Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Lương Thực Cho Sự Sống Đời Đời (Ga 6,24-35)

Bài suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật XVIII Thường Niên năm B

Lương Thực Cho Sự Sống Đời Đời (Ga 6,24-35)

FM. Justino_TP

Tục ngữ Việt Nam có câu: “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Thật thế, ai đã từng phải khó chịu nghe tiếng kêu réo của bao tử trong cơn đói rã rời mới nhận thức được tầm quan trọng của một miếng bánh; ai đã từng bước đi thất thểu dưới cái nắng của sa mạc mới thấy được sự quý giá của một giọt nước lã. Con người không thể sống nếu không được ăn và uống. Ăn và uống là hai nhu cầu cần thiết căn bản nhất cho sự sống. Nếu bánh và nước là lương thực cho cuộc đời “tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục và mạnh giỏi chăng là được tám mươi, thấm thoát đã khuất rồi” (Tv 90, 10) mà còn cần thiết như vậy, thì lương thực cho sự sống đời đời còn cần thiết hơn nữa. Vậy lương thực đó là gì? Thưa đó chính là Đức Giêsu Kitô, như Người đã nói trong Tin mừng hôm nay rằng: “ Tôi chính là bánh trường sinh. Ai đến với tôi không bao giờ phải đói; ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ”(Ga 6,35).

Đám đông người Do thái đang trở lại với cái đói sau khi được no nê mà không tốn một giọt mồ hôi hay một cắc bạc nào nhờ phép lạ hóa bánh ra nhiều của Đức Giêsu. Từ đó, họ nuôi tham vọng là biến Đức Giêsu trở thành một “cỗ máy sản xuất thức ăn” để giải quyết vấn đề của họ. Thế là họ ráo riết đi tìm Người. Khi gặp Đức Giêsu, họ chỉ mới hỏi Người “ Thầy đến đây bao giờ vậy?” là Người biết ngay ý định của họ: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông tìm tôi không phải vì các ông thấy dấu lạ nhưng là vì các ông đã được ăn no nê”(Ga 6,26). Sau đó, họ đã khôn khéo lái câu chuyện đến việc Thiên Chúa đã ban mana cho cha ông họ trong sa mạc như bài đọc 1 trích sách xuất hành đã trình bày. Từ sự kiện này, họ muốn Đức Giêsu cũng  làm như vậy để họ tin Người nhưng Người đã đưa họ đến một nhãn quan mới, một đối tượng tìm kiếm mới là lương thực đem lại sự sống vĩnh cửu. Đó chính là nhiệm tích Thánh Thể mà Người sẽ lập sau này.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nói rằng : “Thánh Thể, vốn là sự hiện diện ban ơn cứu độ của Đức Kitô trong cộng đoàn tín hữu và là của ăn thiêng liêng, là tài sản quý báu nhất mà Hội Thánh có được trong cuộc hành trình theo dòng lịch sử”(x. Thông điệp Ecclesia De Eucharistia, số 9). Qủa thật, đỉnh cao sự dâng hiến của Chúa Giêsu là cái chết đau thương trên thập giá và tột đỉnh tình yêu của Người là trao ban chính thịt máu mình trở nên lương thực trường sinh cho chúng ta. Nơi Thánh Thể, Chúa cho chúng ta khi lao nhọc và gánh nặng tìm được chốn nghỉ ngơi; khi đau buồn tìm được an ủi; khi yếu đuối tìm được động lực và chỗ dựa vững chắc; khi khốn cùng tìm được niềm hy vọng và khi cô độc tìm được người bạn chân thành.  Qua Thánh Thể, Chúa đưa chúng ta vào trong mối tương giao thân tình và sức sống thần linh của Ba Ngôi Thiên Chúa. Khi chúng ta thật sự cảm nếm được sức sống ấy, thực sự đi vào huyền nhiệm ấy thì chắc chắn chúng ta sẽ được biến đổi và được sống tình yêu Chúa cách tràn đầy hơn, như Chúa đã phán: “Ta đến để cho chiên ta được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Đó chính là lúc Thánh Thể khỏa lấp mọi sự đói khát của chúng ta. Chúng ta cần đến với Chúa Giêsu và tin thật Ngài đang sống, đang hiện diện đầy khiêm tốn và đích thực trong dấu chỉ tấm bánh.

   Tình yêu Thánh Thể quá nhiệm mầu khôn ví và hồng ân Thánh Thể thật cao quý. Thế mà thường ngày chúng ta đến với Chúa trong thái độ thờ ơ, vô cảm và nhàm chán. Khi linh mục đọc lời truyền phép thì ở dưới chúng ta lại đang gật gù trong giấc ngủ bù đêm qua, vì đêm qua chúng ta dành thời gian cho một trận cầu kịch tích, một bộ phim dài tập hay những cuộc chuyện trò lâu giờ… Rồi khi lên rước Chúa, chúng ta đi như một cái xác không hồn hay như một mắt xích rời rạc trong cái vận hành của tình yêu và lòng mến. Sau khi rước Chúa, thay vì chúng ta tin cùng nhớ sự hiện diện và kết hợp giữa Chúa với chúng ta thì chúng ta lại chóng quên. Vừa ra khỏi nhà nguyện là: thôi! Chúa đi đường Chúa còn con đi đường con. Do đó, trong Bài đọc 2 trích thư gởi Epheso, Thánh Phaolo đã mời gọi chúng ta rằng: “anhem hãy cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anhem phải để thần khí đổi mới tâm trí anh em”(Ep 4,22-23).

 Lạy Chúa Giêsu! Khi dâng Thánh lễ mỗi ngày, chúng con cử hành mầu nhiệm cuộc đời của Chúa; chúng con tham dự vào bàn tiệc sự sống và lãnh lấy lương thực cho sự sống đích thực. Đồng thời chúng con sống lại tâm tình tạ ơn của Chúa, là tâm tình của Người Con dâng lên Chúa Cha. Vì tạ ơn là đi vào mối tương giao tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa đến với chúng con và trở lại với Ngài. Hội dòng chúng con đang sống trong thời khắc ân sủng của Năm Thánh mừng bách chu niên Cha Tổ Phụ sáng lập hội dòng. Thật vậy, sống Năm thánh là chúng con đang chan hòa trong tâm tình tạ ơn. Tạ ơn Chúa đã đồng hành, nuôi nấng, gìn giữ hội dòng và mỗi cộng đoàn chúng con qua những bước thăng trầm của lịch sử, những biến động của thời đại và những tai hại của thế tục. Xin Chúa giúp hội dòngvà mỗi cộng đoàn chúng con được trở nên hội dòng, cộng đoàn thánh. Đó là ước muốn của vị Cha chung và là lễ tạ ơn đẹp đẽ nhất mà chúng con có thể dâng lên Chúa. Và xin Mẹ Maria- Người Phụ Nữ Thánh Thể chuyển cầu cho chúng con biết học với Mẹ nơi trường học của đức tin, đức cậy và đức mến, để cùng với Mẹ, chúng con liên lỉ khám phá mối tương quan tình yêu sâu xa giữa chúng con và Chúa Giêsu Thánh Thể. A men!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...