MÙA CHAY, THỜI KỲ BIẾN ĐỔI (Lent, a time of the transformation)
Mùa xuân là thời gian mong đợi.
Mùa đông đã tàn, và tất cả chúng ta bắt đầu tìm kiếm những dấu hiệu của một đời sống mới. Mặt trời đang gần chúng ta hơn, và trái đất cũng dần ấm lên. Chúng ta có thể cảm nhận một cảm giác mới mẻ trong gió, cảm giác một điều gì đó tuyệt vời đang diễn ra xung quanh chúng ta. Hoa bắt đầu nở; lá bắt đầu đâm chồi; chim bắt đầu hót; và ngay cả trái đất cũng có một mùi hương thơm mát và sống động.
Đối với những người làm vườn, mùa xuân cũng là thời điểm để xới đất, gieo hạt. Để có một vụ mùa bội thu, chúng ta phải theo dõi kĩ lưỡng nhịp điệu của nắng và mưa, đồng thời để ý xem có dấu hiệu tăng trưởng nào không. Chúng ta kinh ngạc trước mầu nhiệm sáng tạo của Thiên Chúa khi suy ngẫm về mối tương quan giữa đất, mặt trời, hạt giống và nước khi chúng kết hợp với nhau để tạo ra sự sống mới.
Mùa Chay có mối liên hệ với mùa xuân và tất cả những gì nó gợi lên trong tâm trí chúng ta. Từ “Lent” bắt nguồn từ từ lencten trong tiếng Anh Cổ , có nghĩa là kéo dài và đề cập cụ thể đến việc kéo dài các ngày trong mùa xuân. Giống như sự đối chiếu của nó trong thế giới tự nhiên, Mùa Chay là mùa mà chúng ta biết trước và chuẩn bị cho cuộc sống mai sau. Đó là thời gian xới đất trong tâm hồn chúng ta, gieo mầm đức tin và tình yêu, và háo hức chờ đợi thành quả từ những nỗ lực của chúng ta vào Lễ Phục Sinh.
Bốn mươi ngày Mùa Chay gợi lại thời gian ông Môsê ở trên Núi Sinai (Xh 24, 18), bốn mươi ngày của ngôn sứ Ê-li-a trong sa mạc (1V 19, 8), và đặc biệt là thời gian thử thách của Chúa Giê-su trong hoang địa (Mt 4, 2). Như mọi khi, Thiên Chúa mời gọi chúng ta trong Mùa Chay này hãy suy ngẫm về cuộc sống của chúng ta, cả về cá nhân lẫn tập thể với tư cách là dân của Người. Mô-sê, Ê-li-a và Chúa Giê-su đã thân mật với Thiên Chúa một cách đặc biệt trong bốn mươi ngày suy tư và cầu nguyện. Chúng ta cũng có thể cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa sâu sắc hơn khi chúng ta đến gần Ngài và suy ngẫm về tất cả những gì Ngài đã ban cho chúng ta trong Phép Rửa, và khi chúng ta cầu xin Ngài giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự yếu đuối của chúng ta (x. Cđ Vat II, Hiến chế về Phụng vụ Thánh, 109) .
Hãy nghĩ xem việc trồng một khu vườn sẽ như thế nào. Liệu bạn có còn xới đất, gieo hạt và kiên nhẫn theo dõi cây trồng nếu bạn không còn hy vọng cho bất kì sự phát triển nào khác nữa? Liệu bạn có dành thời gian, tiền bạc và năng lượng của mình mà không vì bất kì điều gìkhác? Dĩ nhiên là không. Chúng ta trồng vì chúng ta mong đợi thu được một số lợi nhuận, một số trái cây do công sức của chúng ta. Với ý nghĩ này, chúng ta có thể hiểu Thiên Chúa là Cha của chúng ta đã cam kết với Giáo hội mật thiết như thế nào. Thiên Chúa yêu công trình sáng tạo của mình. Ngài yêu thương từng người một. Ý định của Ngài là Giáo hội ấy sẽ sinh hoa kết trái lâu dài, không thể lay chuyển và bất tận. Với đầy tình yêu thương, Thiên Chúa chờ đợi sự đền đáp xứng đáng về tất cả những gì Ngài đã ban cho chúng ta.
Mùa Của Hy vọng. Mùa chay là mùa hy vọng. Niềm hy vọng của chúng ta nằm trong sự thật rằng Chúa Giêsu đã đánh bại tội lỗi. Ngài đã giải cứu chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi, và Ngài sẽ tiếp tục giải cứu chúng ta với quyền năng ngày càng gia tăng. Ngài khao khát tập hợp con cái lại với nhau trong vòng tay của mình (Mc 10, 16). Chúng ta có hy vọng bởi vì Thiên Chúa ở với chúng ta, và không ai có thể chống lại chúng ta (Rm 8, 31-32). Ngài đứng về phía chúng ta, mong muốn ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần để chúng ta ngày càng trở nên giống hình ảnh Con của Ngài, là Chúa Giê-su.
Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngài sẽ chỉ cho chúng ta con đường đến ngôi nhà vĩnh cửu của chúng ta, và khi chúng ta đang trên cuộc hành trình, Ngài sẽ cưu mang chúng ta trong thân thể của Ngài. Trong lòng thương xót của Người, Người đã không để chúng ta bơ vơ, nhưng đã ban cho chúng ta những món quà tuyệt vời để giúp chúng ta theo Người – là đức tin và ân sủng, Mình và Máu Người trong Bí tích Thánh Thể, những ơn thánh hóa và những ơn thiêng liêng. Thiên Chúa của chúng ta tuyệt vời biết bao, thật tuyệt vời khi chúng ta có thể thấy cuộc sống của mình thay đổi để phản ánh cuộc sống của Ngài ngày càng nhiều hơn!
Mỗi Mùa Chay, Thiên Chúa cũng như một người nông dân, muốn gieo những hạt giống trong Giáo Hội và ngắm nhìn chúng nảy mầm. Ngài háo hức chờ đợi để được nhìn thấy hoa trái mới, cả trong cuộc sống của chúng ta cũng như các khu dân cư và cộng đồng của chúng ta. Ngài muốn thấy dân của mình trải nghiệm tất cả ân sủng và quyền năng mà họ nhận được khi được chịu phép rửa. Ngài khao khát được thấy Giáo hội của mình tỏa sáng như một ánh sáng cho thế giới khi dân chúng rao truyền Phúc âm bằng lời nói và hành động yêu thương.
Hạt giống của Phép Rửa. Chúng ta hãy xem “quá trình biến đổi” có thể giúp chúng ta hiểu cách chúng ta có thể phát triển Mùa Chay này. Tiến trình bắt đầu với Phép rửa, khi chúng ta được kết hợp với Chúa Giê-su trong cái chết và sự phục sinh của Ngài (Rm 6, 3-5). Trong Phép Rửa, chúng ta đã được ban cho, dưới dạng hạt giống, mọi thứ cần thiết để trở nên hoàn hảo như Cha chúng ta trên trời là Đấng hoàn hảo (Mt 5, 48); chúng ta được đưa từ sự chết của tội lỗi vào sự phục sinh của Chúa Giêsu. Tất cả những điều này là công việc của ân sủng tuyệt vời của Thiên Chúa, được ban cho mọi người một cách tự do (Tt 3, 5-6).
Thật tuyệt vời, Phép Rửa Tội chỉ là bước khởi đầu của cuộc đời chúng ta với Thiên Chúa. Khi chúng ta trưởng thành, Thiên Chúa muốn chúng ta trải nghiệm thực tế và sự bảo đảm đầy hy vọng về tất cả các ơn lành mà chúng ta đã nhận được. Cũng như các bậc cha mẹ muốn thấy con cái của họ trưởng thành, thì Thiên Chúa cũng muốn thấy chúng ta lớn lên trong đức tin của mình và nhận toàn quyền thừa kế của chúng ta như con trai và con gái của Ngài.
Không chỉ thiếu chín chắn trong đức tin, chúng ta còn yếu đuối và dễ phạm tội. Đắm mình trong thế giới tội lỗi, chúng ta có khuynh hướng rối loạn (“xác thịt”) phạm tội cá nhân. Do đó, kinh nghiệm của chúng ta về ân sủng của Phép Rửa thường bị cản trở bởi sự non nớt và tội lỗi cá nhân của chúng ta.
Chúa Thánh Thần muốn nuôi dưỡng chúng ta mỗi ngày để chúng ta có thể tiến tới sự trưởng thành về thiêng liêng. Giống như Thiên Chúa đã bảo ngôn sứ Êdêkien ăn cuộn lời Ngài (Ed 3, 1-4), Chúa Thánh Thần muốn nuôi dưỡng chúng ta bằng lời Chúa – mỗi ý tưởng của Ngài. Chúa Thánh Thần cũng mời gọi chúng ta đến gần Chúa Cha trong lời cầu nguyện và rước Mình và Máu Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Nhờ công việc ân cần của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể được biến đổi nên giống Thiên Chúa và ngày càng yêu mến Ngài hơn. Chúa Thánh Thần sẽ cho phép chúng ta đối xử với người khác như chính chúng ta muốn được đối xử (x. Mt 7, 12). Chúng ta sẽ muốn yêu người khác và tiếp nhận lời kêu gọi của Chúa Giêsu để chia sẻ Phúc Âm.
Chúa biết rằng tất cả chúng ta đều phạm tội. Với lòng thương xót của mình, Ngài muốn tiết lộ cho chúng ta thấy sự bất toàn và tội lỗi của chúng ta để chúng ta có thể ăn năn và được tự do (x. Ga 16, 13). Bằng cách chọn lựa đón nhận sự hòa giải, chúng ta chọn quay lưng lại với tội lỗi và quay về với Thiên Chúa. Sự hối cải dẫn chúng ta đến sự hoán cải sâu sắc hơn và niềm vui lớn hơn khi chúng ta thấy đời sống của mình được trưởng thành trong Chúa Thánh Thần.
Trong quá trình biến đổi này, Thiên Chúa muốn ban ân sủng của Ngài trên chúng ta. Ân sủng là quyền năng của Thiên Chúa hoạt động trong cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta hướng về Chúa Thánh Thần trong lời cầu nguyện, trong Thánh lễ, hoặc khi chúng ta đọc Kinh Thánh hoặc các tác phẩm tâm linh khác, Chúa ban tràn đầy ân sủng cho chúng ta. Chúng ta trải nghiệm tình yêu Ngài. Chúng ta biết bình an, ngay cả hạnh phúc, khi chúng ta lớn lên trong ước muốn làm vui lòng Chúa, Đấng đã vô cùng tốt lành với chúng ta.
Sức mạnh của Ân sủng Thiên Chúa. Ân sủng giúp chúng ta ăn năn và sống theo khuôn mẫu của Thiên Chúa. Nhờ quyền năng của ân sủng Thiên Chúa, chúng ta thấy mình ngày càng chán chường với tội lỗi, thậm chí đến mức ghét tội lỗi và tác động của nó đến cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của gia đình chúng ta. Chúng ta thấy mình cầu nguyện nhiều hơn, cầu xin Chúa Thánh Thần ban sức mạnh để chống lại sự cám dỗ và quay lưng lại với tội lỗi. Khi chúng ta thấy tội lỗi của mình, chúng ta không nản lòng; chúng ta tràn đầy hy vọng, biết rằng qua sự ăn năn, chúng ta có thể trở về với Cha, Đấng ban tràn đầy lòng thương xót và bình an cho chúng ta. Chúng ta tìm kiếm sự tha thứ và hòa giải, và cần biết rằng điều đó không đạt được nhờ sức mạnh của chúng ta, nhưng là nhờ có Chúa Thánh Thần ngự trị. Tất cả những điều này là nhờ quyền năng của ân sủng Thiên Chúa đã biến đổi chúng ta bởi tình yêu của Ngài.
Trong những ngày mùa xuân kéo dài này, chúng ta hãy cầu xin ChúaCha ban cho ân sủng để chúng ta trưởng thành trong phép rửa và từ bỏ tội lỗi. Người cho ta nắng xuân thì cũng sẽ làm cho mùa xuân hồng ân tuôn chảy một cách tự do hơn. Chúng ta chỉ cần kêu cầu, mở lòng và sẽ nhận được ân sủng của Người.
Hy vọng sự trông đợi của chúng ta có thể được biến đổi theo khuôn mẫu của Đức Kitô. Tâm trí của chúng ta có thể được đổi mới khi Thiên Chúa, Cha của chúng ta biến đổi chúng ta theo kế hoạch của Ngài, chứ không phải theo cách thế gian (x. Rm 12, 2). Mùa Chay là thời gian mà chúng ta có thể mong đợi Chúa biến đổi Giáo hội qua ân sủng của Ngài. Khi chúng ta chọn chấp nhận ân sủng của Ngài, nó sẽ trở thành một phần của chúng ta và biến đổi chúng ta một cách xuyên suốt.
Mùa xuân thiên nhiên thay đổi hàng năm. Hoa bắt đầu nở, đất sống lại, không khí trở nên ấm áp mời gọi. Tương tự, mùa Chay tâm hồn là thời gian để tìm kiếm sự thay đổi đáng kể. Giống như Thiên Chúa tuôn đổ một mùa xuân mới của sự sống trong thiên nhiên, thì Ngài cũng háo hức tuôn đổ một mùa xuân mới trong tâm hồn chúng ta để canh tân và làm mới Giáo hội của Ngài. Mùa Chay này, khi hướng về Thiên Chúa, chúng ta hãy đặc biệt suy tư về phép rửa của chúng ta, và về ơn ăn năn, với sự bảo đảm rằng Thiên Chúa sẽ sinh hoa trái dồi dào trong đời sống chúng ta và trong Giáo hội.
Lent, a Time of Transformation
God gives us the grace to see sin and also to repent.
Dịch giả: Theophane Đoàn Văn Quý, O.Cist.
Dịch từ bản Tiếng Anh:
Spring is a time of anticipation.
Winter has faded, and we all begin to look for signs of new life. The sun is closer to us and the earth is warmer. We can feel a sense of newness in the wind, a feeling that something wonderful is going on around us. Flowers begin to bloom; leaves start to bud; birds begin to sing; even the earth smells fresh and vital.
For those who garden, spring is also a time for tilling the ground and planting seeds. Looking for a good harvest, we watch closely the rhythms of sun and rain and keep an eye out for any signs of growth. We stand in awe of the mystery of God’s creation as we ponder the relationship between soil, sun, seeds, and water as they work together to produce new life.
The season of Lent is related to spring and all that it evokes in our minds. The word “Lent” comes from the Old English word lencten, which means to lengthen and refers specifically to the lengthening of days in the springtime. Like its counterpart in the natural world, Lent is the season when we anticipate and prepare for the new life to come. It is a time of tilling the soil of our hearts, planting the seeds of faith and love, and watching eagerly for the fruit of our efforts at Easter.
The forty days of Lent recall the time that Moses spent on Mount Sinai (Exodus 24:18), Elijah’s forty days in the desert (1 Kings 19:8), and, more specifically, Jesus’ time of testing in the wilderness (Matthew 4:2). As always, God invites us during this season of Lent to reflect on our lives, both individually and together as his people. Moses, Elijah, and Jesus were especially close to God during their forty days of reflection and prayer. We too can experience the Lord’s love more deeply as we draw close to him and reflect on all he has given us in Baptism and as we ask him to free us from our sins and weaknesses (see Vatican II, Constitution on Sacred Liturgy, 109).
Think of what it’s like to plant a garden. Would you till the soil, plant the seeds, and faithfully monitor the crops if you had no hope for any growth? Would you spend your time, money, and energy for nothing? Of course not. We plant because we expect some return, some fruit, for our labors. With this in mind, we can understand how deeply God our Father is committed to the Church. God loves his creation. He loves each and every person. His intention that his Church bear lasting fruit is unshakable and unending. Full of love, God looks for a fruitful return on all he has given us.
A Season of Hope. Lent is a season of hope. Our hope rests in the fact that Jesus has defeated sin. He has delivered us from the bondage of sin and he will continue to deliver us with ever-increasing power. How he longs to gather his children together in his embrace (Mark 10:16). We have hope because God is for us, and no one can stand against us (Romans 8:31-32). He is on our side, eager to give us everything we need to grow more and more into the image of his Son, Jesus.
God will never abandon us. He will show us the way to our eternal home, and as we travel along the way, he will form us into his body. In his mercy, he has not left us helpless, but has given us wonderful gifts to help us follow him—faith and grace, his Body and Blood in the Eucharist, sanctifying gifts, and spiritual gifts. How wonderful is our God, so wonderful that we can see our lives change to reflect his life more and more!
Every Lent, God, like a farmer, wants to plant seeds in the Church and watch them spring up. He eagerly waits to see new fruit, both in our own lives and in our neighborhoods and communities. He wants to see his people experience all the grace and power they received when they were baptized. He longs to see his Church shine as a light to the world as the people proclaim the gospel in words and in acts of love.
The Seed of Baptism. Let’s take a look at how a “transformation process” can help us understand how we can grow this Lent. The process begins with Baptism, when we are united with Jesus in his death and resurrection (Romans 6:3-5). In Baptism we were given, in seed form, everything necessary to be perfect as our heavenly Father is perfect (Matthew 5:48); we were brought from the death of sin into Jesus’ resurrection. All of this is the work of God’s wonderful grace, freely given to all (Titus 3:5-6).
Wonderful as it is, Baptism is just the beginning of our life with God. As we mature, God wants us to experience the reality and hopeful assurance of all the blessings we have received. Just as parents want to see their children mature, so God wants to see us grow up in our faith and enter into our full inheritance as his sons and daughters.
Not only are we immature in faith, we are also weak and vulnerable to sin. Immersed in a sinful world, we have a disordered tendency (the “flesh”) to commit personal sins. Consequently, our experience of the grace of Baptism is often hindered by our immaturity and our personal sins.
The Holy Spirit wants to nourish us every day so that we can move toward spiritual maturity. Just as God told Ezekiel to eat the scroll of his word (Ezekiel 3:1-4), the Spirit wants to feed us with the word of God—God’s very thoughts. The Spirit also invites us to draw closer to our Father in prayer and to receive Jesus’ Body and Blood in the Eucharist. Through the gracious work of the Spirit, we can be transformed into God’s likeness and come to love him more and more. The Holy Spirit will enable us to treat others as we ourselves would like to be treated (Matthew 7:12). We will want to love other people and take up Jesus’ call to share the gospel.
God knows that we all sin. In his mercy, he wants to reveal our sins and imperfections to us so that we can repent and be free (John 16:13). By choosing reconciliation, we choose to turn away from sin and toward God. Repentance leads to deeper conversion and greater joy as we see our life in the Spirit mature.
In this transformation process, God wants to shower his grace upon us. Grace is the power of God made active in our lives. As we turn to the Holy Spirit in prayer, at Mass, or as we read Scripture or other spiritual writings, God fills us with grace. We experience his love. We know peace, even happiness, as we grow in our desire to please the Lord who has been so good to us.
The Power of God’s Grace. Grace empowers us to repent and follow a more godly pattern. Through the power of God’s grace, we find ourselves increasingly uncomfortable with sin, even to the point of hating sin and its impact on our lives and the lives of our families. We find ourselves praying more, asking the Spirit for strength to resist temptation and turn away from sin. When we do see our sin, we are not discouraged; we are filled with hope, knowing that through repentance we can return to the Father who fills us with mercy and peace. We seek forgiveness and reconciliation, knowing that it is not achieved through our strength but by the indwelling Spirit. All of this is the power of God’s grace to transform us by his love.
During these lengthening days of spring, let us ask our Father for the grace to mature in our baptism and to turn away from sin. He who gives us the spring sunshine will also make the springtime of grace flow more freely. We need only ask, be open, and receive his grace.
Hope is the expectation that we can be transformed into the pattern of Christ. Our minds can be renewed as God our Father forms us according to his plan, not according to the ways of the world (Romans 12:2). Lent is a time when we can expect to see God change the Church through his transforming grace. As we choose to accept his grace, it will become a part of us, transforming us through and through.
The natural season of spring brings change every year. Flowers begin to bloom, the earth comes back to life, the air becomes warm and inviting. Similarly, the spiritual season of Lent is a time to look for significant change. Just as God pours out a new spring of life in the natural realm, he is likewise eager to pour out a new spring of life in our hearts to renew and refresh his Church. This Lent, as we look to God, let us reflect especially on our baptism, and on the gift of repentance, with the assurance that God will produce abundant fruit in our lives and in our Church.