Thứ Tư, 17 Tháng Tư, 2024

NHỮNG THÁI ĐỘ KHÁC NHAU TRƯỚC ÁNH SÁNG CỦA NGÔI LỜI NHẬP THỂ

NHỮNG THÁI ĐỘ KHÁC NHAU TRƯỚC ÁNH SÁNG CỦA NGÔI LỜI NHẬP THỂ

 Chúa Nhật Lễ Hiển Linh: Is 60, 1-6; Ep 3, 2-3a.5-6; Mt 2, 1-12

FM. Vinh-sơn-liêm Hòa PV.

           Thông thường trước bất cứ biến cố nào xẩy ra, dẫu đó là biến cố tích cực hay tiêu cực, đều có những ý kiến trái chiều: người chấp nhận và kẻ phản đối. Chẳng hạn trong những tháng vừa qua chúng ta được nghe tranh luận rất sôi nổi về việc đặt tên đường cho hai vị Thừa Sai là giám mục Alexandre de Rhodes và cha Francesco de Pina tại thành phố Đà Nặng, do sở văn hoá và du lịch Đà Nẵng đề xuất. Người thì ủng hộ, kẻ thì phản đối, người khác thì dửng dưng… Những người ủng hộ thì cho rằng chúng ta không được vô ơn giám mục Alexandre de Rhodes và cha Pina vì hai vị Thừa Sai này đã có công rất lớn là khai sinh ra chữ Quốc ngữ của chúng ta ngày nay, và do đó việc đặt tên đường cho hai ngài là điều hợp lý và cần thiết. Nhưng ngược lại, phe chống đối, chủ yếu là các thầy các sư phật giáo, họ cho rằng Alexandre de Rhodes không phải ông tổ của chữ Quốc ngữ, họ dựa vào cuốc sách “phép giảng 8 ngày” của ngài, để nói rằng ngài không tôn trọng Đức Phật, không tôn trọng tổ tiên, nhất là họ cho rằng các vị Thừa Sai là những người cùng với quân đội Pháp đi xâm chiếm Việt Nam…., thậm chí coi các ngài là tội đồ của dân tộc Việt Nam. Dó đó họ quyết liệt phản đối việc đặt tên đường cho các ngài, coi việc đặt tên đường cho các ngài là xúc phạm đến tổ tiên. Còn những ý kiến khác thì dửng dưng, không quan tâm, xem đó là chuyện không liên quan đến mình.

          Nếu như chữ Quốc ngữ được coi là phương tiện, là công cụ khai trí cho người dân Việt nam thế nào, thì Đức Kitô cũng là ánh sáng cho nhân loại được thoát khỏi bóng đêm ngục tù như vậy. Thế nhưng cũng như không phải mọi người Việt Nam đều ghi nhận và biết ơn giám mục Alexandre de Rhodes, thậm chí còn lên án ngài là phản gián, là xâm lược, thì Chúa Kitô – ánh sáng soi đường cho nhân loại- cũng không được mọi người tin yêu đón nhận. Quả vậy, biến cố Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa, mặc dù được loan báo từ trước, được dạy bảo cho biết phải chuẩn bị sẵn sàng, thế nhưng nhiều người Do Thái vẫn không chịu chuẩn bị để đón nhận Chúa Cứu Thế. Trong khi các mục đồng, những người không có nhiều cơ hội để học biết, hay những nhà đạo sỹ từ phương đông xa xôi ngoại đạo lại đón nhận và hối hả tìm đến với Đấng Cứu Thế.

          Không ai có thể nói mình không biết ánh sáng này, vì Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng thế gian. Ánh sáng này chiếu soi tất cả mọi người, như thánh Gioan nói: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1, 9). Quả vậy, trình thuật của thánh sử Mát-thêu hôm nay cho chúng ta biết một ngôi sao đã dẫn đường cho các đạo sỹ Phương Đông đến với Chúa Giêsu tại Bê-lem, thế nhưng ngôi sao đó đã không dẫn họ đi thẳng tới Bê-lem mà qua ngả Giêrusalem. Và tại Giêrusalem thì ngôi sao đó đã biến mất, để rồi họ phải tìm hỏi mọi người trong thành Giêrusalem: Đức Vua dân Do-Thái mới sinh hiện ở đâu? Và đó là cơ hội để mọi người cư ngụ tại đây được nghe biết về Đức Kitô. Đó là cơ hội để tất cả mọi người được nghe Tin Mừng, để mọi người đều được nghe nói, được biết về ánh sáng Đức Kitô. Như thế không phải chỉ các mục đồng mới được loan báo cho biết Đấng Cứu Thế bởi các thiên thần, cũng không phải chỉ các đạo sỹ mới được biết về Đấng Cứu Thế qua dấu chỉ là ngôi sao xuất hiện, mà tất cả mọi người đều có cơ hội được nghe biết về Đầng Cứu Thế như nhau. Qua các đạo sỹ, giờ đây tất cả cư dân trong thành Giêrusalem từ vua chúa cho đến toàn dân đều được nghe biết về Ngài.

            Thế nhưng điều mà chúng ta nhận ra ở đây đó là đứng trước những biến cố, nhất là những biến cố quan trọng liên hệ đến vận mạng xã hội và con người thì dù muốn hay không, thích hay không thích, buộc người ta phải thể hiện thái độ của mình. Thái độ đó hoặc chấp nhận, hoặc từ chối, và ngay cả không chấp nhận và cũng không từ chối đi nữa thì đó cũng là một thái độ mà người ta thường gọi là thái đó dửng dưng, thái độ hững hờ. Cũng như ba thái độ của người dân Việt nam đối với Alexandres de Rhodes về chữ Quốc ngữ -một công cụ khai trí tuyệt vời cho dân tộc Việt- là: ủng hộ, phản đối và dửng dưng, thì đứng trước Chúa Kitô – Vua dân Do Thái, ánh sáng soi đường cho nhân loại- người ta cũng tỏ ra ba thái độ khác nhau là: dửng dưng lạnh nhạt, tìm mưu lập kế để tiêu diệt, và nhiệt thành tìm kiếm.

         Thứ  nhất, thái độ dửng dưng lạnh nhạt của dân chúng và ngay cả những người tri thức là các thượng tế và kinh sư. Tin Mừng cho chúng ta thấy, sau khi tìm hiểu và biết được nơi Vua dân Do-thái được sinh ra ở Bê-lem thì họ để cho các đạo sỹ đi đến đó để bái thờ, còn họ thì không quan tâm. Quả như thánh Gioan nói: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Phải chăng họ không quan tâm vì sợ xa xôi khó khăn hay tối tăm lạnh lẽo? Nếu vậy thì tại sao các đạo sỹ từ Phương Đông lại có thể đến Bêlem được? Có thể nói đơn giản là vì họ cảm thấy không cần Đấng Cứu Thế, hoặc họ đã quen sống trong bóng tối, họ không cần và không quan tâm điều gì khác nữa, họ dùng Kinh Thánh để tìm ra và chỉ đường cho người khác đến gặp Đấng Cứu Thế, còn họ thì từ chối không lên đường tìm gặp Ngài.

         Thứ  hai, tệ hơn nữa là thái độ thù nghịch và muốn tiêu diệt ánh sáng. Đã không tiếp nhận ánh sáng, vua Hêrôđê còn tìm cách tiêu diệt ánh sáng. Vì sợ cho cái ngài vàng, cái chỗ ngồi của mình mà lo sợ ánh sáng, Đấng Cứu Thế. Có thể nói thái độ của vua Hêrôđê  cũng là thái độ của rất nhiều người chúng ta hôm nay. Vì sợ ánh sáng sẽ phơi bày ra tất cả những việc làm xấu xa, những toan tính ích kỷ của mình, người ta sẵn sàng sống trong bóng tối, trong nô lệ cho sự ác hơn là được sống dưới ánh sáng của Đức Kitô.

           Tuy nhiên, bên cạnh những thái độ thờ ơ lạnh nhạt và thù địch thì cũng còn những thái độ thành tâm và nhiệt thành tìm kiếm ánh sáng chân lý. Tiêu biểu đó là hình ảnh của ba nhà đạo sỹ Phương Đông. Thật phũ phàng làm sao khi mà dân Do-thái trông chờ Đấng Cứu Thế và chuẩn bị bao nhiêu năm tháng, thế nhưng khi Ngài xuất hiện thì lại chỉ có những người từ phương xa đến tìm kiếm và bái thờ, bất kể đêm tối, không quản ngại đường sá xa xôi. Với một dấu chỉ rất đơn giản và mong manh lúc ẩn lúc hiện là ngôi sao lạ, họ đã khăn gói lên đường tìm kiếm. Thái độ nhiệt tâm thành kính của họ còn thể hiện qua việc họ đã vui mừng, bái phục và dâng lên Vua dân Do-thái trong thân phận của một Hài Nhi bé nhỏ những lễ vật quý giá nhất của mình là: vàng, là mộc dược và trần hương.

         Vậy, trong những ngày này khi mừng lễ Giáng Sinh, Ngôi Lời nhập thể, đến với nhân loại chúng ta, và hôm nay tỏ mình cho toàn thể nhân loại, chúng ta tự hỏi: đâu là thái độ của chúng ta trong ba thái độ trên: là dửng dưng, thù ghét hay vui mừng và tìm đến? Đứng trước Hài Nhi trong máng cỏ, chúng ta có thêm lòng nhiệt thành hơn trong việc sẵn sàng lên đường như ba nhà đạo sỹ, hay có giám trở thành những ngôi sao để dẫn đường chỉ lối cho mọi người đến thờ lạy Chúa hay không? Hay chúng ta còn thái độ ngại ngùng khi phải rời bỏ ốc đảo bình an của mình chỉ vì sợ hy sinh, sợ nguy hiểm, sợ mất thời gian…Để được như vậy, trước hết chúng ta phải can đảm, giám để cho ánh sáng của Chúa Kitô soi chiếu chúng ta, chúng ta đừng quay lưng lại với ánh sáng, đừng sợ ánh sáng làm lộ mặt thật của của ta! Khi đó chúng ta mới thực sự trở thành con cái của ánh sáng, và mới có thể trở thành ánh sáng cho đời, soi chiếu thế gian (Mt 5,14).

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31: Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31 Chúa Ấp Ủ Tôi Suốt Cả Cuộc Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm...

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS - B NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA (Ga 20,19-31)   Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước Không có điều gì...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Chúa đã sống lại thật, Alleluia!

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9 Chúa Đã Sống Lại Thật Alleluia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc các bài báo về những vụ án hình sự...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: “Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Người đã phục sinh”

“CHÚA GIÊSU ĐÃ CHIẾN THẮNG TỬ THẦN, NGƯỜI ĐÃ PHỤC SINH” (Ga 20,1-9) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý  Chúa Giêsu đã phục sinh. Đó là trọng tâm...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 11,1-10: Người tôi tớ của Thiên Chúa đi vào con đường khổ nạn

NGƯỜI TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA ĐI VÀO CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý  Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh...

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...