Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

PHẢI CHĂNG DÙNG BẠO LỰC ĐỂ GIẢI QUYẾT TẤT CẢ? (Bài suy niệm Thứ 6 tuần II MC) – Mai Thi

 

PHẢI CHĂNG DÙNG BẠO LỰC ĐỂ GIẢI QUYẾT TẤT CẢ?

(Bài suy niệm Thứ 6 tuần II MC)

 

Thật may mắn cho thế hệ chúng ta hôm nay vì đang được sống trong một xã hội hiện đại, văn minh, lịch sự. Càng ngày người ta càng chứng kiến, sở hữu và hưởng dùng những thành tích và tiện ích trong mọi lãnh vực cũng như khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên một báo động đáng quan tâm là thời gian gần đây, hiện tượng bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình hay ở người lớn mà cả những người trẻ và xảy ra trên tầm vóc lớn lao hơn, gây bất an trong xã hội, gây bao phiền toái cho cộng đồng. Những hành vi bạo lực đó lột tả hết về một xã hội phức tạp, cho thấy khả năng tự điều chỉnh hành vi của con người ngày càng yếu, sự xuống cấp trong văn hóa ứng xử và đạo đức của một số lớn cá nhân cần được chấn chỉnh. Người ta tự hỏi: phải chăng sự giàu có văn minh lại tỉ lệ nghịch với những đức tính căn bản của con người? Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người chúng ta: “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa” là điều có thật.

Thấy được những vấn đề nổi cộm của xã hội ngày nay, nhất là nơi những mầm non của Giáo Hội và xã hội nên trong Tông huấn Chúa Kitô Đang Sống, Đức Thánh Cha Phanxicô “trải lòng” với các người trẻ rằng: “Các nghị phụ Thượng hội đồng thừa nhận với nỗi buồn rằng nhiều người trẻ ngày nay đang sống trong các vùng chiến tranh và kinh qua bạo lực dưới muôn vàn hình thức khác nhau: bắt cóc, tống tiền, tội phạm có tổ chức, buôn bán người, nô lệ và bóc lột tình dục, hiếp dâm thời chiến,.. vv. Các người trẻ khác, vì đức tin của họ, đang phải đấu tranh để tìm được chỗ đứng trong xã hội và chịu đựng nhiều loại bách hại, thậm chí bị giết. Nhiều người trẻ, bất kể bằng vũ lực hay vì thiếu các phương thức thay thế, đang sống bằng cách phạm tội ác và các hành vi bạo lực: lính trẻ em, băng đảng tội phạm có vũ trang, buôn bán ma túy, khủng bố,…vv. Bạo lực này phá hủy nhiều cuộc sống trẻ. Lạm dụng và ngiện ngập, cùng với bạo lực và hành vi sai trái, là một số lý do khiến người trẻ vào tù, với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở một số nhóm sắc tộc và xã hội nhất định” (Tông huấn Chúa Kitô Đang Sống – Christus Vivit, số 72).

Nhìn vào bộ mặt thật của xã hội hôm nay và suy khi gẫm hai bài đọc Kinh Thánh của ngày Thứ 6 tuần II Mùa Chay hôm nay, mỗi Kitô hữu chúng ta được nhắc nhở coi lại hành vi lối sống của mình trong tương quan với tha nhân: phải chăng cần dùng bạo lực để giải quyết tất cả?

      – Trước hết, nơi bài đọc I (St 37, 3-4.12-13a.17b-28), do lòng ghen ghét đã khiến các con nhà Giacóp coi Giuse, em mình là kẻ thù không đội trời chung. Các anh của Giuse loại trừ, ghen tị, đến mức không thèm nói chuyện với ông nữa. Và thay vì nhận được sự quan tâm, thay vì tình đệ huynh máu mủ được gắn kết thì chuyến đi thăm các người anh của người con út nhà Giacóp trở thành cơ hội để họ ra tay. Sự việc hôm nay chỉ như giọt nước tràn ly mà suốt bao năm nay họ nung nấu trong lòng, giờ phút để kịch bản của sự chia rẽ và chia xa được bắt đầu. Lòng ghen tị của những người anh trong gia đình Giacóp mạnh đến mức không những chỉ ghét bỏ Giuse, không còn nhận làm em nữa nhưng là giết đi cho xong chuyện. Giải pháp kinh khủng ấy xuất phát từ lòng căm thù, sự phiền phức vì bao lâu còn Giuse thì họ sẽ mất quyền lợi của mình: “Đứa con thừa tự kia rồi, nào anh em, chúng ta hãy giết nó”. Các anh em của Giuse đòi giết em mình; khi có người can ngăn thì họ quyết định bỏ xuống giếng, rồi cuối cùng kéo lên bán em sang Ai cập, lấy tiền rồi còn dối cha mẹ, là em bị thú dữ ăn thịt….

Không phải kẻ hãm hại Giuse là người ngoài mà là chính anh em ruột: họ đã manh tâm hãm hại chính em ruột của mình. Giuse đã làm gì nên tội khiến anh em của mình phải ra tay loại trừ? Tội gì ư? Vì tử tế hơn, vì được thương hơn, được đặc quyền đặc lợi hơn họ. Tội của Giuse chỉ đơn giản là làm mất quyền lợi người khác: Giuse làm cản trở người khác, có Giuse mọi chuyện trở nên phiền phức đối với mọi người. Chính vì thế họ đã đi đến thống nhất dùng bạo lực theo cách của họ để giải quyết một lần cho xong.

     – Thứ đến nơi bài Tin mừng, dụ ngôn “Những tá điền sát nhân” (Mt 21, 33-43.45-46) được Chúa Giêsu kể cũng là áp dụng vào chính bản thân Người. Những ai thuộc về phe ông chủ sẽ bị người ta ghen ghét, khai trừ, đánh đập và giết chết thế nào thì các ngôn sứ, đặc biệt Ngôi Lời Thiên Chúa cũng bị người ta lên án và loại trừ như vậy. Tội gì? Làm họ mất quyền lợi đang khi họ là kẻ có quyền, dám lên án lối sống giả hình giả bộ của nhà lãnh đạo, vi phạm truyền thống tôn giáo cũng như dân tộc. Chính do lòng ghen ghét đối với Chúa Giêsu nên các kỳ lão Do Thái thấy càng sớm loại trừ Chúa Giêsu càng tốt: họ tìm mọi cách để giết cho bằng được Người.

Theo như dụ ngôn Chúa Giêsu kể: những người làm công cho chủ, không chịu giao hoa lợi mà chiếm hữu, đánh những người cùng làm công đến thu hoa lợi cho chủ, giết họ, rồi giết cả người con duy nhất của chủ, hầu chiếm toàn bộ gia sản của chủ. Câu chuyện như thế, tưởng chừng như là ngụ ngôn để dạy sự công chính. Và Chúa Giêsu đã dùng để thức tỉnh những người cho mình là thông luật, và ngong ngóng đời Đấng Thiên Sai đến cứu dân. Vậy mà họ vẫn cứng đầu, cứng dạ, dã tâm giết các ngôn sứ, và cả Đức Giêsu, như các người làm công cho ông chủ đã hạ sát người con thừa tự của chủ mình.

Câu chuyện vô ơn bạc ác ấy vẫn xảy ra đủ mọi cách kiểu nơi này, nơi khác trong thời đại hôm nay. Con người mọi thời đều vì đố kị mà sinh ra ghen ghét, và có những hành động gian ác, mưu sâu chước độc để loại trừ nhau với lắm cách thế và không trừ cả những phương thế che giấu dưới vỏ bọc đạo đức.

Vấn đề được đặt ra là: phải chăng người ta cần phải dùng bạo lực để giải quyết tất cả?

Con người ngày nay với quan niệm và lối sống thượng tôn “cá nhân chủ nghĩa”. Vì quan điểm sống như thế nên có biết bao những hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Đọc báo chí, xem truyền hình, lướt web chúng ta bắt gặp rất nhiều những nhận định đáng buồn: “Đạo đức xuống cấp ở mức đáng báo động” hoặc: “Sự xuống cấp đạo đức, với chiều hướng ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng”…vv.

Thế giới tràn ngập sự dữ: bạo lực lên ngôi, văn hóa đụng tay đụng chân được cổ võ, cậy số đông đàn áp người khác, chân lý thuộc về kẻ mạnh….vv. Nhiều lúc chúng ta tự hỏi: liệu sự bất công đó bao giờ mới chấm dứt, đến bao giờ sự dữ bị đánh bại? Và nhiều lúc chúng ta cũng tự hỏi: Thiên Chúa đang làm gì khi sự dữ hoành hành trên thế giới này?

 Thế giới tràn ngập sự dữ và hành động của Thiên Chúa đối với sự dữ có thể tìm thấy phiên bản thu nhỏ nơi dụ ngôn Chúa Giêsu kể trong bài Tin Mừng hôm nay. Những người tá điền được chủ giao cho canh tác vườn nho. Thay vì tỏ lòng biết ơn, họ lại trở mặt với ông chủ. Hết lần này đến lần khác họ bắt bớ, đánh đập, thậm chí giết chết những người chủ sai đến với họ để thu hoa lợi. Hành động lập đi lập lại nhiều lần với mức độ dã man tăng dần càng làm lộ rõ sự xấu xa của những người tá điền. Họ chẳng coi ông chủ ra gì, thậm chí ngang ngược chống đối. Đỉnh điểm của sự hung bạo của những tá điền này chính là việc họ bắt và giết chết chính người con một của ông chủ.

Giải quyết vấn đề bằng bạo lực thì bạo lực vẫn còn và càng gia tăng thêm. Vết xe đổ đó, vết dầu loang đó không giải quyết được gì; trái lại còn làm tăng thêm biết bao đổ vỡ các mối tương quan, gây nên bao hệ lụy tiêu cực cho gia đình và xã hội. Cả 2 câu chuyện trong 2 bài Kinh Thánh hôm nay nói lên tâm địa con người: từ tham lam, đố kỵ đã dẫn đến mâu thuẫn, xa lìa, ghét bỏ và sinh thêm bao sự gian ác khác. Chỉ có tình thương mới loại trừ được sợ hãi và hận thù. Chỉ có lòng yêu thương nhau mới làm cho người ta xích lại với nhau, tha thứ, chấp nhận và đón nhận nhau. Bao lâu vắng bóng tình thương, bao lâu chưa nhận ra những gì mình đang có thì người ta không thỏa mãn với điều mình đang có và sẵn sàng ganh tị, tỏ thái độ và hành xử bạo lực với người khác, có khi triệt hạ người khác để chỉ còn mình tồn tại.

Một cách cấp thiết và cụ thể trong Mùa Chay này, Chúa Giêsu đang nhắc nhở tôi: tôi có đang dùng bạo lực cách nào đó đối với người khác, tôi có dùng bạo lực như kế sách ưu tiên để giải quyết mối tương quan của tôi với tha nhân? Cho dù người khác có vấn đề với tôi thì sứ điệp Chúa gởi cho tôi hôm nay ngang qua các bài Kinh Thánh vẫn là đừng xúc phạm đến nhau bằng lời nói và hành động: đừng làm tổn thương đến danh dự và quyền lợi của tha nhân, đừng cứng lòng nhưng khiêm tốn sám hối quay về sống trong đường lối Chúa, sống công minh, chính trực, liêm khiết, vị tha, thực thi bác ái, không ghen ghét, không ác độc nhưng sống chân thật, không giả dối…. vì Chúa vẫn thương xót và không chấp nhất tội lỗi của tôi. Amen.

 

Mai Thi

 

* Tham khảo một số bài trên trang web.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...