Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

NHÌN THẤY ÁNH QUANG CỨU ĐỘ

Lễ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh

 NHÌN THẤY ÁNH QUANG CỨU ĐỘ

 FM. Gregorio Phan Văn Đạo CSNQ

 Lễ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh và ngày thế giới về đời sống thánh hiến mở ra cho nhân loại mối tương quan giữa sự hiện diện của Thiên Chúa và việc dâng hiến của con người. Việc Thiên Chúa đi vào thánh điện của ngài như một sứ giả của hoà bình bước cung điện để ký kết giao ước với nhân loại. Giao Ước mà Thiên Chúa ký kết, về phía nhân loại không cân xứng nhưng vì Thiên Chúa mang lấy huyết nhục nhân loại, và cùng chung huyết nhục ấy mà con người thông phần giao ước vĩnh cửu (x.Dt 2,14).

1. Đấng cứu độ vào cung thánh để kết ước

Phụng vụ lời Chúa diễn tả một vị Thiên Chúa đi vào thánh điện của Ngài không giống một vị Vua trần gian tiến vào cung điện. Mặc dù được các tư tế đón rước để làm nghi thức cắt bì theo phong tục người Do Thái, với sự chứng giám của các tư tế, nhưng sự hiện diện của vị ngôn sứ trình bày cho chúng ta một hình ảnh khác về nhân vật tiến vào Cung Thánh. Người đón tiếp vị hoàng tử của giao ước mới đó là cụ già Simeon, mà kinh thánh diễn tả là một người công chính và sùng đạo, luôn mong chờ ơn cứu độ cho Israel (x. Lc 2, 25-26). Đức Maria và thánh Giuse dâng Chúa Giêsu cùng với lễ vật theo luật cho thấy các ngài đã sống thành kính với lề luật. Ở đây, xuất hiện một hình thức hiến tế đa chiều của Đấng Trung Gian. Đấng được dâng trong đền thờ cũng chính là đền thờ. ( Ga 2, 19; Mt 26, 61; Mc 14, 58). Sự hiện diện của Ngài làm cho đền thờ được thanh sạch, được thánh hoá. Những điều mà Đấng Cứu Độ mang đến là một giao ước vĩnh cửu được ký kết với Thiên Chúa dựa trên luật thanh sạch. Người Ki-tô hữu bước vào đền thờ được mời gọi bước vào sự thanh sạch của Thiên Chúa. Người tu sĩ dâng hiến cho Thiên Chúa dựa vào ký kết của lòng thanh sạch. Vì của lễ của người Kitô hữu là không gì cả trước mặt Thiên Chúa và sự thanh sạch, sự bần cùng của cõi lòng ấy là một ký kết. Đó chính là điều dẫn người Ki-tô hữu bước vào cuộc giặp gỡ.

 2. Vào đền thánh Chúa để gặp gỡ

Từ khi Chúa bước đền thánh của ngài, Chúa đã mặc cho đền thánh một ý nghĩa mới. Ý nghĩa ấy chính là cõi lòng thanh sạch của con người. Muốn được gặp Chúa, người Kitô hữu phải mặc lấy sự thanh sạch của Chúa để nhập cuộc. Cuộc gặp gỡ của cụ già Simeon và nữ ngôn sứ Anna là biểu tượng đẹp đẽ của một ước vọng của sự đợi chờ gặp gỡ và lòng trong sạch. Sự cầu nguyện và ăn chay hãm mình của bà Anna là một tấm lòng trong sạch, bởi đó bà phân định được thần khí Chúa để đến đền thờ khi vị hoàng tử của bình an hiện diện. Chiều kích nữa chúng ta thấy là việc hiện diện của nữ ngôn sứ Anna cho thấy bà luôn “phụng thờ Thiên Chúa ngày đêm trong chay tịnh và cầu nguyện”  (x.Lc 2, 37). Sự ước muốn cộng với hành động của bà làm cho cuộc gặp gỡ ấy trở thành hiện thực. Sẽ không gặp được nếu chúng ta chỉ có lòng muốn, trí khôn không điều khiển được đôi chân bước vào đền thánh. Sẽ không có cuộc gặp gỡ xảy ra nếu sự ước muốn ấy để cho tâm trí vào đôi chân bước vào miền trần tục. Sẽ không có cuộc gặp gỡ xảy ra nếu không sống theo sự tác động của Thánh Thần. Bởi vì thình lình Chúa ngự trong cung thánh của Ngài (x.Ml 3,1).  Hình ảnh người Ki-tô hữu tay cầm nến cháy sáng trên tay bước vào đền thánh Chúa là một hình ảnh cụ thể của lòng nhiệt thành và kiên trì đi vào đền thánh trong sự gặp gỡ để bước vào một buổi ký kết tình yêu. Ở đó, người Ki-tô hữu bước về hướng Chúa Ki-tô, hướng của mặt trời công chính chiếu soi để đi vào miền, họ sẽ gặp ánh quang cứu độ.

 3. Gặp gỡ là đi vào trong ánh quang cứu độ

Bài ca chúc tụng của cụ già Simeon khi gặp được Chúa Giêsu Hài Nhi phản ảnh một tâm hồn mãn nguyện sau những ngày tháng mong mỏi chờ gặp Đấng Cứu Độ. Trong đền thờ Giêrusalem lúc đó không phải ai cũng nhận ra Hài Nhi Giêsu là Đấng Cứu Độ. Để nhận ra tia sáng của Đấng Cứu Độ, Simeon đã sống một cuộc đời công chính và thánh thiện. Vẻ huy hoàng chỉ tỏ ra cho ai khao khát kiếm tìm. Miệng lưỡi của cụ già Simeon ca ngợi Chúa vì ánh quang cứu độ đã được tỏ lộ cho muôn dân. Đó là khuôn mặt ánh quang cứu độ thể hiện trong lời ngợi ca của những người đã gặp gỡ Chúa. Ánh quang cứu độ còn hiện diện trên đôi tay là những việc thiện của con cái Chúa làm. Ánh quang cứu độ được thể hiện nơi sự thanh sạch, nếp sống khó nghèo và sự vâng phục của người tôi tớ Chúa. Để ánh quang Chúa chiếu hiện, người Ki-tô phải tránh đi lối sống bảo thủ, tránh lối sống khép kín và tự tôn; tránh sự chiếm hữu và lối sống thế tục làm méo mó khuôn mặt rạng ngời vinh quang Thiên Chúa. Nhất là những ai còn ảo tưởng về lối sống phóng khoáng và ù lì trong đời sống thế tục, họ đang cố gắng che đậy hào quang Thiên Chúa trong thế giới này.

Như vậy, Thiên Chúa bước vào cung thánh của Ngài để thánh hoá và để gặp gỡ nhân loại. Trong cuộc gặp gỡ này, con người được mời gọi bước vào vinh quang Thiên Chúa và sống mối tương quan tuyệt vời này trong sự thánh thiện và nguyên tuyền. Thiên Chúa là Đấng nhân từ và trung tín, thì Ngài mời gọi chúng ta sống nhân từ và trung tín như Ngài. Có thế, cuộc đời chúng ta mới gặp được Đấng nhân từ và chính Ngài sẽ dẫn đưa về bến bờ yêu thương thật và hạnh phúc thật.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...