Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

NGHE VÀ NÓI GÌ? -TUẦN XXIII-Chúa Nhật- Vp. Duyên Thập Tự

TN-156-TN-TUẦN XXIII-Chúa Nhật

NGHE VÀ NÓI GÌ?

(Is 35,4-7a / Gc 2,1-5 / Mc 7,31-37)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Nơi mỗi chúng ta có hai quan năng trợ giúp để dệt nên tương giao và tạo sự hiểu biết nhau, đó là đôi tai và miệng lưỡi. Nhưng để có thể thi hành chức năng này, chúng cần phải vận hành tốt, nghĩa là đôi tai phải nghe được tiếng nói của người khác, và miệng lưỡi phải thốt ra những âm thanh của những ngôn từ muốn chuyển tải sứ điệp cho tha nhân. Như vậy, đôi tai và miệng lưỡi có giá trị khi nó trở thành trung gian và khí cụ để con người đến với nhau và hiểu biết nhau.

Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mác-cô của chúa nhật năm B tuần XXIII, câu chuyện Chúa Giê-su chữa lành một người điếc và câm gợi cho tôi một vài suy nghĩ về việc nghe và nói. Nghe và nói là điều ai cũng muốn thực hiện, nếu khuyết đi, luôn tạo ra những nỗi buồn lớn. Nhưng điều quan trọng không chỉ dừng lại nơi việc nghe, nói mà, theo thiển ý tôi quan trọng hơn nữa, đó là nghe và nói những gì. Như vậy, những điều được nghe và nói có hướng đến chỗ xây dựng cho nhau trong hành trình cuộc sống hay không. Tôi xin chia sẻ với anh chị em về câu hỏi: “NGHE VÀ NÓI GÌ?”

 1. MONG ƯỚC ĐƯỢC NGHE VÀ ĐƯỢC NÓI

Chúng ta vừa nghe bài Tin Mừng theo thánh Mác-cô chương 7 từ câu 31 đến 37. Một người bị câm điếc được dẫn đến với Chúa Giê-su để xin Người “đặt tay trên anh”. Đặt tay ngụ ý chữa lành, vì đây là cử chỉ của ân phúc. Chắc chắc bản thân người câm điếc đó cũng như thân nhân rất khao khát được Chúa chữa lành cho anh bằng cách ban lại cho anh khả năng nghe được và nói được. Trong giao thiệp hằng ngày, giữa anh và những người chung quanh, không thể có sự hiểu biết đầy đủ, vì những cử chỉ diễn tả rất giới hạn, và phải học để biết cử chỉ kia muốn diễn đạt điều gì. Họ muốn người câm điếc được chữa lành cũng là để chữa lành các tương giao giữa họ. Họ muốn giữa họ có sự hiểu biết nhau hơn, để cùng xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là một ước muốn tốt lành và rất đáng trân quí.

Chúa đã chấp nhận ước mong của họ. Người đưa anh câm điếc ra khỏi đám đông, để cho anh hiểu rằng việc Người sắp làm cho anh mang tính chất thân tình. Anh sẽ nghe được và nói được là để kết giao thân tình. Người đặt ngón tay dính nước miếng của Người vào miệng anh để diễn tả rằng những gì anh sẽ nói cần thiết phải phát xuất từ miệng lưỡi trong sạch và yêu thương như chính miệng lưỡi của Người. Và Người kêu lên từ “Ép-pha-tha”, “hãymở ra”, để phá tan sự điếc lác của anh. Trước khi anh nghe lời người khác, anh cần nghe tiếng gọi của chính người chữa lành cho anh với tư cách là Thiên Chúa, Đấng quyền năng yêu thương, để từ đây, miệng anh mở ra và những lời nói sẽ là nơi mở ra cho tương giao thương mến. Và anh đã được chữa lành.

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa ban cho chúng ta được có đôi tai thính để nghe, miệng lưỡi nói được để phát ngôn. Nhưng chúng ta cũng cần học nơi việc người câm điếc được chữa lành, để qua những cử chỉ của Chúa, chúng ta biết sử dụng những quan năng này với những mục đích tốt nhất. Như vậy, vấn đề là những gì được nghe và được nói, với nội dung nào, để hướng tới mục đích nào.

 2. QUAN TRỌNG LÀ NGHE GÌ VÀ NÓI GÌ

Đôi tai nghe được là để nghe những “sứ điệp” được người khác chuyển tải cho mình, để sau đó, miệng lưỡi sẽ vào cuộc để hồi đáp. Như vậy, sẽ có sự qua lại. Nội dung chuyển tải và cách thức chuyển tải rất quan trọng.

Trong các bài Lời Chúa hôm nay, tôi xin được nêu lên một số lời cần được nghe trong đời sống chúng ta, và những lời cần phải tránh để không gây nên những đổ vỡ trong tương giao. Đồng thời những lời đó âm hưởng trong tâm hồn chúng ta.

Lời thứ nhất, trích trong bài đọc một, sách Ngôn Sứ I-sai-a chương 35 từ câu 4 đến 7a. Đây là những lời của Thiên Chúa ngỏ với những người đang sống trong sợ hãi. “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi… Chính Người sẽ đến cứu anh em!” Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta cần nghe được những lời của Thiên Chúa ngỏ với chúng ta, để giúp chúng ta tiến bước trong niềm tin cậy mến. Trong thời gian này, chúng ta đã nghe biết bao nhiêu lời khổ đau của anh chị em chúng ta, của chúng ta, khi sống trong những hoàn cảnh bao vây bởi đại dịch Covid tai hại này. Tâm hồn chúng ta mệt mỏi và cả lo sợ vì đủ thứ đe doạ xảy ra chung quanh mình. Chúng ta cần lắng nghe Lời Chúa, để chính lời đó qua đôi tai đi vào tâm hồn và nâng đỡ đời sống. Cần lắm những Lời Chúa nâng đỡ chúng ta, anh chị em chúng ta.

Lời thứ hai, là chính lời Chúa Giê-su khi chữa lành cho anh câm điếc: “ÉP-PHA-THA”, “HÃY MỞ RA”. Trong chúng ta vẫn có xu hướng và cám dỗ “đóng kín”: đóng kín trong chính mình, trong những vấn đề của bản thân, để mình tạo nên tù ngục cho chính mình. Chúng ta cần nghe tiếng Chúa gọi “hãy mở ra”, để mở tâm hồn, mở cuộc sống cho Thiên Chúa và tha nhân; như lời kinh trong phụng vụ:

“Ôi lạy Chúa, mở cho con đôi mắt, thấy tinh yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi.

Con mù loà bên vệ đường hành khất, xin chữa con để nhìn thấy mặt ngài.

Cúi lạy Ngài, xin cho con nghe rõ, tiếng tha nhân cầu khẩn lượng hải hà,

Họ khổ đau, họ kêu gào than thở, đừng để con cứ giả điếc làm ngơ.

Cúi lạy Ngài, xin mở rộng tay con, luôn nắm lại giữ khư khư tất cả,

Trước cửa nhà có người nghèo đó lả, xin dạy con biết chia sẻ vui lòng.”

Chúng ta cần nghe những lời Chúa nói hôm nay trong các bài đọc Kinh Thánh, để rồi đến phiên mình, chúng ta cũng có thể nói lên những lời khuyến khích, động viên anh chị em chúng ta.

Nhưng cũng có một lời mà chúng ta cần phải tránh, đó là lời mà thánh Gia-cô-bê viết trong trích đoạn thư của ngài ở chương 2 từ câu 1 đến 5, chúng ta vừa nghe trong bài đọc hai. Trong trích đoạn thư, ngài khuyên các anh chị em Ki-tô hữu đừng đối xử thiên tư. Nếu đối xử như vậy, chứng tỏ mình là những con người không có đức tin và là những “thẩm phán đầy tà tâm”. Ngài đề cập đến trường hợp phụng vụ cộng đoàn và các anh chị em đến dự. Nếu đối xử kính cẩn đối với người giầu có mà lại miệt thị người nghèo, thì điều đó không xứng hợp với tư cách Ki-tô hữu. Lời cần tránh là: “Đứng đó!” hoặc “Ngồi dưới bệ chân tôi đây!” Những lời nói này đầy tính khinh bỉ anh chị em mình. Những lời này phát xuất từ thái độ kiêu căng, khinh người, và xúc phạm đến phẩm giá tha nhân. Chúng ta cần tránh những lời nói như vậy và những ngôn từ phỉ báng hay hạ nhục tha nhân. Người môn đệ Chúa, là chúng ta đây, cần xử dụng những ngôn từ tích cực, trân trọng tha nhân, để xây dựng cho nhau.

 3. XÂY DỰNG CHO NHAU

Như tôi nói trên, ngôn từ được nghe hay được nói, đều hướng tới tương giao. Dù có những lời nói có vẻ ‘vu vơ’, nhưng đều có hàm ý để chuyển tải cho người khác những sứ điệp. Để lời nói chúng ta dành cho nhau mang tính xây dựng, tôi tìm thấy một đoạn Lời Chúa trong thư thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-lô-xê chương 3 từ câu 16 đến 17. “Ước gì lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem tất cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha”.

Đây là đoạn văn đẹp và rất hữu ích cho chúng ta khi đôi tai và miệng lưỡi vào cuộc. Đó là miệng lưỡi ca ngợi Thiên Chúa trong cầu nguyện, phụng vụ, nơi những lời kinh, thánh ca, được mọi người cùng cất lên, cùng nghe, để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa. Đó là đôi tai và miệng lưỡi vào cuộc trong việc dạy dỗ khuyên bảo nhau một cách khôn ngoan. Đó là bất cứ ngôn từ nào được nói lên, được nghe, đều được hiện thực nhân danh Chúa Giê-su, nghĩa là có Chúa trong chính ngôn từ và trong hành động nói và nghe. Như vậy, Lời Chúa và lời của chúng ta dành cho nhau, đều có mục đích xây dựng cho nhau, giúp nhau tiến bộ trong hành trình cuộc sống.

Việc Chúa Giê-su chữa lành người câm điếc gợi cho chúng ta về sự cần thiết của đôi tai và miệng lưỡi trong cuộc sống. Đồng thời cũng cho thấy sự quan trọng của nội dung mà các quan năng kia chuyển tải, để xây dựng những gì tốt đẹp cho nhau. Và khi ấy, đôi tai và miệng lưỡi chu toàn sứ vụ mà Thiên Chúa uỷ thác cho chúng khi ban cho con người, và đó là vinh dự của chúng khi được cộng tác với Thiên Chúa và với chúng ta trong việc làm cho thế giới này, xã hội này, Giáo Hội và mỗi chúng ta, đẹp lên mỗi ngày bằng những ngôn từ tích cực và tốt lành.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...