Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

NGÀY 02-11: CHÂN LÝ CUỐI CÙNG: ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT

Thánh lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời

Lễ III

CHÂN LÝ CUỐI CÙNG

2Mcb 12,43-45; Kh 21,1-5a.6b-7;  Ga 11,17-27

 

Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Lời Chúa trong thánh lễ thứ ba cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, dạy ta những chân lý cuối cùng rất quan trọng cho đời sống.

Chân lý thứ nhất: Chúa là khởi thuỷ và cùng đích. Trong sách Khải huyền Chúa nói: “Ta là Alfa và Omega, là Khởi Nguyên và Tận Cùng.” Câu này có ba ý nghĩa. Thứ nhất: Trước khi có mọi sự đã có Chúa. Sau khi mọi sự qua đi Chúa vẫn hiện hữu. Thứ hai: Mọi sự đều do Chúa dựng nên. Thứ ba: Mọi sự đều phải quy về Chúa.

Chân lý thứ hai: Mọi sự đời này chóng qua. Thánh Gioan được thị kiến thấy thế giới này là “trời cũ đất cũ sẽ biến mất, và biển cũng không còn nữa.” Trời, đất, sông, núi, biển khơi là những thứ được coi là bền vững nhưng rồi cũng biến tan khi đến thời hạn. Huống hồ là con người rất mỏng dòn mong manh.

Chân lý thứ ba: Mọi người sẽ sống lại. Chúa dựng nên con người không phải để chúng tàn lụi đi. Nhưng là để phát triển đến viên mãn. Vì thế con người chết rồi sẽ sống lại. Đó là điều Maccabê tin tưởng. Như sách Maccabê ghi lại: “Ông Giuđa Macabê quyên góp được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng hy lễ tạ tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại.

Chân lý thứ tư: Chúa Kitô là nguồn ơn cứu độ. Chúa dựng nên con người để họ sống với Chúa. Nhưng vì con người nghe lời ma quỷ phạm tội chống lại Chúa nên họ phải chết. Chúa Giêsu Kitô đã chịu chết và đã phục sinh để con người được sống lại. Như lời Chúa khẳng định với bà Martha: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.

Chân lý cuối cùng: Tất cả là tình yêu. Có người thắc mắc: Tại sao Chúa không dựng nên con người và vũ trụ một lần cho xong. Cho họ hưởng hạnh phúc thiên đàng ngay tức khắc. Tại sao phải đi đường vòng qua cái chết. Mất công cho Con Một Chúa giáng trần, chịu đau khổ, chịu chết. Rồi cuối cùng mới làm cho con người sống lại? Đó là một câu hỏi rất cơ bản.

Chúa làm tất cả vì tình yêu. Chúa là Tình Yêu. Chúa dựng nên con người vì tình yêu. Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Chúa. Nghĩa là để con người biết yêu như Chúa. Tình yêu phải là tự do tự nguyện. Chúa không thể ép buộc con người yêu Chúa. Nhưng để tự do con người gặp phải hai vấn đề.

Vấn đề thứ nhất. Tình yêu là cho đi. Nhưng con người ích kỷ. Chỉ yêu chính mình. Vì thế tình yêu khô cằn héo úa. Vấn đề thứ hai. Chỉ khi yêu mến Chúa con người mới thực sự biết yêu thương. Nhưng con người lại say mê tạo vật đời này. Nên con người lạc lối yêu thương. Xa lìa tình yêu Chúa nên con người phải chết.

Để cứu chuộc con người, Con Một xuống trần để dạy cho con người biết yêu thương. Chúa Giêsu đã yêu mến và vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thánh giá. Chúa yêu Chúa Cha bằng một tình yêu tinh ròng. Mọi giây phút đều hướng lòng về Chúa Cha. Mọi việc làm đều làm theo ý Chúa Cha.

Chúa cũng yêu loài người bằng tình yêu tinh khôi. Yêu đến nỗi mặc lấy xác phàm để trở nên giống con người. Yêu đến nỗi hi sinh mạng sống để cứu chuộc loài người. Đó là tình yêu vượt trên mọi tình yêu. Chúa đã chết và phục sinh để cho ta được sống lại. Chúa đã yêu thương để đưa ta trở về Nhà Cha.

Tháng 11 Giáo hội nhắc nhở ta hãy cầu nguyện cho tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời. Nhưng quan trọng hơn Giáo hội muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến những chân lý mà Lời Chúa hôm nay dạy ta. Đặc biệt chân lý cuối cùng: Tất cả là tình yêu.

Tháng 11 ta đã dâng lễ cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân nhân. Ta đã viếng mộ. Ta đã hi sinh hãm mình. Nhưng quan trọng hơn ta hãy biết chuẩn bị cho bản thân.

Cuộc sống sẽ mau qua nên ta sẽ phải chết. Thiên đàng là nơi yêu thương nên ta chỉ được vào khi có trái tim yêu thương. Chúa là tình yêu nguyên tuyền nên ta chỉ có thể sống với Chúa nếu trái tim ta không còn vết tỳ ố nào. Thế gian chính là cơ hội cho ta thực tập và thanh luyện yêu thương. Chờ ngày vào thiên đàng để sống hạnh phúc với Chúa trong tình yêu. Mọi chân lý trong đạo đều quan trọng. Nhưng chân lý cuối cùng là quan trọng nhất. Đó là bài thi cuối cùng tuyển ta vào thiên đàng. Nếu mọi bài thi đều qua nhưng bài thi cuối cùng không đạt ta vẫn không được vào. Đó là đợt test covid cuối cùng. Nếu mọi khi âm tính nhưng cuối cùng dương tính chống lại tình yêu ta sẽ bị loại.

Vậy ta hãy tận dụng thời giờ Chúa ban. Mỗi ngày là cơ hội để yêu thương. Mỗi việc là dịp để thực hành yêu thương. Mỗi người ta gặp là ơn Chúa ban để ta yêu thương. Mỗi khi gặp điều không may hãy coi đó là cơ hội cho ta bày tỏ tình yêu mến Chúa. Mỗi khi gặp một việc khó khăn hãy coi đó là cơ hội ta thực tập yêu mến Chúa. Kể cả cơn bệnh cũng là một cơ hội. Như cha Biển đức Thuận dạy trong Di Ngôn 127: Chúng ta hãy biết dùng cơn bệnh mà nên thánh, vì là lúcc được rảnh rang mà ở với Chúa. Mỗi khi gặp một người không hợp tính nết hãy coi đó là món quà Chúa gửi đến để yêu thương. Đừng bao giờ để cho thói giận hờn ganh ghét xâm chiếm tâm hồn ta. Đừng để cho những lời phê bình nói hành nói xấu điều khiển miệng lưỡi ta. Thời gian chóng qua lắm. Nên đừng để lỡ giây phút nào không yêu thương. Cơ hội hiếm hoi lắm. Đừng để lỡ cơ hội nào mà không thực hành yêu thương. Đó là lời cầu nguyện tốt nhất ta dành cho người đã qua đời. Đó là hành trang tốt nhất giúp ta ra trước toà Chúa.

Lạy Chúa là tình yêu. Chúa dựng nên con cho Chúa. Xin cho con biết yêu mến hết lòng. Để đến giờ chết con đến trước toà Chúa và Chúa nhận ra con là hình ảnh của Con Chúa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...