Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Mồng Ba Tết Kỷ Hợi ( FM. Phan Sa-PV)

Mồng Ba Tết Kỷ Hợi

FM. Phan Sa-PV

           Gặp nhau đầu năm ai cũng tay bắt mặt mừng: ông (bà, anh chị) khỏe không? Nhưng tiếp theo: Ông bà năm nay làm ăn ra sao? Công việc ổn định chứ? Vâng! Công việc làm ăn có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống con người, có khi quyết định hạnh phúc tương lai của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội. Ngày tết chúng ta chung chia niềm vui nỗi buồn với nhau, trao đổi công ăn việc làm…; nhưng không chỉ dừng lại ở đó, vì Giáo Hội muốn mời gọi Ki-tô hữu nhìn xa thấy rộng hơn về ý nghĩa thiêng liêng ngày mồng 3 Tết. Giáo Hội muốn mọi người hướng về Thiên Chúa- Đấng ban phát mọi ơn lành. Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đề cao giá trị của lao động: con người được Thiên Chúa đặt vào vườn địa đàng để canh tác & chăm sóc đất đai.(St2, 4b-9.15); chính đầu óc điều khiển cùng với đôi tay, nhờ đôi tay cung cấp tất cả cho đời sống con người. (Cv 20,32-35); hầu thăng tiến cuộc sống: ông giao năm nén tôi đã làm lợi 5 nén khác (Mt 25, 14-30).

Hôm nay, cùng chia sẻ với nhau trong năm mới Kỷ Hợi này, một năm được dự đoán đầy biến động. Vì năm 2019 là năm con heo (lợn) là con vật đứng cuối cùng trong 12 con giáp, một con vật sống gắn bó lâu đời với đời sống con người như chó, gà, mèo, trâu bò…

Thực tế nói tới con heo là chúng ta thường có những nhận định tiêu cực về con heo! Nào là ngu như heo; lười như heo chỉ biết ăn và ngủ! Nào là con heo là hình tượng của sự tham ăn uống, đam mê, nhục dục, giống như Trư Bát Giới (Phim Tây Du Ký) thấy đồ ăn là chảy nước miếng, thấy gái đẹp (dù biết là yêu tinh!) thì mắt chớp chớp liên tục, tỏ vẻ thèm khát! Thậm chí các bộ phim không lành mạnh thì người ta cũng gán cho danh từ “phim con heo”!

Trong Kinh Thánh cũng cho thấy heo là loài vật dơ bẩn, dân ngoại thì cho rằng thịt heo là đồ ăn ô uế nên thường phạt các tội nhân ăn thịt heo, nếu không ăn thì bị giết..(2Mcb7,1…). Chúa chữa người bị quỷ ám bằng cách cho quỷ nhập vào đàn heo lao xuống biển (Mc5, 11-13); hình ảnh đứa con hoang đàng phải đi chăn heo, đói quá cũng mong được ăn cám heo (Lc 15, 15-16) để diễn tả sự hèn kém tột bậc của hạng người bị gạt ra bên lề xã hội. Ngay Hồi Giáo, Do Thái Giáo cũng cấm không được ăn thịt heo…

Tuy nhiên, trong nền văn hóa Việt Nam hình ảnh con heo rất “ dễ thương”  và được trân trọng. Hình ảnh con heo được thể hiện rất sống động qua các bức tranh Đông Hồ, được in lịch treo tường trong các gia đình để diễn tả sự giàu sang, phú quý, bình an hạnh phúc.

Tổ tiên chúng ta cũng thấy giá trị kinh tế rất thực tế nơi con heo nên tục ngữ ca dao Việt Nam dạy:  “nuôi con không dạy không răn, thà rằng nuôi lợn mà ăn miếng lòng.” Hơn nữa,  bản sắc văn hóa Việt Nam dùng hình ảnh con heo vàng để diễn tả cho một biểu tượng về tài chính sung túc. Heo đất chỉ sự cần cù lao động, biết chắt chiu tiền bạc để phòng khi trái gió trở trời thì có ngân khoản chi phí chữa bệnh tật. Hình ảnh cái Đầu heo (thủ lợn) được coi là món sính vật không thể thiếu trong mâm cơm cúng giỗ, cưới hỏi, và  món giò heo, cháo đầu heo là món khoái khẩu của nhiều người. Ở Lào Cai (SaPa) có món đặc sản “heo ôm nách” (con heo có trọng lượng mà người ôm gọn trong nách, thì thịt rất ngon!), ngoài ra còn có loại bánh gây ấn tượng cho khách du lịch lại là Bánh da lợn! Trong ngành giải trí người ta cũng huấn luyện cho heo đá banh, nhảy dây, hát, đánh đàn… Như vậy, con heo là con vật cũng thật đáng yêu, với những đặc tính riêng rất phong phú và đa dạng! Heo, Xứng đáng được nằm trong danh sách 12 con giáp ngang hàng với Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ… Cho nên muôn loài, muôn vật được Thiên Chúa dựng nên đều có ích, và con người chỉ hơn nhau khi sử dụng đúng chức năng của từng loại và phân biệt từng vai trò của nó, đâu là chính đâu là phụ nhằm mưu ích cho cộng đồng, sự hơn nhau đó chính là Lao đông!

Bởi vậy, ý nghĩa thiêng liêng của Lao động rất đáng suy tư. Người Việt Nam chúng ta, vì ảnh hưởng nền văn minh “lúa nước” cùng với bản chất yêu thích, chăm chỉ lao động, nên có kinh nghiệm: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Làm nông hay tưới dưa (caphe) mà trời không mưa thì lấy đâu nước mà tưới (bó tay). Vì thế chúng ta vẫn thường nghe cha ông cầu nguyện: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước con uống, lấy ruộng con cày, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp (nuôi bò). Lời nguyện thật đơn sơ nhưng rất thâm thúy và xác tín: không có Chúa thì mọi sự là Zero. Chính Thánh Phaolo cũng nhấn mạnh : “Phaolo trồng, Apolo tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho mọc lên”.(1Cr3,6)

Ngược lại, thì cũng có người lười biếng , sống kiểu “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” nên quan niệm lao động là hình phạt do hậu quả của tội:  Hãy bươi đất nhặt cỏ mà ăn! Nhưng đó chỉ là một loại cắt nghĩa tiêu cực mà thôi!

Hôm nay, hãy noi gương cuộc đời Đức Giê-su- là một cuộc đời làm việc. Ngài nói rất rõ: Cha ta làm việc liên lỉ, thì Ta cũng làm việc (Ga 5, 17). Vì thế con người hãy ra công làm việc để lấy của nuôi thân chứ đừng lười biếng.Vì “ai không làm thì đừng có ăn” (2Tx 3,10)

Cho nên khi nghe nói: lao động là vinh quang! Nghe qua thì bình thường nhưng đối với người Kito Hữu thì cũng rất thâm thúy. Bởi vì:

*Nhờ lao động mà con người được vinh dự cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa.  Ai lao động, người đó là những con heo vàng của Thiên Chúa! Vì lao động, con người tìm được ý nghĩa và giá trị mục đích của công việc để làm gì, cho ai, vì ai. Nhờ lao động, con người có được nguồn tài chính phong phú để nuôi sống muôn loài, làm cho cuộc sống con người vui tươi bình an. Ngược lại, ai không lao động thì trở thành những con heo bị lở mồm long móng, ai lười lao động thì hóa ra con heo bị bệnh tai xanh cả tinh thần và thể xác.

*Nhờ lao động, con người được hòa nhập vào hoạt động của nhân loại, vũ trụ, thiên nhiên. Nhờ lao động, con người nhận ra giá trị thực sự của việc cộng tác, xây dựng, phát triển cuộc sống. Ai lao động, người đó là con heo đất của Thiên Chúa, người đó phát huy sức mạnh của trí tuệ Chúa ban, để tích trũ  kho tàng tinh thần, và ổn định nguồn thu vật chất hầu phục vụ mọi người.

*Hơn nưa, nhờ lao động, con người được đụng chạm tới vinh quang của Thiên Chúa. Vì tiếp nhận được ánh sáng Tin mừng qua từng công việc, nên khi lao động làm cho con người có óc sáng tạo, lạc quan, say mê dấn thân,  để sinh hoa lợi, không những 5 nén  mà còn gấp mấy lần 5 như thế. Do đó lao động trở thành một đầu heo chất chứa mọi tinh hoa của cuộc sống, với thành quả do bàn tay mình làm ra (Tu luât BĐ-ch. 48 ) pha lẫn với những giọt mồ hôi nước mắt, và trở thành một sính lễ thiêng liêng dâng lên Thiên Chúa mỗi ngày.

Trong đan viện, rất cảm kích hình ảnh các cha già, thầy già vẫn vui vẻ lao động, (mang bình xịt thuốc sâu cho các cây ăn quả, rau xanh…) nhưng với nét mặt vui tươi tin tưởng vào Chúa. Đối với các ngài: Lao động và cầu nguyện là một! như đan sĩ Điệp Lan Đình xác tín:

Phải đâu “cầu nguyện” bên Ngài

Rồi chia “Lao động” bên kia mức lằn,

Nhưng là kết hợp tinh thần

Hai bên cùng gặp “đồng thân” một luồng.

                                                                  

Các bậc cha anh chúng ta trong đan viện đã giúp chúng ta nhận ra: lao động có giá trị cứu độ và thánh hóa con người. Lao động là quy luật của tình yêu và có giá trị tình yêu. Lao động không phải là cho vay nặng lãi, lừa đảo nhau “treo đầu dê bán thịt chó!” Không phải là ăn thua đủ trong cờ bạc, không phải là tham nhũng, hối lộ. Trái lại khi lao động chân chính thì con người càng trở nên giống Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã âm thầm lao động vất vả để dạy chúng con nghiệm ra giá trị của lao động, để được nên giống Chúa hơn, xin thánh hóa mọi công ăn việc làm của chúng con để cho Danh Chúa hiển sáng và cuộc đời chúng con được nồng ấm trong tình Chúa và tình người. Amen!

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...