Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

NHỮNG NỖI ĐAU- TUẦN XXX-thứ Sáu -VP Duyên Thập Tự

TN-210-TUẦN XXX-thứ Sáu

NHỮNG NỖI ĐAU
(Rm 9,1-5 / Lc 14,1-6)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Cuộc sống con người đi đôi với những nỗi đau: nỗi đau thể lý, nỗi đau tinh thần. Nỗi đau thể lý do bệnh tật hay do các vật thể đụng vào thân xác. Nỗi đau tinh thần phát xuất từ tâm hồn khi chứng kiến một sự việc hoặc suy nghĩ về sự kiện nào. Nhưng, những nỗi đau đó là cơ hội để con người tìm ra những phương thuốc hầu chữa trị hoặc làm thuyên giảm nỗi đau. Nhưng dầu sao, nỗi đau không thiếu trong suốt hành trình của bất cứ người nào.
Hai bài Lời Chúa hôm nay cho chúng ta nhìn thấy những nỗi đau của những người trong cuộc, hoặc của những ai chứng kiến hoặc nghĩ suy về chúng.

1. NỖI ĐAU VÌ BỆNH TẬT THỂ LÝ
Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 14 từ câu 1 đến 6, Chúa Giê-su đến nhà một ông Pha-ri-siêu để dùng bữa. Và trước mặt Chúa, có một người bị bệnh phù thũng. Phù thũng là hiện tượng nước chất chứa trong các mô, các tế bào, làm cho chỗ bị phù căng nước. Hiện tượng bên ngoài này báo động bệnh bên trong, thí dụ khi bị ung thư gan, bụng sẽ căng to lên. Hoặc khi thận có vấn đề trầm trọng, chân có thể bị phù. Phù thũng có thể là biểu hiện của những bệnh nặng hoặc là một hiện tượng nhất thời, nhẹ. Nhưng điều muốn nói ở đây, đó là một bệnh nhân. Mà đã là người mắc bệnh, thì nỗi đau luôn đồng hành. Chúng ta nói đến nỗi đau thể lý. Và thường thì nỗi đau thể lý đi đôi với tâm trạng bên trong, nỗi buồn tâm lý. Thường thì người bị bệnh, đâu dễ gì mà vui được.
Chúng ta phải chấp nhận nỗi đau thể lý. Nguyên nhân có thể do bệnh tật như trường hợp người bị bệnh phù thũng. Cũng có những nguyên nhân do con người gây hại cho nhau, như đánh đập, đâm chém, hay do các vũ khí con người tạo nên để sát thương nhau. Dù không muốn, nỗi đau thể lý hầu như theo chúng ta mỗi ngày, vào những thời khắc khác nhau. Vậy, đâu là thái độ cần có trước nỗi đau thể lý của bản thân?
Không cần nói nhiều, chúng ta đã quá hiểu thế nào là chấp nhận. Chấp nhận nỗi đau thể lý đến. Khi chấp nhận – thay vì phản kháng hay tức giận – có thể làm cơn đau nhẹ, vơi đi. Chấp nhận không chỉ có nghĩa là chịu vậy, nhưng tích cực hơn, biến nỗi đau thành cơ hội để trưởng thành.
Thái độ thứ hai, mang tính thiêng liêng hơn, đó là cơ hội để sống hiệp thông với những ai khổ đau, như thể “đau với người đau”, như tác giả thư Do Thái mời gọi: “Anh em hãy nhớ đến các người bị xiềng xích, chẳng khác gì anh em cũng bị xiềng xích với họ; anh em hãy nhớ đến những người bị hành hạ, chẳng khác gì mình với họ chỉ là một thân thể” (Dt 13,3). Đó cũng là cơ hội để hiệp thông với khổ nạn của Chúa Giê-su trên thập giá, được đồng hình đờng dạng với Chúa, Đấng đã mang tất cả những khổ đau của chúng ta. Nỗi đau thể lý có thể trở thành có hội để thánh hoá bản thân và thánh hoá tha nhân, thế giới.
Nhưng, khi bị nỗi đau hành hạ, chúng ta muốn chữa lành. Điều này chính đáng. Cầu xin Chúa chữa lành và dùng các phương thuốc, đó là cách thức vừa nhân bản vừa thiêng liêng. Đồng thời, nỗi đau cũng giúp chúng ta không gây nên nỗi đau cho tha nhân, không bao giờ cố tình hay hữu ý.
Chúng ta cũng cần học được nơi các người mẹ để hiểu thế nào là nỗi quặn đau của niềm vui khi khai mở cho một đời sống mới, một con người mới (x.Ga 16,21).
Như vậy, với cấp độ thứ nhất của những nỗi đau, là nỗi đau thể lý, chúng ta sẽ học cách trưởng thành hơn, và càng hiểu thế nào là giá trị của sự sống, của mạng sống con người, mà không ai có quyền huỷ diệt. Nỗi đau thể lý cần được chấp nhận, và cũng là nơi để có thể đồng hành với bệnh nhân cho đến khi ra đi một cách tự nhiên. Nỗi đau thể lý có thể được nhìn như một trường huấn luyện để lớn lên trong tình yêu thương.

2. NỖI ĐAU TÂM HỒN VÌ SA NGÃ
Trong bài đọc một, trích thư Rô-ma chương 9 từ câu 1 đến 5, thánh Phao-lô đã viết lên những câu văn biểu lộ nỗi đau thống thiết đối với những đồng bào Do Thái của ngài. “Thưa anh em, có Đức Ki-tô chứng giám, tôi xin nói sự thật, tôi không nói dối, và lương tâm tôi, được Thánh Thần hướng dẫn, cũng làm chứng cho tôi rằng: lòng tôi rất ưu phiền, và đau khổ mãi không thôi”. Tại sao ngài lại đau khổ triền miên như vậy? Điều gì gây nên nỗi ưu phiền không nguôi như thế?
Chúng ta biết rằng thánh Phao-lô, trước khi trở thành tông đồ của Chúa Giê-su, đã là một người Do Thái sùng đạo, một người Pha-ri-siêu nhiệt thành, một con người không có gì đáng trách, như chính ngài đã thố lộ trong thư gửi giáo đoàn Ga-lát chương 1 từ câu 13 đến 14, và thư gửi giáo đoàn Phi-lip-phê chương 3 từ câu 5 đến 6. Nhưng biến cố ngã ngựa tại cổng thành Đa-mát đã thay đổi ngài hoàn toàn. Ngài đã nhận ra mối lợi to lớn từ cú ngã đó, như ngài đã tâm sự: “Nhưng những gì xưa kia tôi coi là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi,vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Mô-sê đem lại, nhưng sự công chính do lòng tin và Đức Ki-tô, tức là sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên lòng tin” (Pl 3,7-9). Những xác tín biến đổi cuộc đời và những kinh nghiệm của thánh Phao-lô về Chúa Giê-su Ki-tô, ngài muốn trở thành xác tín và kinh nghiệm cho anh chị em đồng bào của ngài, những người Do Thái giữ luật Mô-sê. Ngài muốn đồng bào ngài tin vào Chúa Giê-su Ki-tô để được ơn công chính hoá nhờ lòng tin. Chính vì thế, khi đi truyền giáo, rao giảng Tin Mừng, tại bất cứ nơi nào, ngài ưu tiên cho những người đồng hương Do Thái. Nhưng khi họ quay lưng với Tin Mừng của Chúa Giê-su Ki-tô, ngài mở ra cho dân ngoại. Dầu vậy, trong lòng ngài vẫn canh cánh nỗi niềm đối với đồng bào mình. Hơn thế nữa, ngài sẵn sàng bị chúc dữ nếu vì thế mà họ được tin nhận Chúa Giê-su Ki-tô: “Quả vậy, giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Đức Ki-tô, thì tôi cũng cam lòng”.
Nỗi đau của thánh Phao-lô đối với dân tộc mình – nỗi khổ tâm – mở cho chúng ta hiểu những nỗi khổ trong tâm hồn những bậc cha mẹ, nhưng người lãnh đạo và của cả những anh em khi phải chứng kiến sự sa ngã hay tình trạng tội lỗi của một thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn, trong Giáo Hội. Phải làm sao đây?
Trước nỗi khổ tâm này, chúng ta như mẹ Mô-ni-ca, khóc thương Âu-tinh suốt 16 năm và kiên trì cầu nguyện trong nước mắt. Trong sách Tự Thuật, thánh Âu-tinh cho biết mẹ ngài không bao giờ lên án hay nguyền rủa mình. Tôi đã có dịp chia sẻ trong dịp lễ vị hai thánh này vào hai ngày 27 và 28 tháng 8 năm nay. Thay vì nguyền rủa, lên án – những lời chỉ làm thêm đau lòng cho mình và cho người đang lầm lạc -, hãy kiên trì cầu nguyện và phó thác cho Chúa. Chắc chắn Chúa không bỏ qua lời cầu nguyện của chúng ta. Chúa hành động theo cách của Chúa và vào giờ của Chúa. Hãy tin tưởng và phó thác.
Nỗi khổ tâm – như nỗi đau thể lý – cũng có thể là trường học để chúng ta trưởng thành hơn trong đời sống tâm linh, trong đức tin, đức cậy và đức mến. “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm mọi sự đèu sinh ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28). Hãy để tình yêu hướng dẫn mọi sự, như lời thánh Âu-tinh: “Hãy yêu đi, rồi bạn hyax làm điều bạn muốn”.
Hôm nay Lời Chúa mở cho chúng ta nhìn thấy nỗi đau thể lý và tâm hồn. Nỗi đau là kỷ phần của cuộc sống nhân loại. Chính vì muốn chia sẻ những nỗi đau mà Con Thiên Chúa đã nhập thể sống như con người, giống con người trong mọi sự. Trong cuộc thương khó, Chúa đã trải nghiệm trong thân xác và tâm hồn mình những nỗi đau. Chúa đã đảm nhận tất cả nỗi đau của con người và những gì Người đảm nhận, Người đã cứu chuộc. Như vậy, ước gì những nỗi đau nơi chúng ta được mang tính cứu chuộc, vì đó là nơi sống và thể hiện tình yêu cứu thế.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59: Chúa và con nên một

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59 Chúa và con nên một Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum khi Chúa Giêsu tuyên...

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51: “Tôi là bánh trường sinh”

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Thư thứ I...

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 : “Ai đến với tôi, không hề phải đói…”

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói...” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Dù sống giữa thế giới có...

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35: Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29: Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng chúng ta nhận thấy có nhiều người tìm...

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21: “Thầy đây, đừng sợ”

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21 “Thầy đây, đừng sợ” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay khá ngắn, nhưng tường thuật khá...

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15: Chúa cần con cộng tác

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15 Chúa Cần Con Cộng Tác Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sống tâm tình niềm vui Mùa Phục...

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36: Nhân chứng giữa đời

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36 Nhân Chứng Giữa Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vụ anh...

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3,16-21: Thiên Chúa vẫn mãi yêu thế gian

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3, 16-21 Thiên Chúa Vẫn Mãi Yêu Thế Gian Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để cảm nghiệm được tình yêu...

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15: Kitô hữu sống Tin Mừng

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15 Kitô Hữu Sống Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng...

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 : Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Các con hãy đi...

Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12: Làm chứng cho Chúa như thế nào?

 Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12 Làm chứng cho Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để có thể biết lời làm...