Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LÒNG THƯƠNG XÓT MUÔN ĐỜI

Chúa nhật Lòng Thương Xót C

LÒNG THƯƠNG XÓT MUÔN ĐỜI

Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a.12-13.17-19; Ga20,19-23

 

                                 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt CSNQ

        MISERICORDIA, lòng thương xót trong tiếng Latinh, ghép bởi hai từ: Miseria: sự khốn cùng và Cor: trái tim. Khi trái tim đặt cạnh sự khốn cùng thì phát sinh lòng thương xót. Khi có lòng thương xót thì trái tim cúi xuống sự khốn cùng. Cảm thương sự khốn cùng. Cứu chữa sự khốn cùng. Và đến mức cao cả nhất, đồng hoá với sự khốn cùng để nên một với sự khốn cùng. Để trở thành lòng thương xót.

        Kiếp sống nhân gian là bể khổ, là thung lũng đầy nước mắt. Điều đó thấy được phần nào trong bài sách Công vụ Tông đồ hôm nay. “Người ta khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung quanh Giêrusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành”. Ôi cả một đại dương mênh mông những người cùng khổ. Đau yếu bệnh tật đã là cùng khổ. Nhưng khổ đến tận cùng là không còn niềm hi vọng. Không biết tìm đâu phương dược chữa trị. Không có đủ khả năng tài chính mà chữa trị. Nên khi nghe tin thánh Phêrô chữa được người què từ thưở mới sinh, không những dân thành Giêrusalem mà cả các thành chung quanh cũng nườm nượp kéo đến. Toàn những người què quặt đui mù. Toàn những người mang bệnh nan y. Toàn những người không còn đứng vững. Toàn những người bế tắc, tuyệt vọng, không phương giải thoát. Phải nằm trên cáng cho người nhà khiêng đến. Cả một đại dương cùng khổ đang vây quanh thánh Phêrô.

        Suy niệm đến đây tôi nhớ như in hình ảnh tuần qua. Tôi có hai người quen đến khám bệnh ở bệnh viện K. Thật không thể tưởng tượng người bị ung thư sao đông thế. Phải lấy số xếp hàng chờ đợi một tuần mới đến lượt. Rồi khi nhập viện thì cứ 5 người một giường. Ung thư đã khổ. Tìm chữa bệnh còn khổ hơn. Khi được chữa trị càng khổ hơn nữa. Sự cùng khổ như một thế lực sự ác muốn chà đạp con người xuống tận đáy sâu của nỗi khốn cùng. Không còn đủ sức kêu cầu phương dược chữa trị. Không còn hi vọng được chữa lành. Chỉ còn có thể trông chờ lòng thương xót.

        Nhưng đọc bài Tin mừng lòng tôi chan chứa niềm an ủi, bừng lên niềm hi vọng. Chúa Kitô Phục Sinh mỗi lần hiện ra đều cho các môn đệ xem những vết thương. Tại sao vết thương? Thân xác vinh hiển của Chúa Phục Sinh đã siêu việt cõi đời. Những gì của trần gian chẳng thể ảnh hưởng gì trên người. Mộ đá không giam được Người. Cửa kín không ngăn được Người. Cái chết còn không khống chế được Người. Xá gì chút vết thương nhỏ nhoi đó. Nhưng Người vẫn giữ lại vết thương. Hơn nữa mỗi lần hiện ra Người đều cho các môn đệ xem các vết thương. Vì sao? Vì đó là dấu chỉ của lòng thương xót. Là trái tim Thiên Chúa đặt cạnh sự khốn cùng của nhân loại. Là trái tim Thiên Chúa cúi xuống sự khốn cùng của nhân loại. Còn hơn thế nữa. Trái tim Thiên Chúa đồng hoá với sự khốn cùng, kết hợp với sự khốn cùng, nên một với sự khốn cùng của nhân loại.

        Chúa Giêsu là Trái Tim Thiên Chúa đã hoà mình vào bể khổ. Đã đắm mình trong thung lũng đầy nước mắt trần gian. Đã gánh lấy những nỗi khốn cùng của chúng ta. Chúa Giêsu đã trở nên một người cùng khổ nhất. Bị vu oan giá hoạ. Bị phản bội. Bị chối bỏ. Bị kết án oan ức. Bị hành hạ tàn nhẫn đến không còn hình tượng con người. Bị phỉ nhổ. Bị khinh miệt. Bị đóng đinh như tên tội phạm ghê tởm nhất. Chết đau đớn tủi nhục. Có thể nói Chúa mang lấy hết những nỗi khốn cùng của nhân loại. Tất cả mọi đau khổ trên đời đều hội tụ nơi Chúa Giêsu. Vì thế tất cả mọi đau khổ trên đời đều có thể tìm được nơi Người lòng thương xót, sự an ủi, sự chữa lành.

        Vì thế  khi phục sinh Chúa vẫn giữ lại vết thương. Cho ta thấy lòng Chúa yêu thương ta biết bao. Và khi Tôma đòi xem vết thương, Chúa đã đồng ý cho ông xỏ ngón tay vào vết thương ở tay chân Người. Thọc bàn tay vào cạnh sườn Người. Không những Chúa đồng ý mà còn vui lòng cho Tôma xét nghiệm vết thương của Chúa. Để ông thực sự  cảm nhận được lòng thương xót của Người. Để một lần nữa Chúa muốn cho ta tin tưởng vào lòng thương xót của Người.

        Trong sách Khải huyền hôm nay Chúa khích lệ ta: “Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống. Ta đã chết , và nay ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ”. Chúa sống đến muôn đời. Chúa muôn đời mang những vết thương. Để cho thấy Lòng Thương Xót Của Chúa Bền Vững Đến Muôn Đời.

        Thế giới hôm nay vẫn là một thung lũng đầy nước mắt. Nên rất cần đến lòng thương xót. Chúa cũng mong muốn có người tiếp tục làm chứng về lòng thương xót cho nhân loại đang tuyệt vọng này. Hãy có nhưng người như Gioan hôm nay khẳng định: “Tôi là Gioan, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giêsu”. Hãy như Phêrô luôn ở giữa những người cùng khổ, tàn tật, bất hạnh trong xã hội. Tại sao mọi người tuốn đến với Phêrô? Thưa vì ngài yêu thương với người cùng khổ. Ngài mang trái tim Thiên Chúa đặt cạnh sự cùng khổ của con người như khi ngài nói với người què: “Tiền bạc thì tôi không có, nhưng cái tôi có thì tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô, anh đứng dậy mà đi”(Cv 3,6).

        Chúa đang cần tôi đem lòng thương xót như tin mừng đến cho thế giới. Nhân lọai đau khổ rên xiết đang chờ tôi đem lòng thương xót của Chúa như phương dược chữa trị. Đừng vô cảm như người phú hộ. Chỉ biết ngày ngày yến tiệc. Chỉ biết quần là áo lụa. Mặc Lazarô nằm chết ngay ở cửa nhà. Thế giới đang đầy những thương tích. Vết thương thể xác như nghèo đói, thất học, bệnh tật. Vết thương tâm hồn như bị phản bội, thất bại, bị loại trừ, mất phẩm giá, tội lỗi, tuyệt vọng. Tôi hãy cùng Chúa mang lấy những vết thương của anh em. Hãy là trái tim Chúa cúi xuống, băng bó, chữa lành vết thương. Thế giới chỉ có thể được cứu độ nhờ lòng thương xót.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...