Thứ ba, 12 Tháng mười một, 2024

NGÔN TỪ NÀO? – Suy niệm Thứ Ba, Tuần IX TN – Vp. Duyên Thập Tự

NGÔN TỪ NÀO?

(Tb 2,9-14 / Mc 12,13-17)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong cuộc sống, điều làm cho người ta đến gần nhau, đó là niềm tin. Vì người ta tin tưởng vào nhau, nên mới gần gũi và sống thực với nhau, thực tình và ngôn từ chân thực. Trái lại, khi không tin nhau hoặc khi không còn tin nhau nữa, người ta sẽ tìm mọi cách để có thể làm tổn thương nhau, nhất là bằng ngôn từ. Ngôn từ, thay vì được sử dụng để xây dựng tình thương, giờ đây, khi niềm tin sói mòn, đã trở thành phương tiện để phá đổ tình yêu. Ngôn từ khi đó mang tính chất nghi ngờ hoặc tạo nên cạm bẫy để hại nhau. Khi không tin nhau, đó sẽ là hoả ngục; và nếu chưa cảm thấy ngọn lửa tàn phá, thì ít ra cũng sẽ nhận định rằng có điều gì đó bất ổn.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay tỏ lộ cho thấy nguy cơ của một thứ ngôn từ tiêu cực gây nên nghi kỵ và chia rẽ.

 1. TRÁCH MẮNG NHAU

Trong bài đọc một, chúng ta bắt đầu nghe sách Tô-bi-a. Nhân vật chính là ông Tô-bít. Ông là một người Do-thái đạo đức, tuân giữ Lề Luật và làm việc thiện. Sách Tô-bi-a nhằm mục đích giáo huấn. Thiên Chúa là Đấng rất công bình và tự do. Người không bao giờ bỏ rơi người công chính và đạo đức. Đau khổ không phải là trừng phạt mà chỉ là thử thách. Thiên Chúa thưởng người công chính và phạt kẻ gian ác. Vì thế dân Chúa được mời gọi tin tưởng vững mạnh vào Thiên Chúa. Sách Tô-bi-a được viết cho những người Do-thái đang chịu ách thống trị của nền văn hoá Hi-lạp tại Pa-lét-tin cũng như ở nơi đang phân tán, khích lệ sống theo Lề Luật để biểu lộ lòng thương xót, công lý và tự do của Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày.

Trích đoạn sách Tô-bi-a hôm nay là chương 2 từ câu 9 đến 14. Đây là những lời tự thuật của ông Tô-bít.

Ông Tô-bít, sau khi đi chôn những người đã bị sát hại – ông chôn cất họ một cách chùng lén, vì đó là điều nghiêm cấm của nhà cầm quyền – ông nghỉ ngơi ở bờ tường trong sân. Và rồi một sự cố xảy ra: chú chim nào đó đã phóng uế và phân chim rơi đúng vào mắt ông và gây nên tổn thương ngày càng nặng đến nỗi ông hoá ra mù loà.

Liên quan đến suy niệm hôm nay về “ngôn từ”, chúng ta nhận thấy một số yếu tố trong câu chuyện.

“Lúc bấy giờ, An-na, vợ tôi, nhận công việc dành cho phụ nữ. Nàng giao hàng cho chủ và họ trả tiền công cho nàng. Ngày mùng bảy tháng Đy-trô, nàng xén tấm vải đã dệt xong, rồi giao cho chủ. Tiền công bao nhiêu, họ trả hết cho nàng, lại còn thưởng cho một con dê con để ăn một bữa.” Lời tự thuật của ông Tô-bít cho thấy rõ là sự hiện diện của con dê con là gì. Đó là phần thưởng cho công vất vả của người vợ. Nhưng ông đã nhận định ra sao về điều này. Chúng ta nghe tiếp lời tự thuật của ông.

“Khi nàng bước vào nhà, thì con dê bắt đầu kêu be be. Tôi mới gọi nàng và hỏi: “Con dê nhỏ đó ở đâu mà ra vậy? Có phải của trộm cắp không? Đem trả lại cho chủ nó đi! Vì chúng ta không có quyền ăn của trộm cắp”. Chúng ta nghĩ gì về câu nói của ông Tô-bít. Ông là một người tốt lành và công chính. Có thể vì “quá thanh liêm chính trực” mà ánh nhìn của ông về người khác lại mang chất nghi ngờ? Ông đã sống với vợ ông lâu năm rồi, mà sao ông lại nghi ngờ cho bà như vậy? Có phải cho mình là công chính đến nỗi coi người khác không công chính? Ông nhận định về người khác quá vội vàng. Đây là sai lầm lớn. Và ngôn từ của ông sử dụng có chất “nặng” quá. Ông đã sử dụng từ “trộm cắp” đến hai lần trong câu nói. Đã đi xa tới chỗ kết án!!!

Chúng ta tiếp tục câu chuyện. “Nàng bảo tôi: “Đó là quà người ta tặng cho tôi, thêm vào tiền công.” Bà vợ đã nói đúng sự thật. Nhưng trước sự thật khách quan này, ông Tô-bít thổ lộ và càng nhấn mạnh với bà về nhận định của ông. “Tôi không tin nàng và cứ bảo nàng phải trả lại cho chủ. Chuyện đó khiến tôi xấu hổ vì nàng”. Câu chuyện đã dẫn đi quá xa rồi. Từ con dê nho nhỏ đưa đến sự không tin tưởng nhau rồi những ngôn từ thoá mạ. Dù sự thật khách quan có đó, nhưng cái nhìn chủ quan, thiên kiến, đã phá đổ tương giao. Sự nghi ngờ, mất niềm tin và ngôn từ của ông Tô-bít dồn bà vợ đến chỗ bà đã nói điều gây xúc phạm nặng nề: “Nàng còn nói với tôi: “Các việc bố thí của ông đâu? Các việc nghĩa của ông đâu cả rồi? Đó ông được bù đắp như thế nào, ai cũng rõ!”. Lời nói của bà vợ thật quá đáng. No comment! Đúng là ăn miếng trả miếng!!!

Qua câu chuyện này, chúng ta nhận ra ngôn từ đã gây tổn thương cho nhau như thế nào. Nhưng ngôn từ chỉ là nơi diễn tả điều xảy ra trong tâm hồn, trong nội tâm, đó là mất niềm tin vào nhau.

 2. GÀI BẪY HẠI NGƯỜI

Còn bài Tin mừng, chúng ta cũng nhận ra thế nào là loại ngôn từ giả dối, để hãm hại nhau, để gài bẫy nhau. Trích đoạn Tin Mừng hôm nay thuộc Tin Mừng theo thánh Mác-cô chương 12 từ câu 13 đến 17; trong đó vấn đề có nộp thuế cho Xê-da hay không, được đặt ra. Và câu trả lời của Chúa đã rõ ràng. Tôi không dừng lại ý nghĩa của câu trả lời của Chúa, mà đưa ra nhận xét về thái độ và ngôn từ của những người đến hỏi Chúa.

Trước hết, thánh Mác-cô ghi nhận: “Khi ấy, người ta cử mấy người Pha-ri-siêu và mấy người thuộc phe Hê-rô-đê đến cùng Đức Giê-su để người phải lỡ lời mà mắc bẫy”. Ghi chú này cho thấy những người đó đến với Chúa không với thiện chí mà tà ý và ác ý. Đến với nhau mà không phải vì thiện ý, thì đó chỉ là nghi ngờ và không có niềm tin. Vì không có niềm tin vào nhau, nên gài bẫy hại nhau thôi. Và hại người bằng cách thức nào? Đó là thứ ngôn từ giả dối.

Tiếp đến, chúng ta nhận ra tà ngôn của những con người đó, khi họ nói: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật. Thầy chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta, nhưng theo sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa.” Những lời nói của họ – nếu chỉ xét mặt chữ – thì đúng là những lời đẹp. Đó lại là “những lời có cánh” nhưng, đó là “xảo ngôn”. Nếu tin vào đó thì sập bẫy. Họ dùng những lời đó để đưa đón Chúa, một cách êm dịu, vào bẫy họ giăng. Bẫy đó là câu hỏi về việc có nên nộp thuế cho Xê-da không. Đúng là “lưỡi không xương, trăm đường lắt léo”.

Và đây, thánh Mác-cô cho thêm một ghi chú “biết họ giả hình”. Giả hình là không chân thật, không tin, không tin tưởng. Chính Chúa biết và cũng không tin tưởng họ. Chúa nói: “Tại sao các người lại thử tôi?” Thử ai, là không tin tưởng. Tin tưởng thì chẳng có thử thách.

Câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay cho chúng ta nhận ra ác tâm, tà ý và xảo ngôn nó làm hại nhau như thế nào. Chúa Giêsu đã hiểu và Chúa không muốn đi vào đường lối đó, không để cho họ sử dụng những thứ đó mà hại Chúa.

 3. NGÔN TỪ NÀO ĐÂY?

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay, như chúng ta đã suy niệm, mở cho chúng ta thấy thế nào là thứ ngôn từ mang tính tiêu cực. Đó là những thứ ngôn từ lên án, hãm hại nhau, gây tổn thương nhau. Chắc chắn chúng ta cần tránh xa thứ ngôn từ đó. Nhưng hơn thế nữa, chúng ta cần làm chủ miệng lưỡi, làm chủ cái lưỡi. Tôi xin trích lời của thánh Gia-cô-bê trong lá thư của ngài, như là một nhắn gửi cho mỗi chúng ta.

“Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân… Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hoả ngục đốt cháy… Cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc đọc giết người” (Gc 3,2.6-8)

Để đối nghịch lại điều gian ác do cái lưỡi gây ra, chúng ta cần thấm nhuần Lời của Chúa. Lời Chúa sẽ làm ngọt dịu miệng lưỡi để nói lên tiếng nói của Chúa. “Ước gì lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3,16-17).

Chúng ta cần thứ ngôn từ nào đây?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...

Thứ 3 Tuần XXXII Thường Niên –  Lc 17,7-10 Phục vụ cách khiêm tốn

    PHỤC VỤ CÁCH KHIÊM TỐN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh. Vẫn tiếp tục chương 17, thánh sử Luca tường thuật cho...

Thứ 5, Tuần 32 TN, Lc 23,33.39-43: Mầu nhiệm hiệp thông

    MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG(Is 25,6a.7-9; Lc 23,33.39-43) M. Kolbe, Phước Hiệp Hôm nay, Lễ cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua...

Thứ 2 ngày 11 tháng 11, Tuần XXXII Thường Niên – Kính thánh Martino Giám Mục, Mt 25,31-40

  KÍNH THÁNH MARTINÔ GIÁM MỤC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử Thánh Martinô sinh khoảng năm 316 trong một gia...

Thứ 7 Tuần XXXI Thường Niên – Ga 2,13-22 Kỷ niệm cung hiến đền thờ Latêranô

      KỶ NIỆM CUNG HIẾN ĐỀN THỜ LATÊRANÔ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét lịch sử. Việc cung hiến Thánh đường cách trọng...

Thứ 6 Tuần XXXI Thường Niên – Lc 16,1-8 Người quản gia bất lương

NGƯỜI QUẢN GIA BẤT LƯƠNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Một lần nữa, chỉ riêng thánh sử Luca tường thuật...

Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên (Lc 15,1-10) Niềm vui sống đạo

    Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên (Lc 15,1-10) Niềm Vui Sống Ðạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong cuộc họp mặt “Niềm Vui Sống Ðạo”...

Thứ 5 Tuần XXXI Thường Niên – Lc 15,1-10 Chúa nhân từ xót thương

 CHÚA NHÂN TỪ XÓT THƯƠNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu được quần chúng hết sức kính trọng và...

Thứ 4 Tuần XXXI  Thường Niên  (Pl 2,12-18; Lc 14,25-33) Điều kiện làm môn đệ Chúa

ĐIỀU KIỆN LÀM MÔN ĐỆ CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Hôm đó có rất nhiều người đi đường với...

Thứ 3 Tuần XXXI – Thường Niên (Pl 2,5-11; Lc 14,15-24) Khách dự tiệc

  KHÁCH DỰ TIỆC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Vẫn là câu chuyện ‘bàn ăn’ mà chúng ta được Thánh sử Luca tường...

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại

    Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI Lm. Gioan Lasan...

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời – Người đi kẻ ở nhớ thương nhau

    Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời NGƯỜI ĐI KẺ Ở NHỚ THƯƠNG NHAU Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hằng năm cứ...