viện thuộc địa bàn Giáo phận Phan Thiết qua Tông sắc của Đức giáo hoàng Phaolô VI thiết lập Giáo Phận Phan Thiết gồm hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy (cũ), được chia tách từ Giáo phận Nha Trang

III. SỐNG CHO MỘT : ORA et LABORA

1. Sứ mệnh cầu nguyện (Ora)

Noi gương cộng đoàn tiên khởi tại Giêrusalem, đồng tâm nhất trí với nhau, chuyên cần cầu nguyện và để mọi sự làm của chung (x. Cv 1,14 ; 2,42-46). Đó là phận vụ số một, là trọng tâm của đời đan tu Châu Thủy. Tại Đan viện, các đan sĩ không mở trường dạy học, không làm công tác bác ái xã hội hay hoạt động mục vụ bên ngoài. Nhịp sống của các đan sĩ rất nhẹ nhàng, êm đềm bên Chúa : «một ngày con ca tụng Chúa 7 lần», để trước thánh nhan Chúa, đêm ngày Cộng đoàn nhân danh Giáo hội dâng lên Thiên Chúa bài ca ngợi khen tuyệt hảo là kinh thần vụ; đồng thời mang nơi mình trái tim, thao thức, trăn trở, xót thương của Chúa Giêsu về cuộc sống của bao con người cần được quan tâm

 

 Cuộc đời hy sinh của các đan sĩ là một cuộc hành trình chỉ với mục đích « thực tâm tìm Chúa và gặp Chúa ». Điều đó, một lần nữa, lại được Đại hội Dòng Xitô năm 1969 viết ra trong Tuyên Ngôn, số 40 : «Mục đích tìm kiếm Thiên Chúa không chỉ là nghĩa vụ của riêng từng người, mà toàn bộ cơ cấu của đời sống trong đan viện và của Trường phụng sự Thiên Chúa […] tất cả đều phải bảo đảm mục đích đó… ».

Thực tế, một ngày sống trong Đan viện Châu Thủy được phân chia theo các giờ kinh gồm kinh Sách, kinh Sáng, kinh giờ Ba, kinh giờ Sáu, kinh giờ Chín, kinh Chiều và kinh Tối (x. Tv 118, 164). Đan xen vào các giờ kinh Phụng vụ là các giờ nguyện gẫm, đọc sách thiêng liêng, lần chuỗi, chầu Thánh Thể… và lao động.

2. Sứ mệnh lao động (Labora)

Trong Đan viện có thể là lao động tay chân hay lao động trí óc, tức là nghiên cứu học tập. Đây là một nhân tố quan trọng trong việc tạo luyện người tu sĩ toàn diện, giúp tu sĩ gìn giữ tâm trí tập trung vào Thiên Chúa và không ngừng sống hết mình cho ơn gọi đan tu. Lao động còn là hình thức khổ chế đan tu được quý chuộng từ xưa đến nay. Nhờ lao động tay chân, anh em tập hy sinh bỏ mình theo gương Chúa Kitô, theo tinh thần Tin Mừng, Tu luật, Hiến pháp, như lời cha Tổ phụ Biển Đức Thuận Henri đã từng dạy : “Ở Nhà Dòng này phải làm việc xác, ai theo sức nấy. Việc xác là việc đền tội, và cũng là việc các thánh đã làm. Sự ăn chay cũng là việc đền tội, mà cũng không bằng việc xác” (Di Ngôn số 139). Qua lao động trí óc, anh em kiên trì học hỏi và rèn luyện từng ngày, để ngày càng thông hiểu sâu hơn về các mầu nhiệm đức tin, về căn tính đan tu, và nhất là về cuộc đời của Chúa Kitô, để yêu mến Người và theo Người sát sao hơn nữa. Như vậy, lao động đem lại bao nhiêu hoa trái cần thiết cho sự sống và quân bình hóa đời đan tu chiêm niệm

 

 Vì thế, Đan viện tổ chức 3 ngày lao động chân tay xen kẽ với 3 ngày học hành, để có sự hài hòa giữa việc học và các công việc làm, cũng như góp phần giải quyết các nhu cầu trong Đan viện và góp phần vào công cuộc truyền giáo. Tất cả các thành viên trong cộng đoàn đều lao động tùy khả năng và theo công tác Bề trên chỉ định.  

Như vậy, cầu nguyện và lao động là một chuỗi những hoạt động khiến cho đời sống trong Đan viện trở nên một đời sống liên lỉ kết hiệp với Chúa; dù ở trong Nhà nguyện hay ở ngoài đồng ruộng, dù đang học tập hay lau, quét nhà, đan sĩ lúc nào cũng sống trước tôn nhan Thiên Chúa. Tất cả mọi hoạt động được phối hợp nhịp nhàng, hài hòa, và trở nên một hy lễ chúc tụng tuyệt hảo dâng lên Thiên Chúa; và trọn đời sống của người đan sĩ thành một “thần vụ”, một lời kinh nguyện liên lỉ, thông hiệp vào mạch sống và sứ vụ cứu độ của Chúa Kitô.

(Còn tiếp)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hồng Ân Thánh Hiến – Đan Viện Xitô Châu Thủy, 11.07.2023

HỒNG ÂN THÁNH HIẾN - ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY Hôm nay ngày 11.07.2023, Giáo hội mừng lễ thánh Biển Đức viện phụ,...

Thánh lễ An Táng – Đan sĩ Maria Phêrô Hoàng Văn Thành

THÁNH LỄ AN TÁNG - Đan sĩ Maria Phêrô Hoàng Văn Thành Cách đây gần 4 tháng Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy đã...

Thánh lễ An táng Đan sĩ Lm. M. Clemente Phạm Sĩ Ân 10.02.2023

THÁNH LỄ AN TÁNG  Đan sĩ Linh mục Maria PHẠM SĨ ÂN         Xem hình ảnh tại đây      Bầu khí Đan...

Lễ Phong chức Linh mục tại Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy 19.12.2022

THÁNH LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC tại Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy Thứ ba - 20/12/2022 Xem hình          Gần tới Lễ Chúa...

Xin kính dâng Cha (dâng lễ) St: Lm. Hoàng Luật, Tb: Tốp ca MTG Vinh

https://youtu.be/ZzbEenqJrn0      

Lịch sử Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy(Phần II)

  LỊCH SỬ ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU...

Lễ Phong Chức linh mục và Phó Tế, Cộng Đoàn Châu Thủy

LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ Đan...

Khấn Dòng Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU THỦY: HỒNG...

Cảm nghiệm của một linh mục khi đến tĩnh tâm tại Đan Viện Xitô Châu Thủy

CẢM NGHIỆM TUẦN TĨNH TÂM TẠI ĐAN VIỆN XITÔ...