Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

Mười điểm chính của Tông huấn Amoris Laetitia

WHĐ (10.04.2016) ­­– Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục Amoris Laetitia (Niềm vui Tình yêu) của Đức Thánh Cha Phanxicô vừa được công bố ngày thứ Sáu 08 tháng Tư 2016. Tông huấn là thành quả của hai Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình: Khoá ngoại thường (tháng Mười 2014) với chủ đề “Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công cuộc loan báo Tin Mừng” và Khoá thường lệ (tháng Mười 2015) với chủ đề “Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo hội và trong thế giới ngày nay”, cùng với những góp ý của Giáo hội tại khắp nơi trên khắp thế giới.

Tông huấn chủ yếu là tài liệu suy tư về đời sống gia đình và khích lệ các gia đình; nhưng cũng là lời nhắc nhở của Đức Thánh Cha rằng Giáo hội cần tránh việc chỉ phán xét con người và áp đặt luật lệ cho họ mà không nhìn đến những phấn đấu của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định giáo huấn của Giáo hội về đời sống gia đình và hôn nhân, nhưng đồng thời nhấn mạnh vai trò của lương tâm cá nhân và sự phân định mục vụ. Ngài mời gọi Giáo hội lưu tâm đến hoàncảnh sống của con người để giúp họ có quyết định đúng. Mục tiêu là giúp đỡ các gia đình –thực tế là giúp chomọi người– cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa và biết rằng họ được Giáo hội ân cần chào đón. Tất cả nhữngđiều này đòi hỏi phải có “phương pháp mục vụ mới” (199), theo kiểu nói của Đức Thánh Cha.

Sau đây là mười điểm chính của Tông huấn Amoris Laetitia (*):

  1. Giáo hội cần phải hiểu các gia đình và các cá nhân trong tất cả sự phức tạp của họ. Giáo hội cần phải gặp gỡ họ ở nơi họ đang sống. Thế nên các mục tử phải “tránh những xét đoán không lưu tâm đến tính phức tạp của những hoàn cảnh khác nhau” (296). Không được “đóng khung hoặc xếp loại con người một cách quá cứng nhắc mà không dành chỗ cho sự phân định mang tính mục vụ và riêng biệt” (298). Nói cách khác, không có một tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi người. Mọi người đều được khuyến khích sống theo Phúc Âm, nhưng cũng cần được đón nhận vào trong một Giáo hội biết trân trọng những phấn đấu của riêng họ và đối xử với họ với lòng thương xót. Cần tránh kiểu suy nghĩ rằng “mọisự không trắng thì đen” (305). Và Giáo hội không thể dùng luật lệ luân lý như “những tảng đá đè nặng trên cuộc sống con người” (305). Tóm lại, Đức Thánh Cha kêu gọi phải có sự cảm thông, thương xót và đồng hành.
  2. Vai trò của lương tâm là tối quan trọng trong những quyết định về luân lý. “Lương tâm cá nhân cần phải được hợp nhất với thực hành của Giáo hội trong những hoàn cảnh vốn vượt khỏi sự hiểu biết của chúng ta về hôn nhân một cách khách quan” (303). Nghĩa là, xác tín truyền thống về phán quyết cuối cùng của lương tâm cá nhân trong đời sống luân lý đã bị quên lãng. Giáo hội được “kêu gọi huấn luyện lương tâm, chứ không phải thay thế lương tâm” (37). Phải, Đức Thánh Cha nói, đúng là lương tâm cần phải được huấn luyện nhờ giáo huấn của Giáo hội. Nhưng lương tâm không chỉ có mỗi việc đánh giá điều gì là đúng hay sai đối với giáo huấn của Giáo hội. Lương tâm còn có thể nhận ra điềuThiên Chúa đòi hỏi nhờ “một sự chắc chắn nào đó về luân lý” (303). Vì thế, các mục tử cần giúp đỡ các tín hữu không chỉ tuân theo lề luật, mà còn biết “phân định”, tức là đưa ra quyết định sau khi cầu nguyện (304).
  3. Người Công giáo ly dị và tái hôn cần phải được hội nhập vào Giáo hội đầy đủ hơn. Bằng cách nào? Bằng cáchxem xét các chi tiết cụ thể hoàn cảnh của họ, bằng cách ghi nhận “những tình tiết giảm nhẹ, khuyên bảo họ ở “tòatrong” (nghĩa là cuộc nói chuyện riêng giữa linh mục và người ấy hoặc cả hai vợ chồng), và bằng cách tôn trọng điều này: lương tâm của một người có quyền quyết định cuối cùng về mức độ tham gia vào đời sống Giáo hội (305, 300). (Ở đây không nói về việc rước lễ, nhưng đó là một khía cạnh truyền thống của sự “tham dự” vào đời sống Giáo hội). Các đôi vợ chồng ly dị và tái hôn cần cảm thấy mình thuộc về Giáo hội. “Họ không bị vạ tuyệt thông và không nên được đối xử như vậy, vì họ vẫn thuộc về Giáo hội” (243).
  4. Mọi thành viên trong gia đình cần được khuyến khích sống đời sống Kitô hữu tốt. Phần lớn nội dung Amoris Laetitia gồm các suy niệm Phúc Âm và giáo huấn của Giáo hội về tình yêu, gia đình và trẻ em. Nhưng nó cũng bao gồm rất nhiều lời khuyên thiết thực của Đức Thánh Cha, có khi trích từ những bài huấn dụ và bài giảng về gia đình. Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các đôi vợ chồng rằng một cuộc hôn nhân tốt đẹp là một “tiến trình động” và mỗi bên phải chịu đựng những gì không hoàn hảo. “Tình yêu không buộc phải hoàn hảo để cho chúng ta ca tụng” (122, 113). Với tư cách mục tử, Đức Thánh Cha khuyến khích không chỉ các đôi vợ chồng đã kết hôn, nhưng cả những người đính hôn, những người sắp làm mẹ, cha mẹ nuôi, người góa bụa, cũng như cô dì, chú bác, và các ông bà. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đừng ai cảm thấy mình không quan trọng hoặc bị loại ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.
  5. Chúng ta không nên nói về những người “sống trong tội” nữa. Đức Thánh Cha nói rõ: “Không thể đơn giản nói rằng tất cả những người sống trong ‘hoàn cảnh bất thường’ là sống trong tình trạng mắc tội trọng” (301). Những ngườisống trong ‘hoàn cảnh bất thường’, hoặc các gia đình không-truyền-thống, chẳng hạn các bà mẹ đơn thân, cần được“cảm thông, an ủi và đón nhận” (49). Khi nói đến những người này, mà thực ra với tất cả mọi người, Giáo hội cầnchấm dứt cách áp dụng luật luân lý, như thể chúng là –theo kiểu nói sống động của Đức Thánh Cha– “những tảng đá đè nặng trên cuộc sống con người” (305).
  6. Điều áp dụng được ở nơi này có thể không áp dụng được ở nơi khác. Đức Thánh Cha không chỉ nói về các cá nhân, nhưng còn về mặt địa lý nữa. “Mỗi quốc gia hoặc khu vực … có thể tìm kiếm các giải pháp phù hợp hơn với nềnvăn hóa của mình và nhạy cảm với những truyền thống của mình và nhu cầu của địa phương mình” (3). Thậm chí điềucó ý nghĩa mục vụ ở nước này có thể không đúng ở nước khác. Vì lý do này và nhiều lý do khác, như Đức Thánh Chanói ở phần đầu của Tông huấn, không phải mọi vấn đề đều có thể được giải quyết bởi huấn quyền (3).
  7. Mặc dù giáo huấn truyền thống về hôn nhân đã rõ, nhưng Giáo hội không nên chất gánh nặng cho con người với những kỳ vọng không thực tế. Hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ, là bất khả phân ly; và hôn nhân đồng giới không được xem là hôn nhân. Giáo hội tiếp tục đưa ra lời mời gọi xây dựng hôn nhân lành mạnh. Đồng thời,Giáo hội cũng thường áp đặt trên con người một “lý tưởng thần học giả tạo về hôn nhân”, tách khỏi cuộc sống đời thường của con người (36). Có khi những lý tưởng này trở thành “gánh nặng to lớn”(122). Vì thế, các chủng sinh và linh mục cần được đào tạo tốt hơn để thấu hiểu những phức tạp trong đời sống hôn nhân của con người. “Các thừa tác viên có chức thánh thường thiếu sự đào tạo cần thiết để đối phó với các vấn đề phức tạp mà các gia đình đang phải đối mặt” (202).
  8. Trẻ em phải được giáo dục về giới tính và tính dục. Trong một nền văn hóa thường thương mại hóa và hạ giá những diễn tả tính dục, trẻ em cần phải hiểu biết về giới tính trong “khung cảnh rộng lớn hơn của một nền giáo dục cho tình yêu và trao hiến cho nhau” (280). Đáng buồn thay, thân xác thường được xem đơn giản chỉ như “một đồ vật để sử dụng” (153). Giới tính luôn phải được hiểu là mở ra để đón nhận món quà của sự sống mới.
  9. Những người đồng tính cần được tôn trọng. Đang khi hôn nhân đồng giới là không được phép, Đức Thánh Cha nói rằng ngài muốn tái khẳng định “trước hết” rằng người đồng tính cần phải được “tôn trọng trong phẩm giá của họ vàđược đối xử ân cần, và phải cẩn thận tránh ‘mọi dấu hiệu phân biệt đối xử bất công’, nhất là bất kỳ hình thức công kíchhoặc bạo lực nào”. Gia đình có người LGBT [đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới] cần được Giáo hội và các mục tử“hướng dẫn mục vụ với lòng tôn trọng” để người đồng tính có thể thực hiện trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa trong đờisống của họ (250).
  10. Mọi người đều được đón nhận. Giáo hội phải giúp đỡ các gia đình bất cứ gia đình ấy thuộc kiểu nào, và mọingười bất cứ ở trong hoàn cảnh sống nào, vì, ngay cả trong những khiếm khuyết của họ, họ vẫn được Thiên Chúa yêu thương và có thể giúp cho người khác cảm nghiệm tình yêu ấy. Tương tự như vậy, các mục tử phải làm sao cho mọi người thấy mình được ân cần tiếp đón ở trong Giáo hội. Amoris Laetitia đề ra nhãn quan về một Giáo hội mục tử vàthương xót, khích lệ mọi người cảm nghiệm “niềm vui tình yêu”. Gia đình là một phần thiết yếu tuyệt đối của Giáo hội, bởi vì xét cho cùng, Giáo hội chính là “gia đình của các gia đình” (80).

Minh Đức chuyển ngữ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tông huấn Laudate Deum (Hãy ngợi khen Thiên Chúa)

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ Tông huấn LAUDATE DEUM (Hãy Ngợi Khen Thiên Chúa) Gửi tất cả tất cả mọi người thiện chí về sự khủng hoảng khí hậu Ban...

Thông điệp “LAUDATO SI”, của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô.

THÔNG ĐIỆP "LAUDATO SI" CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ VỀ “CHĂM SÓC NGÔI...

Giới thiệu tổng quát về Công đồng Vaticano II

  Lời Giới Thiệu Tổng Quát Về Công ÐồngSứ...

Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II: “Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo”

  Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II   Tuyên Ngôn về Giáo...

Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II: ” Sắc Lệnh Về Ðào Tạo Linh Mục – Optatam Totius”

  Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II   Sắc Lệnh Về Ðào...

Tông Sắc mở Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót

  MISERICORDIÆ VULTUS DUNG MẠO LÒNG THƯƠNG XÓT Tông Sắc mở...

Vaticano II: “Gaudium Et Spes”

  Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới...

Công đồng Vaticano II: Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium)

  Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium)     Lời Giới...

Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II: Sắc Lệnh Về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội – Inter Mirifica

  Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II   Sắc Lệnh Về các...

Công đồng Vaticano II: Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội – Lumen Gentium

  Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium Prepared for...

Công đồng Vaticano II: “Sắc Lệnh về Các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương (Orientalium Ecclesiarum)”

  Sắc Lệnh về Các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương Orientalium...

Công đồng Vaticano II: “Sắc Lệnh về Hiệp Nhất – UNITATIS REDINTEGRATIO”

  Công đồng Vaticano II: "Sắc Lệnh về Hiệp Nhất...